Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến việc bảo vệ website

(Kiến Thức) - 2500 trang tin, hàng trăm ngàn máy tính bị nhiễm mã độc và xếp top 4/10 quốc gia bị kiểm soát bởi mạng máy tính ma Botnet, đây là những con số đáng báo động được Bộ Công an chia sẻ về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
 
 
 
 

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến việc bảo vệ website
Trong sự kiện Security World 2019 tổ chức vào giữa năm nay, Bộ Công an đã chia sẻ những con số thống kê rất đáng lo ngại. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2019, Bộ Công an đã phát hiện trên 2.500 trang tin, cổng thông tin điện tử tên miền quốc gia Việt Nam bị tấn công; hàng trăm ngàn máy tính bị nhiễm mã độc. Đáng lưu ý, Việt Nam xếp thứ 4 trong Top 10 quốc gia bị kiểm soát bởi mạng máy tính ma Botnet.

Điều này cũng tương ứng với báo cáo của Bộ Thông tin Truyền thông khi ghi nhận có 3.159 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2019. Trong số đó có 968 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface), 635 cuộc tấn công bằng mã độc malware và 1.556 cuộc tấn công lừa đảo.

Cho dù con số này đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, Cục trưởng Cục An toàn Thông tin, ông Nguyễn Huy Dũng nhận định tình hình này vẫn rất đáng báo động.

Website doanh nghiệp Việt đứng trước nhiều rủi ro an ninh mạng

Thực trạng đó cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt đang chưa thực sự chú trọng đến việc bảo vệ chính website của mình, cho dù đây không chỉ là bộ mặt của doanh nghiệp mà còn là cánh cổng để giao tiếp với khách hàng của chính doanh nghiệp.

Doanh nghiep Viet chua chu trong den viec bao ve website
 
Thiếu các biện pháp bảo mật website, doanh nghiệp Việt đang tự cho phép tin tặc có thể tấn công và dễ dàng nắm quyền kiểm soát các hệ thống website, đồng thời gây ra nhiều thiệt hại như: ăn cắp dữ liệu khách hàng, thay đổi giao diện trang web (deface), chèn mã độc vào trong website, điều hướng người dùng tới trang web lừa đảo, … Những thiệt hại này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn đến tính an toàn thông tin của khách hàng.
Tuy vậy, để tìm được giải pháp phù hợp để bảo vệ website là một thách thức khó khăn, thậm chí với cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Để dựng nên một bức tường phòng thủ vững chắc trước các cuộc tấn công mạng, website các doanh nghiệp không chỉ cần trang bị đầy đủ các tính năng bảo mật mà chúng cần được cập nhật liên tục mỗi khi các lỗ hổng và những chiến thuật tấn công mới của tin tặc bị phát hiện.
Nhưng các tính năng bảo mật này chưa phải là điều quan trọng nhất. Mỗi doanh nghiệp còn cần một đội ngũ chuyên gia an ninh mạng chuyên nghiệp, những người có thể túc trực liên tục 24/7 để theo dõi hoạt động website cũng như cập nhật các tính năng bảo mật khi cần thiết.
Cloudrity - Giải pháp bảo vệ an toàn cho website khách hàng trong không gian mạng
Doanh nghiep Viet chua chu trong den viec bao ve website-Hinh-2
 

Với giải pháp Tường lửa ứng dụng Web được tích hợp cùng với tri thức và kinh nghiệm từ các chuyên gia an ninh mạng hàng đầu tại Việt Nam, công nghệ bản vá ảo (Virtual Patching) giúp website của khách hàng luôn có được sự bảo vệ tốt nhất trước các cuộc tấn công khai thác lỗ hổng bảo mật mới nhất. Ngoài ra, Cloudrity còn có đội ngũ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp khách hàng trong suốt thời gian sử dụng dịch vụ. Chính bởi vậy, Cloudrity đã trở thành giải pháp bảo mật website uy tín được tin dùng bởi nhiều công ty hàng đầu tại Việt Nam.

Với sứ mệnh dẫn đầu trong phát triển các giải pháp an toàn thông tin cũng như nâng cao năng lực tự chủ về An toàn thông tin của Việt Nam, Viettel Cyber Security cam kết luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc bảo đảm an toàn trên không gian mạng và Cloudrity chính là một phần của cam kết đó.

Bất ngờ website siêu quê mùa của các thương hiệu nổi tiếng

Những năm 1990, McDonald's, Pepsi, Coca-Cola và Apple có website không chuyên nghiệp. Thậm chí, các "ông lớn" này còn muốn chôn vùi mãi mãi những trang web đó.

Bất ngờ website siêu quê mùa của các thương hiệu nổi tiếng
Bat ngo website sieu que mua cua cac thuong hieu noi tieng
Những năm 1990, McDonald's, Pepsi, Coca-Cola và Apple có website không chuyên nghiệp. Domino's Pizza, thường gọi đơn giản là "Domino's" ra mắt website vào ngày 19/12/1996 với menu tượng hình màu sắc lòe loẹt. 

Cục Hàng không lên tiếng vụ tin tặc tấn công website Tân Sơn Nhất

(Kiến Thức) - Theo Cục hàng không Việt Nam, vụ tin tặc tấn công website Tân Sơn Nhất không phải tấn công tin tặc bình thường bởi hacker đã không lấy hay xóa bất kỳ dữ liệu nào.

Cục Hàng không lên tiếng vụ tin tặc tấn công website Tân Sơn Nhất
Vào khoảng 22h45 ngày 8/3/2017, nhiều người không thể truy cập vào trang web của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (www.tansonnhatairport.vn). Tuy nhiên, đây không phải là vụ tấn công tin tặc bình thường bởi hacker đã không lấy hay xóa bất kỳ dữ liệu nào trong hệ thống.
Cuc Hang khong len tieng vu tin tac tan cong website Tan Son Nhat
 Ảnh minh họa: Vietstock.

Bóc mẽ chiêu "câu" khách của các website bán hàng online

(Kiến Thức) - Để thu hút khách, các website bán hàng online chủ động áp dụng những "chiêu trò" đơn giản đánh vào tâm lý người mua như đăng ký thẻ thành viên, miễn phí ship, đơn giản hóa việc đặt hàng và thanh toán...
 

Bóc mẽ chiêu "câu" khách của các website bán hàng online
Bằng cách tung ra nhiều ưu đãi lớn, các website bán hàng online thường khiến khách vui vẻ đăng ký chương trình thành viên.
 Bằng cách tung ra nhiều ưu đãi lớn, các website bán hàng online thường khiến khách vui vẻ đăng ký chương trình thành viên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới