Điều thú vị về “ngự miêu” bảo vệ cổ vật trong Tử Cấm Thành

Điều thú vị về “ngự miêu” bảo vệ cổ vật trong Tử Cấm Thành

Bên trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc lưu giữ, trưng bày nhiều cổ vật giá trị của nhiều triều đại phong kiến. Khoảng 200 "ngự miêu" góp phần quan trọng trong việc bảo vệ các hiện vật quý hiếm này.

 Tử Cấm Thành hay còn gọi Cố Cung là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh. Bên trong cung điện hoàng gia tráng lệ này có một bảo tàng trưng bày hơn 1,7 triệu cổ vật thuộc các triều đại phong kiến. Mỗi năm, hàng triệu du khách ghé thăm Tử Cấm Thành và chiêm ngưỡng những hiện vật quý giá này.
Tử Cấm Thành hay còn gọi Cố Cung là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh. Bên trong cung điện hoàng gia tráng lệ này có một bảo tàng trưng bày hơn 1,7 triệu cổ vật thuộc các triều đại phong kiến. Mỗi năm, hàng triệu du khách ghé thăm Tử Cấm Thành và chiêm ngưỡng những hiện vật quý giá này.
Bên cạnh đội ngũ nhân viên bảo vệ và các lớp an ninh, kho tàng cổ vật quý hiếm ở Tử Cấm Thành còn được "canh gác" bởi các "ngự miêu". Theo ban quản lý di tích Tử Cấm Thành, bên trong cung điện được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1987 có khoảng 200 con mèo.
Bên cạnh đội ngũ nhân viên bảo vệ và các lớp an ninh, kho tàng cổ vật quý hiếm ở Tử Cấm Thành còn được "canh gác" bởi các "ngự miêu". Theo ban quản lý di tích Tử Cấm Thành, bên trong cung điện được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1987 có khoảng 200 con mèo.
Số mèo này được nuôi trong Tử Cấm Thành với nhiệm vụ tiêu diệt chuột và các loài gặm nhấm. Chúng cũng được các nhân viên thuộc ban quản lý di tích Tử Cấm Thành huấn luyện để không gây hư hại cho các công trình trong cung điện.
Số mèo này được nuôi trong Tử Cấm Thành với nhiệm vụ tiêu diệt chuột và các loài gặm nhấm. Chúng cũng được các nhân viên thuộc ban quản lý di tích Tử Cấm Thành huấn luyện để không gây hư hại cho các công trình trong cung điện.
Việc nuôi mèo trong Tử Cấm Thành được các chuyên gia đánh giá mang lại hiệu quả tốt. Bởi lẽ, những "ngự miêu" này đã bắt được không ít con chuột và các loài gặm nhấm khác. Nhờ đó, cung điện cổ kính này hiếm khi xuất hiện những "vị khách không mời".
Việc nuôi mèo trong Tử Cấm Thành được các chuyên gia đánh giá mang lại hiệu quả tốt. Bởi lẽ, những "ngự miêu" này đã bắt được không ít con chuột và các loài gặm nhấm khác. Nhờ đó, cung điện cổ kính này hiếm khi xuất hiện những "vị khách không mời".
Theo các chuyên gia, sở dĩ bên trong Tử Cấm Thành có nhiều mèo đến như vậy là vì một số lý do. Trong số này, dưới thời phong kiến, không ít hoàng đế, phi tần của nhà Minh và nhà Thanh rất thích nuôi thú cưng, đặc biệt là mèo. Những con mèo này chủ yếu được quan lại địa phương tiến cống hoặc là món quà từ các nước tặng cho triều đình và hoàng tộc.
Theo các chuyên gia, sở dĩ bên trong Tử Cấm Thành có nhiều mèo đến như vậy là vì một số lý do. Trong số này, dưới thời phong kiến, không ít hoàng đế, phi tần của nhà Minh và nhà Thanh rất thích nuôi thú cưng, đặc biệt là mèo. Những con mèo này chủ yếu được quan lại địa phương tiến cống hoặc là món quà từ các nước tặng cho triều đình và hoàng tộc.
Những con mèo được vua chúa, các thành viên hoàng tộc nuôi thường thuộc các giống mèo tốt nhất, đẹp nhất và quý nhất. Chúng có hẳn người chăm sóc riêng. Không những vậy, "ngự miêu" còn được cho ăn ngon, mặc đẹp, thậm chí được "xây nhà" tuyệt đẹp.
Những con mèo được vua chúa, các thành viên hoàng tộc nuôi thường thuộc các giống mèo tốt nhất, đẹp nhất và quý nhất. Chúng có hẳn người chăm sóc riêng. Không những vậy, "ngự miêu" còn được cho ăn ngon, mặc đẹp, thậm chí được "xây nhà" tuyệt đẹp.
Nhờ vậy, những con mèo cưng của hoàng tộc có cuộc sống vương giả, sung sướng hơn cả cung nữ, thái giám.
Nhờ vậy, những con mèo cưng của hoàng tộc có cuộc sống vương giả, sung sướng hơn cả cung nữ, thái giám.
Sau khi nhà Thanh - triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc - sụp đổ, những con mèo quý này tiếp tục sinh sống trong Tử Cấm Thành và gia tăng số lượng theo thời gian vì chúng khá "mắn đẻ".
Sau khi nhà Thanh - triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc - sụp đổ, những con mèo quý này tiếp tục sinh sống trong Tử Cấm Thành và gia tăng số lượng theo thời gian vì chúng khá "mắn đẻ".
Ban quản lý di tích Tử Cấm Thành quản lý, chăm sóc sức khỏe cho những "ngự miêu" bằng cách: cung cấp thức ăn, tiêm vắc-xin, điều trị khi chúng đau ốm, làm tổ ấm áp cho mùa Đông...
Ban quản lý di tích Tử Cấm Thành quản lý, chăm sóc sức khỏe cho những "ngự miêu" bằng cách: cung cấp thức ăn, tiêm vắc-xin, điều trị khi chúng đau ốm, làm tổ ấm áp cho mùa Đông...
Do mèo cái khá mắn đẻ nên nhằm giảm "tỷ lệ sinh", ban quản lý Tử Cấm Thành đã khiến nhiều con mèo đực trở thành "hoạn quan".
Do mèo cái khá mắn đẻ nên nhằm giảm "tỷ lệ sinh", ban quản lý Tử Cấm Thành đã khiến nhiều con mèo đực trở thành "hoạn quan".
Mời độc giả xem video: Giải mã cách người xưa di chuyển trăm tấn đá xây Tử Cấm Thành.

GALLERY MỚI NHẤT