Diệu kế giữ mình, giữ nhà trước khi chết của Lưu Bá Ôn

Không chỉ có kế hay giúp Chu Nguyên Chương đoạt lấy thiên hạ, Lưu Bá Ôn còn hiểu thời thế sớm về ở ẩn, giữ được tính mạng của mình, gia đình và lưu lại được tư tưởng.

Diệu kế giữ mình, giữ nhà trước khi chết của Lưu Bá Ôn
Dieu ke giu minh, giu nha truoc khi chet cua Luu Ba On
Chiến lược gia Lưu Bá Ôn thời nhà Minh, Trung Quốc. Ảnh: Sohu.
Lưu Bá Ôn là chiến lược gia có tiếng tăm lừng lẫy của Chu Nguyên Chương, hoàng đế khai quốc thời nhà Minh, Trung Quốc. Dân chúng Trung Quốc thời đó thường nói rằng "xưa có Gia Cát Lượng, nay có Lưu Bá Ôn". Điều này cho thấy tài hoa và mưu lược của Lưu Bá Ôn được xếp số một thời Minh.
Sau khi đi theo Chu Nguyên Chương vào lúc 50 tuổi, Lưu Bá Ôn đã lần lượt giúp Chu Nguyên Chương loại bỏ các đối thủ Trần Hữu Lượng và Trương Sĩ Thành.
Tuy nhiên, khi nắm được giang sơn, đoạt được thiên hạ, Chu Nguyên Chương lại bắt đầu ra sức tàn sát công thần. Chỉ riêng vụ án Hồ Duy Dung đã liên lụy đến hàng vạn quan lại trong triều. Lưu Bá Ôn, người đứng đầu sóng ngọn gió khi đó đã dứt khoát lựa chọn giã từ sự nghiệp khi còn đang ở đỉnh vinh quang. Điều này mới có thể giúp Lưu Bá Ôn giữ được tính mạng của mình.
Sau khi về ở ẩn, Lưu Bá Ôn đã ghi chép lại những tư tưởng, suy nghĩ của mình trong quá trình tham gia các cuộc chiến tranh, đưa vào trong cuốn binh thư có tên là "Bách chiến kỳ mưu", tạm dịch nôm na là “những mưu kế kỳ diệu trong 100 cuộc chiến tranh”.
Tuy nhiên, là người có khả năng thần cơ diệu toán, Lưu Bá Ôn biết rằng, Chu Nguyên Chương, ông vua có lòng nghi kỵ rất nặng chắc chắn sẽ cử người đến hỏi thăm tăm hơi của cuốn sách này. Lưu Bá Ôn biết rằng, nếu ông giấu kín cho mình cuốn sách này thì sẽ trở thành họa sát thân và sẽ hại cả gia đình ông.
Sau đó, Lưu Bá Ôn đã tìm được một cơ hội đốt cuốn binh thư "Bách chiến kỳ mưu" này trước mặt mọi người. Ông hy vọng qua đó để lấy được sự tin cậy từ Chu Nguyên Chương và những người khác trong triều.
Trước khi lâm chung, Lưu Bá Ôn đã gửi một cuốn sách mang tên "Uất ly tử" và một bức thư cho Chu Nguyên Chương. Trong thư, Lưu Bá Ôn nói mình trước đây viết cuốn "Bách chiến kỳ mưu" là để giúp cho chân long thiên tử Chu Nguyên Chương đánh thiên hạ, giờ đây thiên hạ đã quốc thái dân an, đốt đi cuốn sách đó cũng là để thiên hạ muôn dân xem xét. Lưu Bá Ôn cho biết mình không muốn tiếp tục nhìn thấy thế gian trăm họ lầm than.
Ngoài ra, đối với Chu Nguyên Chương, người có tính đa nghi thì tất cả những gì mà Lưu Bá Ôn nói đều là dối trá. Ông nhận định Lưu Bá Ôn nhất định đã giữ riêng cho mình, cho rằng cuốn binh thư "Bách chiến kỳ mưu" đã giấu ở đâu đó trong nhà Lưu Bá Ôn.
Cuối cùng, Chu Nguyên Chương đã điều cẩm y vệ võ nghệ cao cường lục soát toàn bộ nhà Lưu Bá Ôn, nhưng mãi mãi không tìm được tăm hơi cuốn binh thư "Bách chiến kỳ mưu".
Dieu ke giu minh, giu nha truoc khi chet cua Luu Ba On-Hinh-2
Cuốn binh thư "Bách chiến kỳ mưu" của Lưu Bá Ôn đã lưu lại cho hậu thế. Ảnh: Sohu.
Điều kỳ lạ là: Năm cuối triều Minh, sau khi Sấm Vương Lý Tự Thành đánh tới Bắc Kinh, lại bất ngờ phát hiện ra trong bức thư và cuốn "Uất ly tử" mà Lưu Bá Ôn gửi cho Chu Nguyên Chương trước đây lại có vài trang nội dung lại chính là "Bách chiến kỳ mưu"!
Khi đó, Lý Tự Thành chợt tỉnh ngộ, cho rằng: Khi đó, Lưu Bá Ôn biết rằng, sau khi mình chết đi, Chu Nguyên Chương sẽ không bỏ qua cho ông, nên Lưu Bá Ôn dứt khoát giấu nguyên bản của binh thư trong "Uất ly tử".
Do Lưu Bá Ôn biết rõ, nếu Chu Nguyên Chương thừa cơ hãm hại mình thì "Bách chiến kỳ mưu" mà ông từng gửi cho Chu Nguyên Chương trong cuốn sách này sẽ có thể chứng minh ông không có tư tâm mờ ám, đồng thời khiến cho Chu Nguyên Chương để lại ấn tượng "thừa cơ hãm hại" trước văn võ bá quan trong triều.
Kế cuối cùng sinh thời của Lưu Bá Ôn, vài trăm năm không ai hiểu được, cuối cùng đã bị một người nông dân mang tên Lý Tự Thành phá giải được một cách không chủ đích.

Lưu Bá Ôn tiên đoán việc Sùng Trinh Đế treo cổ tự sát?

Dưới đây là câu chuyện về 3 bức tranh tiên tri mà Lưu Bá Ôn để lại cho Hoàng đế cuối cùng của nhà Minh, Sùng Trinh Đế.

Lưu Bá Ôn tiên đoán việc Sùng Trinh Đế treo cổ tự sát?
Là vị quân sư khai quốc của nhà Minh, cũng là vị kỳ nhân để lại lời tiên tri chính xác cho hàng trăm năm sau, Lưu Bá Ôn chắc chắn đã biết rõ vận mệnh của triều đại mà Chu Nguyên Chương khai sáng. Khi Chu Nguyên Chương hỏi về vận mệnh nhà Minh, Lưu Bá Ôn đã đáp: “Vạn tử vạn tôn” (“Số trời mênh mông, ta là chủ vạn con vạn cháu, hà tất phải hỏi”). Mặc dù trong lòng Chu Nguyên Chương hiểu đạo lý rằng không một triều đại nào có thể tồn tại mãi mãi, nhưng khi nghe được câu trả lời của Lưu Bá Ôn, Hoàng đế cũng không hỏi thêm nữa. Kỳ thực Lưu Bá Ôn ẩn ý rằng giang sơn triều Minh sẽ truyền tới Hoàng đế Sùng Trinh, tức Vạn Lịch Hoàng đế.

Nhờ 4 câu thơ, Lưu Bá Ôn được Chu Nguyên Chương tha mạng

Nếu không có 4 câu thơ này, có lẽ Lưu Bá Ôn khó mà bảo toàn mạng sống sau chuyến ghé thăm của Chu Nguyên Chương.

Nhờ 4 câu thơ, Lưu Bá Ôn được Chu Nguyên Chương tha mạng

Trong các triều đại phong kiến của Trung Quốc, nhà Minh là được coi là triều đại có nhiều nét đặc biệt. Nhà Minh có thể nói là triều đại mở đầu cho nhiều chế độ nhưng cũng chấm dứt nhiều chế độ.

Ví dụ như, thời nhà Minh bãi nhiễm vị trí Thừa tướng, đưa Hoàng đế trở thành người thống trị, nắm quyền trực tiếp các bộ ban ngành trong triều.

6 nhân vật tiên đoán như thần: Gia Cát Lượng không lọt top 3

Trong lịch sử Trung Hoa, có một số nhà tiên tri nổi tiếng, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, có thể dự đoán được chuyện xảy ra trong tương lai.

6 nhân vật tiên đoán như thần: Gia Cát Lượng không lọt top 3
Dưới đây là danh sách 6 nhà tiên tri nổi tiếng nhất, không gì có thể qua mắt được họ.
6. Lưu Bá Ôn

Đọc nhiều nhất

Tin mới