Đổ xô đi lễ chùa ngày mùng 1: Thánh thần có giúp tránh được COVID-19?

(Kiến Thức) - Thánh thần có thể mang lại bình an, sự thanh thản trong tâm trí con người nhưng không giúp con người tránh được COVID-19. Đừng vì trọng lễ bái mà tập trung đông người xem nhẹ tính mạng bản thân, gia đình và xã hội.

Đổ xô đi lễ chùa ngày mùng 1: Thánh thần có giúp tránh được COVID-19?
Hàng nghìn người dân chen chúc nhau đi lễ, tập trung đông người ở phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) trong ngày 19/8 (mùng 1 tháng 7 âm lịch) giữa thời điểm Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội khiến nhiều người bức xúc khi một lượng lớn người dân vẫn còn lơ là, chủ quan với dịch bệnh.
Tình hình diễn biến dịch COVID-19 tại Hà Nội đang phức tạp khi chỉ tính từ ngày 25/7 đến nay đã ghi nhận 36 ca mắc COVID-19, trong đó 11 ca được phát hiện ngoài cộng đồng. Chỉ trong 3 ngày gần đây, Hà Nội đã ghi nhận thêm 4 ca mắc mới, trong đó có 2 ca từ cộng đồng. Hơn nữa, Hà Nội đã có nguồn lây từ ngoài xâm nhập vào và có hiện tượng lây nhiễm thứ phát (F1 chuyển thành F0).
Do xo di le chua ngay mung 1: Thanh than co giup tranh duoc COVID-19?
 Hàng nghìn người dân chen chúc nhau đi lễ, tập trung đông người ở phủ Tây Hồ ngày 19/8. Ảnh: Nhân dân.
Ngoài ra, nguy cơ bùng phát dịch bệnh của Hà Nội vẫn còn lớn khi liên quan các ca nhiễm kéo theo 542 trường hợp F1, hơn 3200 trường hợp F2 và hơn 100.000 người đi và về từ Đà Nẵng.
Trước nguy cơ trên, Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp trong đó có việc giãn cách chỗ ngồi tại các nhà hàng từ 0h ngày 19/8, vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết; không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng; dừng các lễ hội, tôn giáo; không tổ chức liên hoan, tiệc tùng...
Khi cả hệ thống chính trị của Hà Nội đang tích cực vào cuộc kiểm soát dịch bệnh trong giai đoạn 2 với nhiều nguy cơ và diễn biến phức tạp, một lượng lớn người dân vẫn cho thấy sự chủ quan, lơ là.
Hàng nghìn người kéo nhau đến phủ Tây Hồ lễ bái đầu tháng Vu Lan dường như trong số họ vẫn chưa ý thức được sự lây nhiễm nguy hiểm của dịch bệnh khi tập trung đông người. Hoặc vẫn mang tâm lý chủ quan với dịch bệnh.
Thực tế, dù người dân có đeo khẩu trang, tại cơ sở tín ngưỡng, văn hóa đều trang bị các trang thiết bị phòng dịch như đo thân nhiệt, rửa tay khử khuẩn.
Tuy nhiên, khi lượng người đến quá đông sẽ không đảm bảo công tác phòng chống dịch và tất nhiên vẫn có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng cao.

>>> Mời quý độc giả theo dõi video: Ngàn người chen chúc đi lễ phủ Tây Hồ giữa dịch COVID-19

Nguồn: VTC News

Tháng bảy âm lịch, theo phong tục truyền thống là mùa Vu lan báo hiếu, người dân thường đến đền, chùa, phủ, miếu lễ bái bày tỏ lòng thành với tổ tiên và cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình.
Theo quy định của pháp luật, mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng và luôn được tôn trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, cần tuân thủ các quy định chống dịch, thể hiện trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.
Việc tụ tập đông người đi lễ bái tại phủ Tây Hồ và một số cơ sở tôn giáo rõ ràng là không phù hợp với tình hình diễn biến dịch phức tạp như hiện nay, dễ trở thành nguôn lây lan dịch bệnh cho nhiều người, không chỉ thể hiện sự chủ quan, lơ là mà còn coi thường mạng sống của chính bản thân, những người thân trong gia đình và xã hội.
Đi lễ chùa, phủ, đền miếu là để cầu sự bình an cho gia đình và xã hội. Nhưng nếu việc đi lễ bái mà làm ảnh hưởng, mang nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đến chính bản thân, gia đình và xã hội như vậy thì có nên hay không? Thánh thần có thể giúp con người ta sám hối, có thể giúp con người ta thanh thản, an nhiên nhưng không thể giúp con người ta tránh được COVID-19.
Nếu đi lễ ở chốn đông người như vậy, trường hợp xấu nhất bản thân nhiễm COVID-19 rồi lây cho những người thân khiến họ phải khốn khổ trong vòng xoáy dịch bệnh thì liệu tâm hồn người đi lễ có thanh thản được hay không? Có bình yên được hay không?
Ngoài ra, hiện Hà Nội đang thực hiện giãn cách, do đó nếu không chấp hành quy định, tập trung đông người có thể bị xử phạt 2 - 3 triệu đồng theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Trường hợp tập trung đông người nơi công cộng trái quy định của pháp luật làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan bệnh nguy hiểm cho người khác theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự với mức chế tài có thể tới 12 năm tù (nếu làm chết nhiều người).
Hiện nay, không chỉ ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương mà ngay Hà Nội đã xuất hiện một số ca nhiễm cộng đồng trong thời gian gần đây. Trong giai đoạn đầu, Hà Nội cũng là địa phương có nhiều ổ dịch phức tạp như Bạch Mai, Hạ Lôi, Trúc Bạch… nên người dân không thể thờ ơ xem nhẹ.
Nói những người đi lễ thiếu trách nhiệm với cộng đồng cũng không sai. Dịch bệnh trong giai đoạn mới, Hà Nội cũng có hàng chục ca nhiễm, hàng trăm, hàng nghìn trường hợp đang phải cách ly. Các bác sĩ đang phải căng mình cứu sống các bệnh nhân, hàng nghìn người khác phải vất vả căng mình phòng chống dịch bệnh…
Lẽ ra người dân nên chung tay, đồng hành, góp sức cùng họ, chấp hành tốt các quy định để ngăn chặn dịch bệnh chứ không phải tụ tập đông người để cầu những điều tốt lành, rồi vô cảm với xã hội, khiến mọi nỗ lực trong công tác kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ, thủ đô Hà Nội và toàn xã hội bị ảnh hưởng.
Nếu không góp sức trực tiếp được cho công cuộc chống dịch chung của xã hội, người dân chỉ cần ở yên trong nhà, lễ bái tại gia là đã thể hiện được trách nhiệm công dân, đừng làm phức tạp thêm tình hình, gia tăng nguy cơ lây nhiễm, khiến lực lượng chống dịch thêm vất vả, khó khăn.
Sự chủ quan chưa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch của một bộ phận người dân như trên cũng là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng và có thể sẽ có thêm những ca mắc mới.
Tại cuộc họp chiều 19/8, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý đã yêu cầu làm rõ trách nhiệm trong việc tụ tập đông người tại phủ Tây Hồ để xử lý và rút kinh nghiệm. UBND phường Quảng An (quận Tây Hồ) cũng đã tạm thời đóng cửa di tích phủ Tây Hồ để đảm bảo an toàn.
Mới đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản yêu cầu tăng ni các chùa, cơ sở tự viện vận dụng sáng tạo các hình thức tổ chức, vừa bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch bệnh, vừa đáp ứng nhu cầu phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho Nhân dân, đồng bào Phật tử trong mùa Vu lan báo hiếu. Trong đó, khuyến nghị các chùa, cơ sở tự viện tăng cường các khóa lễ Vũ lan bằng hình thức trực tuyến.
Những biện pháp trên là cần thiết tuy nhiên điều quan trọng vẫn là ý thức của người dân.
Khi người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân, chấp hành tốt các quy định phòng chống dịch bệnh thì khi đó công tác phòng chống dịch bệnh mới thực sự phát huy hiệu quả. Do đó cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, đồng thời xử lý nghiêm với các trường hợp cố tình vi phạm, không chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Hàng nghìn người mướt mồ hôi dâng lễ cầu may ở Phủ Tây Hồ

(Kiến Thức) - Từ sáng đến chiều ngày 5 Tết, hàng nghìn người chen nhau đến Phủ Tây Hồ (Hà Nội) dâng hương, kính lễ đến nghẹt thở...

Hàng nghìn người mướt mồ hôi dâng lễ cầu may ở Phủ Tây Hồ
Từ sáng đến chiều ngày 20/2 (tức mùng 5 Tết), hàng nghìn người dân đổ dồn về Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) để dâng hương, kính lễ cầu mong sang năm mới gặp những điều may mắn.
Từ sáng đến chiều ngày 20/2 (tức mùng 5 Tết), hàng nghìn người dân đổ dồn về Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) để dâng hương, kính lễ cầu mong sang năm mới gặp những điều may mắn. 

Phó Thủ tướng: Chúng ta vẫn chưa chiến thắng dịch bệnh

Diễn biến dịch bệnh COVID-19 ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới hết sức phức tạp, khó lường. Vừa qua, Việt Nam đã ghi nhận nhiều ca bệnh xâm nhập vào trong nước. Thời gian tới chúng ta vẫn phải lo chống đỡ với COVID-19.

Phó Thủ tướng: Chúng ta vẫn chưa chiến thắng dịch bệnh
Pho Thu tuong: Chung ta van chua chien thang dich benh
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Cuộc chiến này còn rất dài và Việt Nam vẫn đồng hành cùng cộng đồng quốc tế trong công tác phòng, chống dịch. Ảnh: VGP/Đình Nam 
Ngày 21/5, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) gây ra đã họp triển khai công tác phòng, chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

COVID-19 xuất hiện ở Đà Nẵng: Các tỉnh lập chốt phòng dịch thế nào?

(Kiến Thức) - Trước diễn biến phức tạp dịch bệnh COVID-19 tại Đà Nẵng, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã lập chốt kiểm dịch COVID-19 nhằm không để dịch bệnh lây lan tại địa phương.

COVID-19 xuất hiện ở Đà Nẵng: Các tỉnh lập chốt phòng dịch thế nào?
Sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ đã có những yêu cầu các địa phương phải thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch. Theo đó, nhiều tỉnh đã triển khai lập các chốt, chặn để kiểm soát dịch COVID-19.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.