Dính hàng loạt sai phạm, Mía Đường Sơn La bị phạt và truy thu thuế tài nguyên

(Kiến Thức) - Tổng số tiến truy thu, tiền phạt dành cho Mía Đường Sơn La là gần 73 triệu đồng.
 

Dính hàng loạt sai phạm, Mía Đường Sơn La bị phạt và truy thu thuế tài nguyên

Cục Thuế Tỉnh Sơn La đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với CTCP Mía Đường Sơn La (HNX: SLS).

Theo đó, Mía Đường Sơn La đã có hành vi vi phạm về thuế từ ngày 1/7/2017 đến 30/6/2019.

Với hành vi trên, Công ty bị phạt vi phạm hành chính về thuế với tổng số tiền gần 14 triệu đồng. Trong đó, 1,8 triệu đồng là tiền thuế tính theo mức 0,03% mỗi ngày tính trên số tiền thuế khai sai phải nộp, 12 triệu là tiền xử phạt 20% tính trên số tiền khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.

Bên cạnh đó, Công ty còn bị truy thu thuế tổng số tiền gần 59 triệu đồng, đây hoàn toàn là thuế tài nguyên.

Như vậy, tổng số tiến truy thu, tiền phạt dành cho Mía Đường Sơn La là gần 73 triệu đồng.

Dinh hang loat sai pham, Mia Duong Son La bi phat va truy thu thue tai nguyen
 Công ty Mía Đường Sơn La nộp phạt và truy thu thuế gần 73 triệu đồng.

Trước đó, theo biên bản làm việc ngày 20/3/2019 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La với Mía đường Sơn La, Công ty này đã có hàng loạt những sai phạm đang tồn tại khi nâng công suất từ 45.000 lên 150.000 tấn đường/năm. Sai phạm cụ thể như sau:

1. Mía đường Sơn La không lập kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án để niêm yết công khai theo quy định.

2. Không lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc khi thải tự động đối với khí thải phát sinh sau xử lý.

3. Chưa hoàn thiện hệ thống thu gom nước giải nhiệt, còn để hiện tượng nước giải nhiệt chảy ra môi trường.

4. Chưa thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống thu gom và thoát nước mưa đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường và tuân thủ các quy định tại Nhị định 80/2014/NĐ – CP .

5. Hệ thống thu gom nước thải chưa xây dụng hoàn thiện, còn nhiều chỗ dò rỉ, vận hành không đúng theo Báo cáo ĐTM được phê duyệt.

6. Không lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định.

7. Không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định.

8. Không có phương án phòng chống sự cố môi trường (vi phạm điểm a, khoản 1, điều 108, luật BVMT (Bảo vệ môi trường) 2014).

Theo khoản 2, điều 9, Nghị định 155/2016/NĐ – CP Ngày 18/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì mía đường Sơn La có thể bị phạt tiền tối đa gần 1 tỷ đồng.

Với niên độ tài chính từ ngày 1/7 đến 30/9, Công ty ghi nhận doanh thuần trong quý 1 này gần 156 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu sản phẩm đường, mật rỉ chiếm gần 152 tỷ đồng. Công ty thu được hơn 26 tỷ đồng lợi nhuận gộp, giảm 28% so với cùng kỳ.

Kết thúc quý 1 của niên độ 2019-2020, Công ty lãi sau thuế gần 13,6 tỷ đồng, giảm hơn 36% so với kết quả cùng kỳ niên độ trước.

Có thể thấy thời điểm này Công ty cũng không thoát vòng xoáy suy giảm của ngành mía đường nói chung. Khi mà giá đường trên thị trường đang có xu hướng giảm, một phần do các các hoạt động buôn lậu đường vẫn đang hoành hành.

Tính tại ngày 30/9/2019, Công ty có tổng tài sản gần 1.160 tỷ đồng, giảm 11% so với hồi đầu niên độ. Trong đó, hàng tồn kho đang ghi nhận hơn 304 tỷ đồng, giảm đến 30%.

Nước suối đổi màu đen kịt, Công ty mía đường Sơn La bị tố gây ô nhiễm

(Kiến Thức) - Từ nhiều năm nay, nhiều hộ dân sống tại thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La 'tố" đang phải sống chung với bầu không khí và nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề do nước thải từ Công ty CP mía đường Sơn La.

Nước suối đổi màu đen kịt, Công ty mía đường Sơn La bị tố gây ô nhiễm

Người dân thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn nhiều năm qua kêu cứu trong “vô vọng” về tình trạng ô nhiễm môi trường do Công ty CP mía đường Sơn La xả thải. Trong khi chờ đợi câu trả lời của chính quyền thì hàng ngày, hàng giờ người dân phải sống trong cảnh ô nhiễm không khí, mùi hôi thối từ dòng nước bốc lên nồng nặc.

Sống ngay cạnh mó nước, nơi được cho là bị ô nhiễm do hoạt động của Công ty CP mía đường Sơn La “thẩm thấu” vào mạch nước khiến cho dòng nước đổi thành màu đen kịt, bốc mùi gia đình ông Nguyễn Văn Hùng (tiểu khu 4 thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) luôn bị tra tấn bởi mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ con suối bị ô nhiễm.

Đã nhiều lần trong các cuộc họp tiểu khu, họp chi bộ hay tiếp xúc cử tri ông Hùng đều có ý kiến. Thế nhưng, đâu vẫn vào đấy ông Hùng cùng nhiều người dân khác trong thị trấn vẫn không nhận được câu trả lời thích đáng của Công ty mía đường Sơn La cũng như từ phía cơ quan chức năng.

Nuoc suoi doi mau den kit, Cong ty mia duong Son La bi to gay o nhiem
 Mó nước đùn đổi từ nước trong sang màu đen kịt bốc mùi hôi thối.
Phản ánh với Kiến Thức, ông Hùng cho biết: “Tôi sống ở đây đã lâu, trước đây khi chưa có nhà máy nguồn nước ở đây rất là trong mọi người có thể tắm, rửa sử dụng nước để tưới tiêu thoải mái. Nhưng kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động nguồn nước ô nhiễm nặng nề. Ngày cũng như đêm, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, “sống” trong ô nhiễm đã lâu nhiều người bị các loại bệnh liên quan đến phổi, đường hô hấp, từ người già đến trẻ nhỏ. Chúng tôi đã rất nhiều lần phản ánh lên cấp trên, thế nhưng không có bất cứ câu trả lời nào của cơ quan chức năng.”
Nuoc suoi doi mau den kit, Cong ty mia duong Son La bi to gay o nhiem-Hinh-2
Nguyễn Văn Hùng (tiểu khu 4 thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) luôn bị tra tấn bởi mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ con suối bị ô nhiễm.
Cùng chung cảnh ngộ với gia đình ông Hùng, gia đình bà Nguyễn Thị Sa, xóm 1 tiểu khu 4 bức xúc: “Dân ở đây khổ lắm, không khí, nguồn nước ô nhiễm nặng nề bốc mùi hôi thối nồng nặc. Ban ngày khi nhà máy mía hoạt động trời còn có gió, buổi tối phải đóng kín cửa người già, trẻ nhỏ không dám bước ra ngoài vì mùi hôi, thối quá nặng. Cây cối trồng không lớn nổi vì khói và lượng phân vi sinh mà nhà máy mía đường Sơn La xả ra môi trường quá nhiều”.
Nuoc suoi doi mau den kit, Cong ty mia duong Son La bi to gay o nhiem-Hinh-3
 Mạch nước này chảy quanh trường THCS Thị trấn Hát Lót, nơi có gần 1.000 em đang theo học. Nhiều phụ huynh đang cảm thấy "bất an", không tiếp tục cho con em mình ăn cơm tại trường. Bởi mùi hôi thối, nguồn nước thì ô nhiễm.
Theo chân người dân chúng tôi có mặt tại ngã ba gốc Sung nơi giao nhau của hai mạch nước ngầm bị ô nhiễm dù cách Công ty CP mía đường Sơn La hơn 4km. Tại đây, màu nước chuyển sang màu đen kịt, rêu chết trắng xóa, nước bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Điều đáng nói là 2 mạch nước ngầm này chảy bao quanh trường THCS Thị trấn Hát Lót nơi có gần 1.000 em học sinh đang học tại trường. Các em học sinh vẫn hàng ngày hàng giờ phải sống chung với mùi hôi thối. Chính vì vậy nhiều phụ huynh thay vì để con em mình ăn tại trường thì nay đã đón các em về nhà, không cho ăn tại trường bởi mùi hôi thối này.
Tìm hiểu được biết người dân đã liên tục kiến nghị với công ty để có biện pháp hạn chế ô nhiễm, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi gây ô nhiễm của công ty này, yêu cầu Công ty di dời ra xa khu dân cư. Thế nhưng, năm này qua năm khác mọi việc vẫn... dậm chân tại chỗ! Và theo đó, dường như đường do Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La sản xuất ngày càng tăng sản lượng thì người dân nơi đây càng “nặng gánh” vì sống chung cùng ô nhiễm.
Nuoc suoi doi mau den kit, Cong ty mia duong Son La bi to gay o nhiem-Hinh-4
 Suối Nậm Pàn, nơi "cuối cùng" của mạch nước ngầm chảy ra chuyển thành hai màu nước rõ rệt.
Người dân vùng chịu ảnh hưởng cho biết, dù đã nhiều lần phản ánh lên cơ quan chức năng và các cuộc gặp đương chức hàng năm thế nhưng việc ô nhiễm do Công ty mía đường Sơn La xả thải vẫn không có chuyển biến. Đến nay, người dân vẫn đang chờ câu trả lời từ cơ quan chức năng và chính quyền.

Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin.

>>> Xem thêm video: Nước sông đổi màu vì ô nhiễm


Vingroup rời khỏi thị trường hàng không...bao nhiêu hãng từng thất bại?

(Kiến Thức) - Trước khi Vingroup dừng dự án Vinpearl Air, hàng không Việt Nam từng phải chứng kiến nhiều giấc mơ bay còn dang dở. 

Vingroup rời khỏi thị trường hàng không...bao nhiêu hãng từng thất bại?
Mới đây, Tập đoàn Vingroup công bố dừng dự án Vinpearl Air sau khi gửi văn bản lên Bộ Giao thông Vận tải xin rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không.
Việc rút lui của Vingroup diễn ra 2 tuần sau khi dự án được trình lên Chính phủ.

Sau bán lẻ và hàng không, Vingroup sẽ “khai trừ” gì tiếp khỏi hệ sinh thái?

(Kiến Thức) - Chuyển hướng trọng điểm sang công nghệ - công nghiệp, Vingroup đã rút lui khỏi mảng bán lẻ và hàng không. Đằng sau những động thái này là gì?

Sau bán lẻ và hàng không, Vingroup sẽ “khai trừ” gì tiếp khỏi hệ sinh thái?

Nhanh chóng mở rộng và cũng bất ngờ rút gọn khi các chỉ số tài chính ở mức quan ngại

Trong một khoảng thời gian không quá dài, Vingroup đã liên tục mở rộng hoạt động kinh doanh, từ bất động sản đến bán lẻ, thương mại điện tử, ví điện tử, sản xuất ô tô, điện thoại thông minh, tivi và hàng không,…

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.