Định nghĩa con người theo quan điểm Phật giáo (1)

Con người chúng ta là ai, từ đâu đến, đi về đâu? Tại sao con người lại tồn tại trên cõi đời này?

Định nghĩa con người theo quan điểm Phật giáo (1)
Dựa trên quan điểm Phật giáo, những thắc mắc này được bóc tách, giải đáp dần dần. Trong bài viết này, xin trả lời câu hỏi đầu tiên: Con người là ai?
Định nghĩa con người theo quan điểm Phật giáo
Con người có một cơ thể vật chất mà giác quan của chúng ta có thể cảm nhận trực tiếp hay thông qua những dụng cụ. Cơ thể vật chất này bao gồm những năng lực và những tính chất luôn luôn biến chuyển.
Nhà khoa học nhận thấy khó mà định nghĩa vật chất là gì? Vài triết gia giải thích rằng: "Vật chất là cái mà trong đó có những biến đổi liên tục diễn tiến gọi là di động, và di động là những biến chuyển ấy, xảy diễn bên trong vật chất."
Trong tiếng Pali, vật chất là "Rupa" - Sắc. Sắc được giải thích là cái gì biến đổi và hư hoại. Sắc hay vật chất cũng được giải thích là cái gì tự mình biểu hiện thành hình.
Dinh nghia con nguoi theo quan diem Phat giao (1)
 Cơ thể con người là vật chất, vậy vật chất là gì?

Theo Phật Giáo, vật chất được cấu thành do bốn nguyên tố căn bản là: Pathavi (Đất), Apo (Nước), Tejo (Lửa) và Vayo (Gió).

Pathavi (Đất), là nguyên tố có đặc tính duỗi ra, nền tảng của vật chất. Nếu không có nguyên tố Đất, vật thể không thể chiếm không gian. Tính chất cứng hay mềm chỉ là hai điều kiện tương đối của nguyên tố Đất. Nguyên tố Đất luôn luôn hiện hữu trong đất, nước, lửa và không khí.

Thí dụ như nước ở lớp dưới nâng đỡ nước ở lớp trên. Chính nguyên tố Đất có đặc tính duỗi ra hợp với nguyên tố Gió có đặc tính di động, đã tạo áp lực hướng lên trên và do đó nâng đỡ lớp nước ở phần trên. Nước nóng hay lạnh là do nguyên tố Lửa (Tejo). Thể lỏng của nước do nguyên tố Nước (Apo).

Apo (Nước) là nguyên tố có đặc tính kết hợp lại và làm dính liền. Không giống như đối với nguyên tố Đất, ta không thể cảm giác nguyên tố Nước (Apo) bằng xúc giác, tức không thể hay biết nó được bằng cách sờ đụng. Đây là nguyên tố có đặc tính kết hợp lại, làm dính liền nhau những phần tử rời rạc của vật chất và cho ta ý niệm vật thể.

Tejo (Lửa) là nguyên tố có đặc tính nóng. Lạnh cũng là một hình thức của Lửa (Tejo). Cả hai, nóng và lạnh, đều là đặc tính của Lửa, bởi vì cả hai đều có khả năng làm đổi thay, làm cho già, chín hay nói cách khác, tạo sinh lực cho vật thể. Một vật được duy trì gìn giữ lâu bền, hay bị hư hoại là do nguyên tố Lửa.

Vajo (Gió) là nguyên tố có đặc tính di động. Có sự chuyển động là do nơi nguyên tố này. Trạng thái di động được xem là năng lực hay nguyên động lực làm phát sanh hơi nóng. Di động và sức nóng trong lãnh vực vật chất cũng tương ứng với nhau giống như tâm và nghiệp trong phạm vi tinh thần.

Bốn năng lực hùng mạnh này tương quan với nhau mật thiết mà không thể tách rời lìa khỏi nhau. Nhưng trong một vật thể, thành phần này có thể trội hơn là thành phần khác. Như trong đất chẳng hạn, nguyên tố Đất trội hơn ba nguyên tố kia. Trong nước thì nguyên tố Nước trội hơn,...

Như vậy, Sắc (Rupa) bao gồm những năng lực và những tính chất trong trạng thái luôn luôn biến chuyển, không bao giờ tồn tại giống hệt trong hai khoảnh khắc kế tiếp. Theo Phật Giáo, Sắc (Rupa) chỉ tồn tại trong thời gian 17 chặp tư tưởng.

Theo các nhà sinh vật học, vào lúc bà mẹ thọ thai, con người chỉ thừa hưởng nơi cha mẹ một tế bào cực kỳ vi tế là một phần ba chục triệu (1/30.000.000) bề kính, của một phân Anh (inch). "Trong vòng chín tháng, đốm nhỏ cực vi này trở thành một khối sinh vật 15.000 triệu lần lớn hơn lúc ban sơ." Tế bào vật-lý-hóa này là nền tảng vật chất của con người. Theo Phật Giáo, nam tính hay nữ tính của một người được quyết định vào lúc mẹ thọ thai.

(còn tiếp)

Trích từ sách "Đức Phật và Phật pháp" - Nguyên tác: Đại đức Narada - Dịch: Phạm Kim Khánh. 

Đức Phật vì hạnh phúc con người

Từ khi Đức Phật thị hiên tại Ấn Độ, trong quá trình hoằng hóa độ sinh 80 năm, Ngài đã đem hạnh phúc đến cho dân tộc Ấn.

Đức Phật vì hạnh phúc con người
Đến nay đã hơn 2.600 năm, giáo pháp Đức Phật là hào quang chiếu sáng khắp thế gian để ban rải nguồn hạnh phúc đến cho nhân loại; trong đó, chúng ta - Tăng Ni và Phật tử Việt Nam - đã được ân hưởng niềm hạnh phúc lớn lao từ Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni.

Ngồi thiền – liệu pháp chữa bệnh hiệu quả

(Kiến Thức) - Theo các nhà nghiên cứu lâu năm về thiền khẳng định: Đây là phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả.

Ngồi thiền – liệu pháp chữa bệnh hiệu quả
Thời gian qua nhiều độc giả gửi câu hỏi tới tòa soạn nhờ giải đáp thắc mắc việc ngồi thiền đơn giản chỉ để thư giãn, giảm stress hay chữa bệnh. Theo các nhà nghiên cứu lâu năm về thiền khẳng định: Đây là phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả.
Ngoi thien – lieu phap chua benh hieu qua
Người dân làm lễ, ngồi thiền tại chùa Liên Phái (phố Bạch Mai, TP Hà Nội). 

Sống sao cho đúng?

Vô thường là tính chất của sự sống. Cuộc đời không phải bao giờ cũng bằng phẳng, chỉ toàn điều hạnh phúc mà không có khổ đau. 

Sống sao cho đúng?
"Người biết sống" là người nhận thức được bản chất của sự sống và có một lối sống phù hợp.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.