Đoàn Đại biểu ĐHĐB TP HCM dâng hoa Tượng đài Bác Hồ

(Kiến Thức) -  Đoàn Đại biểu ĐHĐB TP HCM lần thứ X, do đồng chí Bí thư Thành uỷ Lê Thanh Hải làm trưởng đoàn đã dâng hoa trước Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đoàn Đại biểu ĐHĐB TP HCM dâng hoa Tượng đài Bác Hồ
Sáng 13/10, Đại hội đại biểu (ĐHĐB) Đảng bộ TP HCM lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã tiến hành họp Phiên trù bị tại Hội trường Thành phố.
Doan Dai bieu DHDB TP HCM dang hoa Tuong dai Bac Ho
Đoàn đại biểu Đại hội Đảng bộ TP HCM lần X do đồng chí Lê Thanh Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ TP HCM làm trưởng đoàn đã dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trước đó từ 6h cùng ngày, Đoàn đại biểu ĐHĐB TP HCM lần X do đồng chí Lê Thanh Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ TP HCM làm trưởng đoàn đã dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau lễ dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ, các đại biểu chia làm 2 đoàn đến viếng Nghĩa trang các Anh hùng Liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các Vị nguyên cố Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Doan Dai bieu DHDB TP HCM dang hoa Tuong dai Bac Ho-Hinh-2
Đoàn Đại biểu viếng Nghĩa trang Liệt sĩ, Nghĩa trang Lạc Cảnh và Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược.
Doan Dai bieu DHDB TP HCM dang hoa Tuong dai Bac Ho-Hinh-3
Đoàn 1 do đồng chí Lê Thanh Hải làm Trưởng đoàn viếng Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố (phường Long Bình, quận 9), Nghĩa trang Lạc Cảnh (phường Linh Trung, quận Thủ Đức); Đoàn 2 do đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ làm Trưởng đoàn viếng Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi).
Doan Dai bieu DHDB TP HCM dang hoa Tuong dai Bac Ho-Hinh-4
Đại hội đã biểu quyết thông qua chương trình Đại hội...
Doan Dai bieu DHDB TP HCM dang hoa Tuong dai Bac Ho-Hinh-5
Đại hội đã biểu quyết thống nhất cao Quy chế làm việc của Đại hội;biểu quyết thông qua số lượng, nhân sự Đoàn Chủ tịch Đại hội, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu và Đoàn Thư ký Đại hội.
Đúng 9h30 cùng ngày, Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020 diễn ra phiên trù bị. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành uỷ, thông qua Chương trình và Quy chế làm việc tại Đại hội.
Đại hội đã biểu quyết thông qua chương trình Đại hội từ ngày 13/10 đến 17/10; trong đó, Đại hội Khai mạc sáng 14/10 và Bế mạc vào sáng ngày 17/10.
Đại hội đã biểu quyết thống nhất cao Quy chế làm việc của Đại hội gồm 17 điều quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan điều hành, giúp việc của Đại hội và đại biểu Đại hội.
Đại hội đã biểu quyết thông qua số lượng, nhân sự Đoàn Chủ tịch Đại hội gồm 19 đồng chí, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu gồm 5 đồng chí và Đoàn Thư ký Đại hội gồm 5 đồng chí.
Cũng tại phiên Trù bị, Đại hội đã nghe Ban Chấp hành Đảng bộ khoá IX Đoàn Chủ tịch trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến của Đảng bộ Thành phố góp ý vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng với nhiều nội dung, ý kiến thể hiện tinh thần, trách nhiệm, tâm huyết của cán bộ, Đảng viên trong toàn Đảng bộ Thành phố…
Đồng chí Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP HCM phát biểu kết thúc phiên trù bị.
Sáng mai (14/10), Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP HCM lần thứ X sẽ khai mạc. Đại hội vinh dự đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo.

Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam qua các kỳ đại hội

(Kiến Thức) - Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam có nhiệm kỳ 5 năm là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam.

Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam qua các kỳ đại hội
Cho đến nay, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (LHH VN) đã trải qua 6 kỳ đại hội với nhiều thành công và để lại những dấu ấn trong sự phát triển của LHH VN.

Đưa 8 vụ án tham nhũng trọng điểm ra xét xử trước Đại hội Đảng

Ngày 28/9/2015, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 8.

Đưa 8 vụ án tham nhũng trọng điểm ra xét xử trước Đại hội Đảng

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã có Thông báo về Phiên họp thứ 8 của Ban Chỉ đạo. TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn:

Ngày 28/9/2015, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 8. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Dua 8 vu an tham nhung trong diem ra xet xu truoc Dai hoi Dang
Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) 
Tại Phiên họp này, Ban Chỉ đạo đã thảo luận, thống nhất đánh giá và kết luận các nội dung sau:

1. Về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng

Từ sau Phiên họp thứ 7 của Ban Chỉ đạo (tháng 4/2015) đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được triển khai tích cực, có tác dụng thiết thực trên các mặt: Lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng; xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế-xã hội giúp phòng ngừa tham nhũng; Ban Chỉ đạo đã triển khai 07 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng tại 04 bộ, 10 tỉnh, thành phố trực thuộc 

Trung ương; chỉ đạo tổng rà soát các cuộc thanh tra kinh tế-xã hội tại các địa phương nhằm phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định pháp luật; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của các Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo; đẩy mạnh việc phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng (từ tháng 4 đến tháng 8/2015, trên phạm vi toàn quốc, Cơ quan điều tra đã khởi tố 82 vụ/189 bị can; Viện kiểm sát nhân dân đã truy tố 116 vụ/286 bị can; Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 110 vụ/232 bị cáo).

Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo nghiên cứu xây dựng Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng trong tình hình hiện nay” và Đề án “Sơ kết 03 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo” v.v...

Hoạt động của Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có nhiều cố gắng, đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế, vướng mắc cần được tập trung chỉ đạo tháo gỡ trong thời gian tới.

2. Việc thực hiện kết luận của đồng chí Tổng Bí thư - Trưởng Ban Chỉ đạo sau Phiên họp thứ 7 đến nay:

Các nội dung được nêu trong Kết luận tại Phiên họp thứ 7 đã và đang được các cơ quan chức năng tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc, cơ bản đúng tiến độ.

3. Về kết quả kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng năm 2015 tại 04 bộ và 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Kế hoạch số 08-KH/TW ngày 12/3/2012 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay,” Ban Chỉ đạo đã thành lập 07 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng tại 04 bộ, 10 tỉnh ủy, thành ủy và 108 cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc. Các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo là Trưởng các Đoàn công tác đã tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công, hoàn thành đúng kế hoạch.

Qua kiểm tra, các Đoàn công tác đã kiến nghị ban cán sự đảng các bộ, ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy được kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện một số giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; kiến nghị và được Ban Chỉ đạo thống nhất đưa 07 vụ án nghiêm trọng, phức tạp vào diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; 91 vụ việc, vụ án vào diện ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo xử lý.

Qua thực tiễn cho thấy, việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng có tác dụng thiết thực, giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng; giúp phát hiện những hạn chế, yếu kém để có biện pháp khắc phục kịp thời. Đây là hoạt động cần được tiến hành thường xuyên.

4. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xác minh các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo xử lý từ sau Phiên họp thứ 7 của Ban Chỉ đạo đến nay

4.1. Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo đã phối hợp cùng các cơ quan tiến hành tố tụng và các bộ, ngành chức năng tích cực, cố gắng trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo xử lý; đã đưa ra xét xử sơ thẩm 04 vụ/42 bị cáo; đã xét xử phúc thẩm 01 vụ/07 bị cáo; chuẩn bị xét xử sơ thẩm 08 vụ/63 bị cáo; chuẩn bị xét xử phúc thẩm 07 vụ/55 bị cáo.

Tích cực điều tra để kết thúc điều tra, ban hành Cáo trạng truy tố đối với 02 vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương và Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam.

4.2. Về đề xuất đưa vào, đưa ra và kiến nghị chỉ đạo xử lý một số vụ việc, vụ án: Thống nhất đưa vào 04 vụ án; đưa ra 01 vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; đưa vào 07 vụ án thuộc diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; đưa vào 91 vụ việc, vụ án thuộc diện tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo, xử lý.

5. Đối với 08 vụ án dự kiến đưa ra xét xử trước Đại hội lần thứ XII của Đảng; kiến nghị về cơ chế phối hợp trong truy tố, xét xử giữa Trung ương và địa phương; cơ chế cung cấp thông tin vi phạm pháp luật của cán bộ chủ chốt bộ, ngành, địa phương

5.1. Ban Chỉ đạo đã thống nhất chủ trương đưa 08 vụ án trọng điểm ra xét xử sơ thẩm trước Đại hội lần thứ XII của Đảng gồm: (1) vụ án Lâm Ngọc Khuân và đồng phạm; (2) vụ Phạm Văn Cử và đồng phạm; (3) vụ Trần Quốc Đông và đồng phạm; (4) vụ Dương Thanh Cường và đồng phạm; (5) vụ Vũ Quốc Hảo và đồng phạm; (6) vụ Phạm Thị Bích Lương và đồng phạm; (7) vụ Lê Hùng Sơn và đồng phạm; (8) vụ Nguyễn Thế Dũng và đồng phạm.

Giao Đảng ủy Công an Trung ương, Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương tích cực phối hợp, đẩy nhanh tiến độ để đưa các vụ án trên ra xét xử theo dự kiến.

5.2. Ban Chỉ đạo thống nhất đề xuất của Ban Nội chính Trung ương về cơ chế phối hợp giữa cơ quan truy tố, xét xử Trung ương và địa phương. Thực hiện tốt cơ chế này sẽ khắc phục những bất cập lâu nay trong phối hợp giữa các cơ quan tố tụng Trung ương và địa phương trong xử lý các vụ án; hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, điều tra lại, làm kéo dài thời gian xử lý các vụ án. Giao Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng uỷ Công an Trung ương, Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao tham mưu Thường trực Ban Chỉ đạo chỉ đạo thực hiện.

5.3. Ban Chỉ đạo thống nhất chủ trương về việc giao trách nhiệm các cơ quan chức năng trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nếu phát hiện cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kịp thời báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo. Giao Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất Thường trực Ban Chỉ đạo chỉ đạo việc thực hiện.

6. Về Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng trong tình hình hiện nay.”

Thời gian qua, việc phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng có nhiều cố gắng, song kết quả vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi thực tiễn cũng như mong muốn, kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Theo đó, việc xây dựng Đề án và dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng trong tình hình hiện nay” là cần thiết.

Giao Ban Nội chính Trung ương chủ trì tiếp thu ý kiến của các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo; tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát kỹ phạm vi, thẩm quyền, nội dung dự thảo Chỉ thị, hoàn thiện Đề án báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo cho ý kiến trước khi trình Bộ Chính trị.

7. Một số kết quả nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng từ khi thành lập Ban Chỉ đạo trực thuộc Bộ Chính trị đến nay:

Trong 03 năm qua, hoạt động phòng, chống tham nhũng được triển khai tương đối toàn diện, chú trọng cả phòng và chống, có trọng tâm, trọng điểm. Ban Chỉ đạo đã chọn những việc, những khâu khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống tham nhũng để tập trung chỉ đạo tháo gỡ; những lĩnh vực trọng tâm để chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc; góp phần tạo chuyển biến tương đối rõ rệt trong công tác phòng, chống tham nhũng, cụ thể:

Một là, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo đã thành lập 25 Đoàn công tác để kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng và việc phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng tại 15 bộ, ngành, 29 địa phương.

Hai là, Ban Chỉ đạo đã tập trung chỉ đạo: Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; việc cho hưởng án treo trong các vụ án tham nhũng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; từng bước khắc phục những vướng mắc trong công tác giám định tư pháp; nghiên cứu để kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; nghiên cứu các giải pháp để tiếp tục khắc phục tình trạng sách nhiễu, “tham nhũng vặt”; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong phòng, chống tham nhũng; rà soát hoạt động tín dụng và một số lĩnh vực có nguy cơ dễ xảy ra tham nhũng để chủ động phòng ngừa và xử lý kịp thời.

Ba là, Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo, đôn đốc việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về kinh tế-xã hội và phòng, chống tham nhũng nhằm tạo cơ sở chính trị, pháp lý đồng bộ cho công tác phòng, chống tham nhũng trước mắt cũng như lâu dài. Nhiều văn bản quan trọng về phòng, chống tham nhũng và quản lý kinh tế-xã hội đã được các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, giúp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.

Bốn là, Ban Chỉ đạo chỉ đạo đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng.

Năm là, Ban Chỉ đạo quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị giúp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và góp phần phòng ngừa tham nhũng.

Sáu là, Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, của Ban Chỉ đạo đối với công tác phòng, chống tham nhũng: Tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác ​phòng, chống tham nhũng; quan tâm chỉ đạo kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy; chỉ đạo phân công đồng chí bí thư cấp ủy trực tiếp phụ trách công tác phòng, chống tham nhũng v.v…

Bảy là, Ban Chỉ đạo đã quan tâm chỉ đạo tăng cường công tác nghiên cứu, hợp tác, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

8. Về kết quả thực hiện kiến nghị của các Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong hai năm 2013, 2014

Trong hai năm 2013, 2014, Ban Chỉ đạo đã tổ chức 18 Đoàn công tác để kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng tại 11 bộ, ngành và 19 tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương. Qua kiểm tra, giám sát, đôn đốc, các Đoàn công tác đã có 141 kiến nghị về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cơ chế, chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy và công tác phát hiện, xử lý tham nhũng; kiến nghị đưa 126 vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, khó khăn, vướng mắc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; các tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo xử lý. Để việc thực hiện các kiến nghị của các Đoàn công tác được nghiêm túc, Ban Chỉ đạo đã giao Ban Nội chính Trung ương tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị của các Đoàn công tác nêu trên.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo đã trực tiếp tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị tại 07 bộ, ngành và 07 tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương. Kết quả tự kiểm tra của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố và kết quả kiểm tra, đôn đốc của Ban Nội chính Trung ương cho thấy hầu hết các kiến nghị đã và đang được các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.

9. Về một số khó khăn, vướng mắc trong giám định tư pháp phục vụ điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về tham nhũng, kinh tế

Thời gian qua, công tác giám định tư pháp phục vụ điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về tham nhũng, kinh tế có nhiều khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế.

Giao Ban Nội chính Trung ương chủ động phối hợp với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp (Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” ở cấp Trung ương) tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chỉ đạo xử lý những khó khăn, vướng mắc trong giám định tư pháp phục vụ điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về tham nhũng, kinh tế, báo cáo Ban Chỉ đạo.

10. Về nhiệm vụ trọng tâm công tác phòng, chống tham nhũng quý IV năm 2015

Quý IV năm 2015 là thời gian diễn ra Đại hội của các đảng bộ trực thuộc Trung ương và chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; cũng là thời điểm các bộ, ngành, địa phương tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của năm 2015 và cả nhiệm kỳ 2011-2015. Do vậy, công tác phòng, chống tham nhũng cũng cần tập trung vào phục vụ nhiệm vụ chính trị nêu trên của đất nước.

Ban Chỉ đạo thống nhất 05 nhóm nhiệm vụ nêu trong dự thảo Báo cáo trình bày tại Phiên họp, đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng để xã hội và người dân hiểu rõ những cố gắng, những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng của nhiệm kỳ vừa qua; những khó khăn, thách thức của công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới; thể hiện rõ quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước đối với nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.

Hai là, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế-xã hội để phòng ngừa tham nhũng; các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, các cơ quan chức năng cần tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng thời gian qua, từ đó đề xuất, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước.

Ba là, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; tập trung đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; các tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo xử lý; nhất là các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế còn tồn đọng, kéo dài, chưa xử lý dứt điểm; việc đưa ra xét xử 08 vụ án trọng điểm trước Đại hội XII của Đảng; việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.

Bốn là, tập trung hoàn thành Chương trình, Kế hoạch, các Đề án trọng tâm năm 2015 của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo tổ chức sơ kết 03 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo; tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng năm 2015 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016 và cả nhiệm kỳ 2016-2020.

Con trai PCT xã lấy vợ 14 tuổi: Ăn “trái cấm” thành “trái đắng”?

(Kiến Thức) - Dù cả hai tự nguyện quan hệ tình cảm rồi cưới nhưng do cô dâu 14 tuổi nên chú rể vẫn bị xem xét vì phạm tội giao cấu với trẻ em.

Con trai PCT xã lấy vợ 14 tuổi: Ăn “trái cấm” thành “trái đắng”?
Công an huyện Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) đang điều tra xác minh thông tin gia đình ông Phó Chủ tịch UBND xã Hương Quang (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh), Nguyễn Văn Tường tổ chức đám cưới linh đình cho con trai lấy vợ 14 tuổi, cô dâu 14 tuổi lại đang mang thai. Thông tin từ Công an huyện Vũ Quang cho biết, bước đầu, cơ quan công an khẳng định sự việc là có thật và đang điều tra xác định có hành vi giao cấu với trẻ em hay không để khởi tố vụ án.
Xung quanh vụ việc này dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều ý kiến cho rằng, trong luật hôn nhân gia đình đã quy định tuổi kết hôn của nam giới là 20 tuổi và nữ giới là 18 tuổi. Những trường hợp quan hệ với nữ giới từ 13 đến dưới 16 tuổi nếu tự nguyện cũng phạm tội giao cấu với trẻ em theo điều 115 Bộ luật hình sự đã quy định cụ thể. Chiếu theo những quy định này, dù con trai của Phó chủ tịch xã Hương Quang lấy vợ trên tinh thần hai bên tự nguyện nhưng cô dâu mới 14 tuổi thì vẫn phạm tội giao cấu với trẻ em mà pháp luật đã quy định, nhất là nếu cô dâu có thai thì còn xem xét xử lý theo tình tiết tăng nặng hơn. Tuy nhiên bên cạnh về mặt pháp lý, nhiều ý kiến cho rằng nếu xét trên phương diện tình cảm thì việc tổ chức đám cưới khi cô dâu có thai (nếu có) là việc làm hợp tình, thể hiện trách nhiệm của gia đình nhà trai với cô gái. Trong trường hợp cô dâu và chú rể tự nguyện lấy nhau, mà cô dâu lại đang mang thai, nếu chú rể vi phạm quy định về tội giao cấu trẻ em mà bị bắt thì sẽ khổ đứa con sinh ra không có cha bên cạnh mà suốt đời phải mang tiếng có người bố từng ở tù. Nhưng pháp luật là pháp luật dù có xét về tình cảm đến đâu thì cũng không thể bỏ qua các quy định.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.