Điều kiện để được cùng SpaceX du lịch lên vũ trụ

Bạn có thể trở thành thành viên phi hành đoàn bằng cách quyên góp cho Bệnh viện ung thư trẻ em (Mỹ), nơi được chuyến bay sắp tới tài trợ.

Điều kiện để được cùng SpaceX du lịch lên vũ trụ
Dieu kien de duoc cung SpaceX du lich len vu tru

SpaceX đang lên kế hoạch cho chuyến bay thương mại thuần túy đầu tiên lên vũ trụ trước cuối năm nay và đã thông báo tuyển khách du lịch vũ trụ, công ty cho biết trên trang web của mình.

Chuyến bay có tên Inspiration4, người tài trợ là ông Jared Isaacman, nhà sáng lập công ty Shift4 Payments.

Chỉ huy phi hành đoàn đầu tiên có thành phần hoàn toàn là khách du lịch này là doanh nhân Isaacman 37 tuổi, một nhân vật tầm cỡ trong lĩnh vực giao dịch thanh toán ở Mỹ, đồng thời cũng là phi công nghiệp dư từng tham gia nhiều triển lãm hàng không. Tỷ phú này sẽ tài trợ kinh phí cho 3 phi hành gia khác trong chuyến bay.

Chuyến bay lên quỹ đạo Trái đất khởi hành từ sân bay vũ trụ ở Mũi Canaveral, sẽ kéo dài trong vài ngày, tuy nhiên chi tiết của chuyến bay vẫn chưa được tiết lộ.

Bạn có thể trở thành thành viên phi hành đoàn bằng cách quyên góp cho Bệnh viện ung thư trẻ em (Mỹ), nơi được chuyến bay sắp tới tài trợ.

Có thể đăng ký tham gia tuyển chọn trên trang web được lập riêng cho chuyến bay, sau khi đóng góp tối thiểu 10 USD - khoản tiền này sẽ được dùng để giúp đỡ trẻ em mắc bệnh ung thư, đồng thời mang đến cho người đóng góp cơ hội tiềm năng bay vào vũ trụ.

Theo ban tổ chức, đóng góp càng nhiều thì cơ hội được tuyển chọn càng lớn, cũng như có thể nhận được những món quà lưu niệm đáng nhớ.

Công ty cho biết tên của các khách du lịch vũ trụ sẽ được công bố trong vòng một tháng. Mọi công tác chuẩn bị cho chuyến bay sẽ do SpaceX tiến hành.

Công ty SpaceX theo hợp đồng với NASA chế tạo tàu vũ trụ có người lái Crew Dragon, cho đến nay đã hoàn thành hai chuyến bay chở phi hành gia lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Những con số và tiết lộ sốc về vũ trụ rộng lớn

Vũ trụ rộng lớn, điều đó chúng ta đều biết. Nhưng những con số và tiết lộ bất ngờ dưới đây sẽ khiến bạn kinh ngạc khi thấy vũ trụ bao la thế nào.

Những con số và tiết lộ sốc về vũ trụ rộng lớn

Nhung con so va tiet lo soc ve vu tru rong lon

Những phát hiện mới của các nhà khoa học chỉ ra rằng có khoảng 2.000 tỷ thiên hà trong vũ trụ, tức là nếu chia ra sẽ có khoảng 285 thiên hà cho mỗi người trên Trái Đất.

Nhung con so va tiet lo soc ve vu tru rong lon-Hinh-2

Trung bình, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy 0.000002% các ngôi sao trong dải Ngân hà: Vào những ngày trời trong và ít bị ô nhiễm ánh sáng, khi ngước lên bầu trời, chúng ta tưởng rằng mình đang trông thấy hàng vạn, hàng nghìn vì sao nhưng thực tế là chúng ta chỉ nhìn thấy hơn 2.000 ngôi sao. Trong khi đó, Dải Ngân hà nhìn chung có khoảng 100 tỷ vì sao và những vì sao chúng ta không nhìn thấy là nhiều vô kể.

Choáng ngợp hình ảnh vũ trụ của NASA công bố

Hình ảnh vũ trụ ấn tượng của NASA về các thiên hà, tinh vân và vô số vật thể khác trong vũ trụ như nhắc nhở về sự nhỏ bé của Trái Đất so với thế giới ngoài kia.

Choáng ngợp hình ảnh vũ trụ của NASA công bố

Choang ngop hinh anh vu tru cua NASA cong bo

Hình ảnh vũ trụ chụp một ngôi sao khổng lồ phát nổ cách đây 8.000 năm: Những tàn tích của ngôi sao này trong tinh vân Veil đang trải dài trên 110 năm ánh sáng và cách chúng ta 2.100 năm ánh sáng.

Choang ngop hinh anh vu tru cua NASA cong bo-Hinh-2

Hình ảnh tàu vũ trụ Cygnus của Orbital ATK được Canadarm2 của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ghi lại khi nó chuyển 3.447 kg hàng hóa tiếp tế lên cho ISS.

Nga dự tính xây trạm vũ trụ mới

Tổng Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) Dmitry Rogozin ngày 25/5 cho biết nước này đang có kế hoạch xây trạm không gian quỹ đạo riêng, cùng với một mẫu tàu vũ trụ mới có người lái.

Nga dự tính xây trạm vũ trụ mới

Trả lời phỏng vấn đài Komsomolskaya Pravda, ông Rogozin nói rằng thời gian hoạt động của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) chỉ còn khoảng 7-10 năm nữa. Và vì Nga là cường quốc trong lĩnh vực công nghiệp không gian trên toàn thế giới, nên nước này cần đi đầu trong việc xây trạm vũ trụ mới.

Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Ảnh: NASA

Đọc nhiều nhất

Tin mới