Điều kỳ diệu được các nhà khoa học Việt Nam nhắm đúng

(Kiến Thức) - Để những sản phẩm nanocomposite "made in Việt Nam" được doanh nghiệp và thị trường hồ hởi đón nhận là việc không dễ, vì đây thuộc lĩnh vực công nghệ cao.

Điều kỳ diệu được các nhà khoa học Việt Nam nhắm đúng
Chọn đúng cái xã hội cần...
TS Nguyễn Vũ Giang, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết, nếu so với Nhật Bản, Hàn Quốc, những nước đi đầu trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng vật liệu nano composite ở châu Á thì các sản phẩm nanocomposite của Việt Nam được ứng dụng chưa nhiều. Tuy nhiên, điều này cũng dễ hiểu vì những nước này họ có nền tảng khoa học vững chắc, trang thiết bị hiện đại.
Trong khi đó, nước ta chỉ bắt đầu với nanocomposite từ khoảng 15 - 20 năm nay. Hơn thế, nanocomposite lại thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, chúng ta không thể đòi hỏi ngay nghiên cứu cơ bản phải được ứng dụng thực tiễn. 
Thật may là trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nanocomposite lại thuộc lĩnh vực dễ triển khai ra ngoài thực tế nhất. Các vật liệu nano silica (SiO2), nanoclay, nano cacbon hay hạt nano điôxit titan (TiO2) là những vật liệu nano đã đi vào thực tế sản xuất nanocomposite khá hiệu quả. Nano silica được sử dụng nhiều trong sản xuất composite nhựa gỗ; hạt nano TiO2 được ứng dụng trong sản xuất composite nhựa kỹ thuật, màng che phủ, nano cacbon hấp thụ tia UV... Đây là những trường hợp mà khoảng cách từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng thực tế là rất ngắn, chỉ mất vài năm. 
Chính vì thế, nhiệm vụ của nhà khoa học là phải biết lựa chọn hướng nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp. "Nhiều người hỏi tại sao chúng tôi nghiên cứu cơ bản mà lại có sản phẩm bán được ra thị trường. Câu trả lời là vì chúng tôi làm những cái mà xã hội cần", TS Giang chia sẻ.
TS Giang giới thiệu sản phẩm nhựa gỗ ứng dụng công nghệ nanocomposite.
TS Giang giới thiệu sản phẩm nhựa gỗ ứng dụng công nghệ nanocomposite. 
... Doanh nghiệp sẽ không "chê"
TS Nguyễn Vũ Giang cho hay, nhiều người cho rằng, doanh nghiệp không mặn mà với các nghiên cứu của các nhà khoa học Việt, thực tế không phải như vậy. Các doanh nghiệp sản xuất họ có hệ thống đánh giá rất rõ ràng, phân tích từng chỉ số mà sản phẩm làm ra theo công nghệ mới có thể đạt được. Nếu công nghệ Việt đảm bảo được các chỉ số đề ra chẳng có lý do khiến họ gì từ chối. Vấn đề quan trọng là phải phù hợp với dây chuyền sản xuất đang có của họ, sử dụng nguyên liệu sẵn có của Việt Nam, sản phẩm đầu ra được thị trường đón nhận, mang lại lợi nhuận tốt thì họ sẵn sàng hợp tác để đưa vào sản xuất. 
TS Nguyễn Vũ Giang lấy dẫn chứng từ nghiên cứu về vật liệu composite nhựa gỗ do anh và các cộng sự nghiên cứu. Thay vì sử dụng các công nghệ truyền thống với nhiều nhược điểm như khó gia công, khả năng bền thời tiết kém... các nhà khoa học đã đi theo hướng khác là tận dụng gỗ phế thải (đầu, mẩu gỗ, mùn cưa...) kết hợp với các phụ gia nano từ đó tạo ra sản phẩm có các tính năng vượt trội như nhẹ, chịu nước tốt, độ bền cao, tính thẩm mỹ cao và đặc biệt có thể tái chế được. 
"Đánh đúng nhu cầu của thị trường và phù hợp với dây chuyền sản xuất nên nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng hợp tác để hoàn thiện quy trình sản xuất ở quy mô công nghiệp ngay khi đề tài vừa được nghiệm thu. Đến nay chúng tôi đã hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm và bước đầu có chỗ đứng trên thị trường", TS Nguyễn Vũ Giang cho biết thêm.
Hiện vật liệu composite sử dụng phụ gia kích thước nano đang được Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại cáp điện Đông Á, Công ty TNHH Sản xuất nhựa Thanh Hà, Công ty TNHH Queen Việt đưa vào ứng dụng để chế tạo đế giày cao cấp, hay các chủng loại composite nhựa gỗ được ứng dụng sản xuất tấm lát sàn, ốp tường nhẹ, khung profile có độ bền thời tiết cao...

Chuyện “hậu trường” công nghệ giám định gen

(Kiến Thức) - Nhiều người cho rằng, việc giám định gen là công việc vô cùng phức tạp, nhưng dường như điều đó chưa thực sự đúng.

Chuyện “hậu trường” công nghệ giám định gen
Trước đây, để nhân được đoạn gen, có những nhà khoa học phải dành cả cuộc đời, sử dụng những thiết bị máy móc lớn bằng cả một tòa nhà. Giờ đây chỉ với 1,5 tiếng, các nhà khoa học đã có thể nhân được đoạn gen mà mình cần.

Công nghệ giám định gen: Việt Nam ngang tầm thế giới

(Kiến Thức) - Riêng trong lĩnh vực xét nghiệm gen thì thế giới phát triển thế nào, Việt Nam cũng đạt được ngang tầm như thế. 

Công nghệ giám định gen: Việt Nam ngang tầm thế giới
Từ 250 triệu đồng - 7 tỷ đồng
GS.TS Lê Đình Lương, Trung tâm Phân tích ADN & Công nghệ Di truyền kể lại: Phát minh về máy nhân gen ra đời đã làm thay đổi thế giới, từ đó đến nay, trong khoảng 40 năm, ngành công nghệ gen đã có những bước thay đổi vượt bậc. Ông nhớ lại: "Năm 1988, tôi đi dự hội nghị Di truyền học Quốc tế tại Toronto, Canada. Cả hội nghị sôi sùng sục vì một phát minh vĩ đại. Phát minh này tạo điều kiện cho các nhà khoa học rút ngắn quá trình nghiên cứu, hạ giá đầu tư cho thiết bị". 

Những thuyết khoa học nực cười nhất mọi thời đại (2)

(Kiến Thức) -

Những thuyết khoa học nực cười nhất mọi thời đại (2)
Người Hy Lạp cổ đại tin rằng cừu có thể “mọc” như cỏ dại với một cái cuống nối tới rốn của nó. Đến thế kỷ 14, Pliny the Elder lại nhắc lại thuyết này và người châu Âu rất tin tưởng ý kiến đó.
 Người Hy Lạp cổ đại tin rằng cừu có thể “mọc” như cỏ dại với một cái cuống nối tới rốn của nó. Đến thế kỷ 14, Pliny the Elder lại nhắc lại thuyết này và người châu Âu rất tin tưởng ý kiến đó.

Đọc nhiều nhất

Tin mới