Điều ước giản dị của những cô giáo "cõng" chữ lên non

Bỏ lại sau lưng hạnh phúc riêng, các cô giáo trẻ sẵn sàng đến những điểm trường vùng cao xã Bát Xát, Lào Cai để dạy chữ cho học trò nghèo.

Điều ước giản dị của những cô giáo "cõng" chữ lên non
"Chương trình rất hay và xúc động. Thương các cháu bé vùng cao, thấy nể phục, yêu quý và đồng cảm với các cô giáo trẻ đã vượt qua rất nhiều gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần để 'cõng' những con chữ lên vùng cao", Quốc Trung - khán giả theo dõi chương trình Điều ước thứ 7, số phát sóng ngày 19/11 - chia sẻ.
Câu chuyện kể về những cô giáo miền xuôi để lại sau lưng hạnh phúc riêng của bản thân để hoàn thành sứ mệnh cao đẹp mà chương trình Điều ước thứ 7 gọi với cái tên "Cõng chữ lên non".
Đó là hình ảnh những cô giáo trẻ ở điểm trường Pờ Hồ Cao, xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nụ cười thơ ngây, ánh mắt hồn nhiên của học trò dường như xoa dịu những bộn bề, khó khăn của các cô giáo tại điểm trường còn nhiều thiếu thốn.
Nỗi vất vả khi băng suối, vượt đèo, đối diện thú dữ, thác lũ để đến lớp chưa phải vấn đề lớn nhất của các cô giáo. Nỗi sợ hãi đến từ bóng tối, tại điểm trường vùng cao nhất xã Bát Xát, nơi những nỗi niềm sâu thẳm cố chôn sâu lại hiện hữu.
Cô Bàn Thị Tươi - giáo viên gắn bó 4 năm trên điểm trường vùng cao - tâm sự: "Ban ngày, lên lớp với học sinh không thấy buồn, nhưng cứ tối đến, mình chỉ mong hết tuần được về với con và gia đình. Trên này, thời tiết khắc nghiệt, mùa hè thì gió Lào nắng nóng, mùa đông rét buốt, con hay ốm nên phải cho về với bố dưới quê. Đi làm xa nhà, một mình nhiều lần khóc tủi trong đêm vì nhớ chồng, thương con quá".
Dieu uoc gian di cua nhung co giao cong chu len non
Lớp học tạm bợ của học sinh tại điểm trường Pờ Hồ Cao, xã Bát Xát , tỉnh Lào Cai. Ảnh: Điều ước thứ 7. 
Mỗi người có một hoàn cảnh khó khăn nhưng hơn tất cả họ đều nhận được sự yêu thương, tin tưởng, động viên của gia đình.
Ê-kíp chương trình Điều ước thứ 7 di chuyển đến điểm trường Pờ Hồ Cao, huyện Trung Lèng Hồ, tỉnh Lào Cai, nằm cách Hà Nội 350 km về hướng Tây Bắc. Vượt qua quãng đường xa, những người làm chương trình muốn đem đến nơi đây niềm hạnh phúc bất ngờ cho các thầy cô.
Nụ cười nở trên môi các em nhỏ tại điểm trường vùng cao là động lực cho ê-kíp tiếp tục thực hiện hành trình hóa những ước mơ.
Đúng 19h, lần đầu tiên những ngọn đèn điện được thắp lên trên đỉnh núi Pờ Hồ. Điệu múa xòe ô, những chiếc kèn lá du dương cùng lời hát được cất vang như hòa vào từng con người giản dị nơi miền sơn cước.
Buổi biểu diễn văn nghệ tại điểm trường Pờ Hồ Cao là món quà dành tặng cho những thầy, cô giáo cõng chữ lên non, bỏ lại sau lưng gia đình, hạnh phúc lứa đôi.
Những tiếng nấc nghẹn ngào, giọt nước xúc động trong khoảnh khắc đoàn tụ cùng người thân. Cô giáo trẻ vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi gặp chồng và con gái bé bỏng.
Nơi điểm trường vùng cao có rất nhiều những thầy cô đang làm việc, sinh sống dạy chữ cho các em nhỏ nhiều năm. Mang nỗi buồn khi phải xa gia đình nhưng ngược lại các thầy cô tìm cho mình những niềm vui, hạnh phúc khác là đưa cái chữ cho trẻ em nghèo.
Chương trình Điều ước thứ 7 cùng với nhà tài trợ dành tặng cho các em học sinh Pờ Hồ Cao ngôi trường mới khang trang, có lắp đặt hệ thống pin đèn điện năng lượng mặt trời, cùng 3 bộ quạt giúp cho các em có điều kiện học tập tốt hơn.

Thú vui nguy hiểm ngày hè của trẻ vùng cao

Do điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên những ngày hè, nhiều trẻ em vùng cao phải tìm đến những thú vui nguy hiểm.

Thú vui nguy hiểm ngày hè của trẻ vùng cao
Lam lũ kiếm sống

Chùm ảnh: Gian nan học chữ ở bản bốn không

Aky là bản hẻo lánh nhất vùng cao Quảng Bình, nơi đây được gọi là bản bốn không bởi không có nước sạch, y tế, sóng điện thoại hay điện lưới.

Chùm ảnh: Gian nan học chữ ở bản bốn không
Aky là bản người dân tộc Ma Coong hẻo lánh, biệt lập nhất của xã vùng cao Thượng Trạch, Quảng Bình. Bản nằm cách đồn biên phòng Cà Ròong hơn hai tiếng đi bộ vào sâu trong núi.
 Aky là bản người dân tộc Ma Coong hẻo lánh, biệt lập nhất của xã vùng cao Thượng Trạch, Quảng Bình. Bản nằm cách đồn biên phòng Cà Ròong hơn hai tiếng đi bộ vào sâu trong núi.

Những vụ tai nạn giao thông thảm khốc tuần qua (13/11-19/11)

(Kiến Thức) - Xe bồn lao xuống vực sâu khiến 2 người thương vong, ô tô đâm liên hoàn 2 xe máy... là những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tuần qua.

Những vụ tai nạn giao thông thảm khốc tuần qua (13/11-19/11)
Ngày 18/11, một vụ va chạm xe tải với xe máy đã xảy ra tại TL151, đoạn qua thôn Tà Khuấn, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai khiến người điều khiển xe máy tử vong tại chỗ. Tại hiện trường, chiếc xe máy nằm gọn trong gầm xe tải. Nguồn ảnh: Giao thông.
 Ngày 18/11, một vụ va chạm xe tải với xe máy đã xảy ra tại TL151, đoạn qua thôn Tà Khuấn, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai khiến người điều khiển xe máy tử vong tại chỗ. Tại hiện trường, chiếc xe máy nằm gọn trong gầm xe tải. Nguồn ảnh: Giao thông.
Ngày 18/11, xe tải BKS 63C-049.67, do tài xế Đoàn Thanh Sang (38 tuổi, ngụ huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) điều khiển khi lưu thông qua địa bàn xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo va chạm với một xe máy. Cú va chạm mạnh khiến người điều khiển xe máy ngã xuống đường tử vong tại chỗ. Xe máy bị xe tải kéo lê trên đường khoảng 20m hư hỏng nặng. Nguồn ảnh: Công an nhân dân.
Ngày 18/11, xe tải BKS 63C-049.67, do tài xế Đoàn Thanh Sang (38 tuổi, ngụ huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) điều khiển khi lưu thông qua địa bàn xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo va chạm với một xe máy. Cú va chạm mạnh khiến người điều khiển xe máy ngã xuống đường tử vong tại chỗ. Xe máy bị xe tải kéo lê trên đường khoảng 20m hư hỏng nặng. Nguồn ảnh: Công an nhân dân.
Hôm 17/11, tại đèo Hải Vân thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) xảy ra vụ tai nạn giao thông kinh hoàng khiến hai người thương vong. Trong lúc lưu thông qua đèo Hải Vân, chiếc xe bồn chở nhựa đường mất lái đâm vào taluy rồi lao xuống vực sâu 200m. Nguồn ảnh: Nhân Dân.
Hôm 17/11, tại đèo Hải Vân thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) xảy ra vụ tai nạn giao thông kinh hoàng khiến hai người thương vong. Trong lúc lưu thông qua đèo Hải Vân, chiếc xe bồn chở nhựa đường mất lái đâm vào taluy rồi lao xuống vực sâu 200m. Nguồn ảnh: Nhân Dân.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.