Hàng năm, cứ đến ngày 10 tháng Giêng âm lịch, lễ hội truyền thống rước lợn ông Bồ ở thôn Kỳ Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng lại được tưng bừng diễn ra, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách.
Từ "Bồ" ở đây mang ý nghĩa là "to", tượng trưng cho sự to lớn. |
Lễ hội rước lợn ông Bồ - một trong những lễ hội truyền thống của người dân thôn Kỳ Sơn mang đậm nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo. Lễ hội mang trong mình nguyện ước thành tâm của người dân về một cuộc sống bình an, mùa màng tươi tốt, cây trồng vật nuôi sinh sôi phát triển.
Theo các bậc cao niên làng Kỳ Sơn, lễ hội Rước lợn ông Bồ có từ rất lâu, trải qua một thời gian bị gián đoạn, tới năm 1997 mới được khôi phục hoàn toàn. Từ "Bồ" ở đây mang ý nghĩa là "to".
Từ xa xưa, các giáp của làng Kỳ Sơn rất khuyến khích việc người dân nuôi lợn giỏi, nhất là để chuẩn bị lợn cho lễ hội của làng. Thời ấy, làng quy định nếu gia đình nào sinh được con trai thì phải gánh tế đám, tức là gia đình ấy có nhiệm vụ nuôi một con lợn to để phục vụ cho lễ tế đám.
Số lợn được nuôi nhiều hay ít là tùy thuộc vào các giáp tự quyết định và làng đều treo giải là một cái thủ lợn, tùy thuộc vào trọng lượng của lợn.
Sau khi được nuôi trong một cái chuồng sạch sẽ, cứ đến ngày mồng 9 tháng Giêng thì chủ lợn sẽ mở cửa chuồng ra để bà con dân làng được biết. Lợn sau khi được mổ thịt xong mới đặt lên cân để ghi điểm, lợn của ai nặng cân nhất thì người nuôi lợn ấy sẽ nhận được giải.
Lễ hội sẽ được điều hành chung bởi các bậc cao niên và dân làng, nhất là những cá nhân có nhiều kinh nghiệm. |
Sau khi được làm thịt sạch sẽ, lợn sẽ được đặt xoãi trên mâm, lấy giấy hồng điều và hoa trang trí cho đẹp mắt. Đi cùng với lợn, lễ vật còn có mâm bánh dày được sắp xếp cẩn thận, lại thêm mâm ngũ quả đa sắc màu được lót giấy đỏ, mâm xôi để rước và cúng tổ.
Lễ hội sẽ được điều hành chung bởi các bậc cao niên và dân làng, nhất là những cá nhân có nhiều kinh nghiệm, sao cho nghi lễ cầu ước một năm mới nhiều thuận lợi, mùa màng bội thu thành công tốt đẹp.
Sau khi lễ rước kiệu, cúng tế kết thúc, lợn ông Bồ sẽ được người dân bản địa mang đi “thụ lộc” xẻ thịt và mang đi chế biến các món ăn, phục vụ cho bàn cỗ diễn ra vào ngày tiếp theo.
Sau phần lễ sẽ là phần hội. Người dân địa phương sẽ tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí mang đậm tính văn hóa như chơi cờ người, đánh tổ tôm, kéo co, đấu vật, hay đá bóng. Người dân trong làng ai cũng mừng vui, phấn khởi tham gia lễ hội, hy vọng một năm mới nhiều may mắn, mọi việc hanh thông, thuận lợi.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc:
(Nguồn: THĐT)