Đỉnh núi được ví là nơi ở của các vị thần

Không phải Everest, đây mới là đỉnh núi chưa từng ai leo bộ được tới.

Đỉnh núi được ví là nơi ở của các vị thần

Từ trước đến nay, khi nhắc đến dãy núi cao nhất thế giới mà bất kể ai cũng muốn chinh phục thì mọi người hay nghĩ đến Everest. Thế nhưng, có một đỉnh núi ở cao nguyên Guayana thuộc Nam Mỹ dù có độ cao không bằng Everest nhưng đến nay vẫn chưa một ai có thể leo bộ được đến.

Dãy núi này tên Tepui nằm trên lãnh thổ Venezuela. Tên gọi của nó có nghĩa là một dãy núi cao lớn, hùng vĩ còn vượt qua cả những tầng mây. Trong ngôn ngữ của người dân Pemon sống ở Gran Sabana, "tepui" có nghĩa là "nhà của các vị thần".

Dinh nui duoc vi la noi o cua cac vi than

Theo nghiên cứu, Tepui được cho là phần còn sót lại của cao nguyên đá sa thạch lớn. Trong suốt quá trình phát triển của trái đất, cao nguyên bị xói mòn tạo nên những ngọn đồi mọc lên giữa vùng đồng bằng, dần dần hình thành nhiều Tepui có đỉnh bằng phẳng, hay "núi mặt bàn" của ngày nay. Chúng xói mòn dần trong hơn 1 triệu năm qua.

Dãy núi cao nhất của Tepui cách mặt đất khoảng 3.100m có vách dựng đứng và thảm rừng nhiệt đới dày đặc khiến con người khó lòng tiếp cận bằng cách đi bộ thông thường. Các nhà khoa học lẫn nhà thám hiểm đều chưa thể đặt chân lên đến tận cùng của đỉnh Tepui.

Dinh nui duoc vi la noi o cua cac vi than-Hinh-2

Theo ước tính, có khoảng 115 Tepui cao nhất tập trung ở khu vực Gran Sabana, phía Tây Nam Venezuela. Trong đó đỉnh nổi tiếng nhất có tên là Roraima sở hữu độ cao 2.810m, với diện tích khoảng hơn 30km vuông, được khám phá từ năm 1884. Nơi đây cũng chính là nguồn cảm hứng cho tác phẩm nổi tiếng Thế Giới Bị Mất (The Lost World) của Conan Doyle.

Ngoài ra, Roraima còn là địa điểm linh thiêng có ý nghĩa đặc biệt với người dân bản địa trước khi người châu Âu tới thám hiểm. Kể từ khi ngành du lịch Venezuela bùng nổ, lượng khách đổ về chinh phục Roraima nhiều thêm. 

Dinh nui duoc vi la noi o cua cac vi than-Hinh-3
Du khách có thể thuê người địa phương dẫn đường hoặc khá giả hơn thì đi máy bay trực thăng lên thẳng đỉnh núi.

Phần lớn các đỉnh trong dãy Tepui tách rời nhau chứ không liền mạch. Vì thế mỗi quả núi là một “vương quốc” với hệ sinh thái độc lập. Người ta đoán rằng ít nhất “một nửa trong số 10.000 loài thực vật được ước tính ở đây” là chủng loài độc nhất chỉ có ở dãy Tepui và khu vực lân cận.

Dinh nui duoc vi la noi o cua cac vi than-Hinh-4
Vượt lên cao chót vót giữa khu rừng già, các Tepui quanh năm mây phủ, có dốc thẳng đứng tuyệt đối, với độ cao trung bình 1.000 mét cách mặt đất. 

Xuất hiện cột kim loại của người ngoài trái đất cắm trên đỉnh núi Pine

(Kiến Thức) - Những cột kim loại kỳ bí thoắt ẩn thoắt hiện lại được tìm thấy trên đỉnh núi Pine, bang California. Trước đó chúng từng biến mất tại bang Utah và thành phố Piatra Neamt, Romania.

Xuất hiện cột kim loại của người ngoài trái đất cắm trên đỉnh núi Pine
Xuat hien cot kim loai cua nguoi ngoai trai dat cam tren dinh nui Pine
 Sáng 2/12, những người đi bộ đã tình cờ phát hiện ra cột kim loại bằng thép không gỉ cao khoảng ba mét dựng trên đỉnh núi Pine.

Tia sáng xanh chiếu xuống đỉnh núi... dấu hiệu của người ngoài hành tinh?

Một nhiếp ảnh gia tại Indonesia đã may mắn ghi lại được hiện tượng vô cùng hiếm gặp. Một tia sáng xanh chiếu thẳng xuống đỉnh núi giống hệt tín hiệu của người ngoài hành tinh.

Tia sáng xanh chiếu xuống đỉnh núi... dấu hiệu của người ngoài hành tinh?
Tia sang xanh chieu xuong dinh nui... dau hieu cua nguoi ngoai hanh tinh?
 Một nhiếp ảnh gia tại Indonesia đang thiết lập các thông số để chụp cảnh núi lửa phun trào, thì vô tình bắt được khoảnh khắc một tia sáng xanh chiếu thẳng xuống đỉnh Merapi

Khó tin cánh đồng muối trên đỉnh núi 3.000 m ở Peru

Cánh đồng muối Maras của Peru không chỉ được thiên nhiên ưu ái cho dòng nước mặn “độc nhất vô nhị” mà còn là một danh thắng tuyệt đẹp.

Khó tin cánh đồng muối trên đỉnh núi 3.000 m ở Peru

Những cánh đồng muối trên thế giới thường nằm gần biển nhưng đồng muối Maras ở Peru nằm ở độ cao 3.000 m trên dãy núi Andes. (Ảnh: SCMP)

Từ thành phố miền đông nam Cusco, vượt qua chặng đường núi quanh co khoảng 40km, những ô muối trắng nổi bật trên xanh của cây và nâu vàng của đất đá hiện ra lung linh dưới ánh nắng vùng cao. (Ảnh: Bored Panda)

Thăm đồng muối Maras ở thung lĩnh Inca linh thiêng của Peru, du khách thường lên đến tận đỉnh núi để nhìn xuống những ô muối trắng tinh trải dọc sườn đồi. (Ảnh: Bored Panda)

Cách làm những ô muối này cũng tương tự như ruộng bậc thang ở Việt Nam. (Ảnh: Bored Panda)

Theo chia sẻ của du khách, mỗi ô muối thuộc về một gia đình khác nhau. (Ảnh: Bored Panda)

Đồng muối ở Maras có tới hơn 5.000 ô muối, mỗi ô chỉ khoảng 4m2, nhưng các diêm dân Peru không bao giờ nhầm lẫn ô muối của họ. (Ảnh: SCMP)

Cánh đồng muối được nuôi dưỡng bằng hệ thống kênh dẫn phức tạp, lấy nước từ một dòng suối ngầm cực kỳ mặn. Nguyên nhân là vì khu vực này từng nằm hoàn toàn dưới đáy biển. (Ảnh: Bored Panda)

Những biến động địa chất và dịch chuyển của thềm lục địa đã đẩy đáy biển lên và hình thành dãy núi Andes. Một lượng nước biển lớn bị mắc kẹt trong những kẽ đá và hình thành nên dòng suối ngầm chứa nước mặn mà dân ở đây gọi là Qoripujio. (Ảnh: SCMP)

Du khách có thể sẽ không nhận ra suối Qoripujio bởi nó chỉ rộng có 20cm. Điểm đặc biệt là 2 bên bờ suốt đóng lớp muối dày và nước rất ấm. (Ảnh: SCMP)

Nếu như di tích Inca mới chỉ xuất hiện từ đầu thế kỷ 13 thì dòng suối mặn cùng với những cánh đồng muối ở Maras có lịch sử từ thời Văn hóa Chanapata (từ 200 năm đến 900 năm trước Công nguyên). (Ảnh: Bored Panda)

Những đầu bếp hàng đầu của Peru đếu hết lòng tán dương loại muối phớt hồng từ vùng núi Andes này. (Ảnh: Bored Panda)

Muối ở Maras giờ có mặt tại những nhà hàng sang trọng hàng đầu ở Peru và được xuất khẩu sang Nhật Bản, Thụy Sỹ. Giá muối Maras trên trang mua sắm trực tuyến Amazon cao gấp 10 lần so với mua ngay tại địa phương. (Ảnh: SCMP)

Muối Maras đặc biệt không chỉ ở vị và màu mà chính là từ lượng khoáng như magie, sát, canxi, kẽm… giúp giảm căng thẳng và ngăn ngừa các bệnh loãng xương, thiếu máu./. (Ảnh: SCMP)
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới