Dở cười dở mếu với những bản nhận xét 'chê tơi tả' thời ông bà ta

"Ít chịu tắm giặt, đi học hay để đầu bù...", "Em Long về nhà hay đánh em... ", "Về nhà, em Thoan hay đi chơi bảo không làm... " là những nhận xét về học sinh hoặc con em của giáo viên và phụ huynh vào năm 1959.

Dở cười dở mếu với những bản nhận xét 'chê tơi tả' thời ông bà ta

Mới đây, anh Nguyễn Đương - người sáng lập trang web mang tên Thương mái trường xưa, chuyên sưu tầm các trang sách giáo khoa, tư liệu, những đồ dùng học sinh xưa, để tìm hiểu về nền giáo dục của cha ông, đã chia sẻ một số hình ảnh về một số Phiếu học tập tháng 4/1959 của giáo viên lớp một, Trường Phổ thông cấp một Quyết tiến.

Trong những phiếu này, giáo viên ghi điểm trung bình, điểm đức dục, xếp thứ và nhận xét cụ thể từng em.

"Sổ liên lạc của thế hệ ông bà tôi, đọc lời nhận xét từ giáo viên và phụ huynh mà phì cười. Ngày xưa học đứng nhất nhì lớp vẫn còn bị thầy cô bố mẹ chê tơi tả, giờ có khi xếp nhóm đội sổ vẫn được nhận giấy khen" - anh Nguyễn Đương vui vẻ nói về "bộ sưu tập" của mình.

Anh Đương cho biết qua tìm hiểu, Trường Phổ thông cấp một Quyết Tiến - ngôi trường được ghi trong Phiếu học tập - nằm ở xã Quyết Tiến, huyện Thường Tín tỉnh Hà Đông (cũ). Giáo viên ghi nhận xét cũng là người Hà Tây. 

Dưới đây là một số Phiếu học tập thời "ông bà ta" mà anh Đương có được:

Do cuoi do meu voi nhung ban nhan xet 'che toi ta' thoi ong ba ta
Theo anh Đương, các cụ xưa (ở giai đoạn những năm 50, 60 này) đa số đi học bình dân học vụ nên hay viết sai chính tả và không đẹp, câu chữ cũng hơi nôm na.
Do cuoi do meu voi nhung ban nhan xet 'che toi ta' thoi ong ba ta-Hinh-2
Giấy này cô chủ nhiệm viết đưa về cho phụ huynh nhận xét. Giấy tận dụng nên các tờ không cùng một dạng giống nhau.
Do cuoi do meu voi nhung ban nhan xet 'che toi ta' thoi ong ba ta-Hinh-3
Do cuoi do meu voi nhung ban nhan xet 'che toi ta' thoi ong ba ta-Hinh-4
"Các cụ sợ con cháu chủ quan, tự mãn nên nghiêm khắc lắm. Thời tôi thôi mà bố tôi nghiêm khắc phát sợ".
Do cuoi do meu voi nhung ban nhan xet 'che toi ta' thoi ong ba ta-Hinh-5
Do cuoi do meu voi nhung ban nhan xet 'che toi ta' thoi ong ba ta-Hinh-6
Ngày xưa đứng nhất, nhì lớp vẫn bị thầy cô và bố mẹ chê tơi tả.
Do cuoi do meu voi nhung ban nhan xet 'che toi ta' thoi ong ba ta-Hinh-7
"Xưa ba má, thầy cô nghiêm khắc mới thành con ngoan trò giỏi nhiều. Giờ nuông chiều quá thành ra con cái khó bảo, dễ hư" - anh Đương nhìn nhận.
Do cuoi do meu voi nhung ban nhan xet 'che toi ta' thoi ong ba ta-Hinh-8
Do cuoi do meu voi nhung ban nhan xet 'che toi ta' thoi ong ba ta-Hinh-9
Do cuoi do meu voi nhung ban nhan xet 'che toi ta' thoi ong ba ta-Hinh-10

Chia sẻ thêm với VietNamNet về trang web Thương mái trường xưa, anh Nguyễn Đương cho rằng mục đích của những người thực hiện đối với thế hệ trẻ hiện tại - những thế hệ học sinh 200X và sắp tới là 201X - để giới thiệu đến các em một cách cụ thể nền giáo dục của các thế hệ cha ông, thế hệ đàn anh, đàn chị.

"Hiện tại, những tư liệu về giáo dục xưa hoặc còn không nhiều, hoặc ít được phổ cập đến với các bạn trẻ. Chúng tôi rất mong khi tìm hiểu qua những tư liệu này, các bạn sẽ học tập được những điều quý báu từ nền giáo dục của các thế hệ đi trước.

Còn đối với những thế hệ học sinh cũ 199X trở về trước, những hình ảnh thời đi học có thể giúp mọi người có những giây phút hoài cổ, ôn lại một thời cắp sách đến trường đầy kỷ niệm, quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người.

Sách vở học sinh ngày nay khá khác biệt so với trước kia, mọi người cũng có thể xem lại, dạy dỗ con cái, cháu chắt của mình theo những gì mình đã được học. Giáo dục mỗi thời kỳ tuy có nhiều nét khác nhau, nhưng đều có chung một mục đích: Đào tạo ra những người có trình độ văn hóa, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển, giàu mạnh, văn minh".

Còn đối với những học giả, trí thức, nhà nghiên cứu giáo dục và xã hội, anh Đương mong rằng những gì nhóm các anh phổ cập lên trang web sẽ là nguồn tư liệu phong phú, để mọi người phát triển những đề tài nghiên cứu có ích cho xã hội.  

Nhan sắc cực phẩm của cô giáo vùng cao khiến dân tình điêu đứng

(Kiến Thức) - Mới đây, câu chuyện về cô giáo trẻ xinh đẹp vượt nhiều khó khăn, hiểm trở để đưa con chữ lên dạy trẻ em miền núi đã chạm đến trái tim của cộng đồng mạng.

Nhan sắc cực phẩm của cô giáo vùng cao khiến dân tình điêu đứng
Nhan sac cuc pham cua co giao vung cao khien dan tinh dieu dung
 Cô giáo Diệu Linh (sinh năm 1988) hiện đang công tác tại một trường mầm non ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái mấy ngày nay đang trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng.

Cô giáo tiểu học chiếm spotlight MXH 2 năm trước giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Ngoài việc dành thời gian lên lớp, cô giáo trẻ từng chiếm sóng MXH Thúy Ngân cũng thử sức bản thân trong lĩnh vực người mẫu ảnh.

Cô giáo tiểu học chiếm spotlight MXH 2 năm trước giờ ra sao?
Co giao tieu hoc chiem spotlight MXH 2 nam truoc gio ra sao?
 Cuối tháng 7/2017, trên diễn đàn lớn đã đăng tải hình ảnh về một cô giáo trẻ cực xinh đẹp, thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.

Xinh đẹp như hot girl, dàn cô giáo tiểu học có triệu fan

(Kiến Thức) - Trẻ tuổi, xinh đẹp, những cô giáo Tiểu học này nổi bật và thu hút nhiều follower trên mạng xã hội.

Xinh đẹp như hot girl, dàn cô giáo tiểu học có triệu fan
Xinh dep nhu hot girl, dan co giao tieu hoc co trieu fan
 Bùi Thúy Ngân (sinh năm 1991) - giáo viên trường Tiểu học Tân Định, Hà Nội - nhiều lần xuất hiện trên các diễn đàn “trai xinh gái đẹp” nhờ ngoại hình thu hút. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới