Nhờ 4 câu thơ, Lưu Bá Ôn được Chu Nguyên Chương tha mạng

Nếu không có 4 câu thơ này, có lẽ Lưu Bá Ôn khó mà bảo toàn mạng sống sau chuyến ghé thăm của Chu Nguyên Chương.

Nhờ 4 câu thơ, Lưu Bá Ôn được Chu Nguyên Chương tha mạng

Trong các triều đại phong kiến của Trung Quốc, nhà Minh là được coi là triều đại có nhiều nét đặc biệt. Nhà Minh có thể nói là triều đại mở đầu cho nhiều chế độ nhưng cũng chấm dứt nhiều chế độ.

Ví dụ như, thời nhà Minh bãi nhiễm vị trí Thừa tướng, đưa Hoàng đế trở thành người thống trị, nắm quyền trực tiếp các bộ ban ngành trong triều.

Nhà Minh là đỉnh cao của chế độ trung ương tập quyền và quân chủ chuyên chế. Nói đến những vị Hoàng đế thời nhà Minh, chắc hẳn các bạn đọc không thể không nghĩ ngay đến Chu Nguyên Chương.

Chu Nguyên Chương là người có tài, cũng rất dũng mãnh, để ngồi vững chắc trên giang sơn của mình, ông đã không ngại ra tay giết hại rất nhiều công thần. Nhưng Lưu Bá Ôn lại bằng một bài thơ mà giữ được tính mạng cho mình.

Cùng Chu Nguyên Chương giành thiên hạ

Trước hết chúng ta sẽ cùng nói về Lưu Bá Ôn. Lưu Bá Ôn là người Chiết Giang, có người nói, thôn làng ở Chiết Giang nơi Chu Bá Ôn sinh ra là nơi có nhiều điềm lành, chính vì thế nên sau này khi lớn lên, Lưu Bá Ôn mới tài giỏi hơn người. Nhưng lại có người nói, bởi vì Lưu Bá Ôn tài năng hơn người, mới giúp cho thôn làng Chiết Giang nơi ông lớn lên có nhiều may mắn.

Lưu Bá Ôn có thể tài năng hơn người, kiến công lập nghiệp cũng là bởi ngay từ khi còn nhỏ ông đã luôn cần cù, hiếu học. Từ nhỏ, Lưu Bá Ôn đã rất chăm chỉ đọc sách, hơn thế ông còn là người có trí tuệ, vô cùng thông minh.

Nho 4 cau tho, Luu Ba On duoc Chu Nguyen Chuong tha mang

Ông từng thi đỗ Tiến sĩ, làm quan trong triều đình nhà Nguyên, nhưng triều đình bấy giờ lại không trọng dụng tài học của ông, ngược lại còn bài xích ông vì ông xuất thân là người Hán. Chính bởi thế, cho dù Lưu Bá Ôn hoàn thành rất tốt công việc, nhưng ông vẫn bị mọi người tẩy chay.

không chịu được cảnh bị bạn bè đồng liêu tẩy chay, bài xích, cho nên ông đã xin từ quan, chọn lui về ở ẩn. Tuy đã chọn lui về ở ẩn, nhưng Lưu Bá Ôn vẫn luôn mong có cơ hội được kiến công lập nghiệp, trong thâm tâm ông vẫn muốn được cống hiến, tự tạo nên một chân trời mới, chỉ là khi ấy ông thiếu mất một minh quân.

Nếu như có một vị minh quân, có một người khiến ông cảm thấy đáng để ông phò tá, ông sẵn sàng rời núi, giúp đỡ người ấy thành danh, lập nghiệp. Chính vì thế, khi Minh Thái Tổ cũng chính là Chu Nguyên Chương đến mời ông xuống núi, Lưu Bá Ôn đã chọn xuống núi phò tá cho Chu Nguyên Chương.

Lưu Bá Ôn rất giỏi xem tướng, ngay khi nhìn thấy Chu Nguyên Chương, ông đã cảm nhận được khí thế bá vương trên người của người này, chắc chắn một ngày nào đó sẽ có thể đạt được thành tựu to lớn.

Lưu Bá Ôn đã căn cứ vào ưu điểm của Chu Nguyên Chương và tình thế cục diện bấy giờ để vạch ra những kế hoach cực kỳ hiệu quả. Ông phò tá Chu Nguyên Chương, giúp Chu Nguyên Chương biến hung thành cát, dần dần, Chu Nguyên Chương cũng tích lũy đủ lực lượng để chống lại nhà Nguyên.

Những thành tựu mà Chu Nguyên Chương có được không thể không nhắc đến công lao giúp đỡ của vị mưu sĩ trứ danh này.

Nho 4 cau tho, Luu Ba On duoc Chu Nguyen Chuong tha mang-Hinh-2

Sau cùng, Chu Nguyên Chương cũng lật đổ được nhà Nguyên, đăng cơ xưng đế, thành lập nên vương triều Đại Minh của chính mình. Còn Lưu Bá Ôn và những người đã ở bên cạnh Chu Nguyên Chương đều trở thành công thần, nhưng với họ, trở thành công thần chẳng những không đem đến một tương lai tốt đẹp mà còn rước thêm nghi kỵ cho chính mình.

Chu Nguyên Chương kỵ công thần

Khi Chu Nguyên Chương mới lên ngôi, bấy giờ giang sơn vẫn chưa ổn định nên vẫn rất cần đế sự trợ giúp của công thần.

Nhờ có sự giúp đỡ của Lưu Bá Ôn, giang sơn của Chu Nguyên Chương ngày một vững chắc. Trong thời kỳ chuyển giao ấy, có thể nói Chu Nguyên Chương đối với Lưu Bá Ôn chính là bảo sao nghe vậy, chỉ cần là kế hoạch do Lưu Bá Ôn đưa ra, Chu Nguyên Chương chắc chắn sẽ làm theo.

Nhưng đến khi giang sơn đã vững chắc, thái độ của ông dần dần thay đổi. Vị quân chủ này lo sợ những công thần trước đây cùng chung sức với mình sẽ rình mò, lăm le giang sơn Đại Minh, cho nên ông bắt đầu ra tay trừng trị công thần.

Bất cứ khi nào Chu Nguyên Chương phát hiện ra ai có ý đồ tạo phản, dù chỉ là một chút ít thôi, ông cũng lập tức trừng trị nghiêm khắc. Thái độ của Chu Nguyên Chương với Lưu Bá Ôn khi ấy cũng thay đổi một cách rõ rệt.

Thoát chết nhờ một bài thơ

Một người thông minh như Lưu Bá Ôn sớm đã nhìn thấu suy nghĩ của Chu Nguyên Chương, cho nên ông luôn vô cùng cẩn thận bày tỏ cho Chu Nguyên Chương thấy được lòng trung thành của mình.

Về sau, Lưu Bá Ôn thậm chí còn muốn từ quan để bảo toàn tính mạng, nhưng ông từ quan đến hai lần mà vẫn chẳng thể xóa sạch được nghi kỵ của Chu Nguyên Chương với chính ông.

Nho 4 cau tho, Luu Ba On duoc Chu Nguyen Chuong tha mang-Hinh-3

Đoán được trước mọi chuyện, Lưu Bá Ôn xin cáo quan về quê nhưng vẫn không xóa bỏ được nghi kỵ trong lòng Chu Nguyên Chương.

Hết cách, Lưu Bá Ôn đã phải dùng đến cách giả chết để Chu Nguyên Chương hoàn toàn bỏ xuống phòng bị. Khi Chu Nguyên Chương nghe tin Lưu Bá Ôn mắc bệnh qua đời, Chu Nguyên Chương vô cùng sung sướng, cảm thấy mối đe dọa trong lòng lúc này mới thật sự tan biến.

Nhưng Chu Nguyên Chương vẫn lo đằng sau có âm mưu nên ông đã đích thân đến tận nhà Lưu Bá Ôn. Bấy giờ Chu Nguyên Chương còn cải trang, giấu giếm thân phận, bí mật đến nhà Lưu Bá Ôn.

Nhưng khi đến nơi, thay vì đi vào cổng lớn, ông lại quay hướng đi đến một ngôi miếu đổ nát trong nhà Lưu Bá Ôn. Chu Nguyên Chương đi vào trong miếu cũng chẳng phải vì có mục đích gì đặc biệt, chỉ là bởi vì khi nhìn thấy ngôi miếu hoang, Chu Nguyên Chương bất chợt nhớ đến thời gian khi còn làm hòa thượng của mình.

Ngồi trong miếu, hoàng đế Minh triều nhớ lại quãng thời gian khá đặc biệt ấy trong cuộc đời mình. Đang suy nghĩ, ông bỗng phát hiện ra trên tường của ngôi miếu có người viết một bài thơ:

"Đại thiên thế giới chính mang mang,

Hà tất thu thập nhất đại tàng?

Cổ lai đa thiểu anh hùng bối,

Đắc đạo đa trợ thất đạo vong."

Mặc dù trình độ văn hóa của Chu Nguyên Chương không cao, nhưng hàm ý bài thơ này nói đến lại rất dễ hiểu.

Nội dung của bài thơ đại ý là: Thế giới rộng lớn nhường này, cớ sao phải thu lại một chỗ? Từ xưa đến nay, các bậc anh hùng, giữ được đạo thì nhiều người trợ giúp, đánh mất đạo thì vong.

Đọc những câu thơ này, kết hợp với việc Lưu Bá Ôn đã chủ động rút lui, Chu Nguyên Chương không còn nghi kỵ Lưu Bá Ôn nữa, cũng nhờ đó mà vị mưu sĩ mới có thể yên ổn sống ở quê nhà thêm một thời gian, tránh được họa máu chảy đầu rơi.

Thuật phong thủy của Lưu Bá Ôn giúp hơn 260 người ở 1 ngôi làng làm quan

Nhờ tinh thông phong thủy, Lưu Bá Ôn đã giúp cho người dân thôn Du Nguyên không còn khổ sở vì thiên tai, trở thành một vùng đất địa linh nhân kiệt ở Trung Quốc.

Thuật phong thủy của Lưu Bá Ôn giúp hơn 260 người ở 1 ngôi làng làm quan
Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương từ một đứa trẻ chăn trâu nghèo khổ đã vật lộn vươn lên chiến đấu, cuối cùng đã lật đổ được sự thống trị của triều đình nhà Nguyên, trở thành Hoàng đế khai quốc đương thời ở Trung Quốc.

Cái chết bi thảm của bậc thầy phong thủy số một nhà Minh

(Kiến Thức) - Mặc dù rất am tường về thuật phong thủy, Lưu Bá Ôn cũng không tránh được số trời. Ông chịu một cái chết đau đớn chỉ vị bị ganh ghét.

Cái chết bi thảm của bậc thầy phong thủy số một nhà Minh
Cai chet bi tham cua bac thay phong thuy so mot nha Minh
Lưu Bá Ôn (1311-1375) là một trong những bậc khai quốc công thần của nhà Minh đồng thời cũng là được coi là một trong những bậc thầy phong thủy lỗi lạc nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Cai chet bi tham cua bac thay phong thuy so mot nha Minh-Hinh-2
Theo sử sách, ông đậu tiến sĩ triều Nguyên Huệ Tông nhưng không ra làm quan vì bất mãn với nhà Nguyên mà đi theo Chu Nguyên Chương. Là nhân vật quan trọng bậc nhất trong số các quân sư, ông giúp Chu Nguyên Chương đánh đuổi người Mông Cổ và lên ngôi vua, lập ra nhà Minh.

Lưu Bá Ôn gặp Chu Nguyên Chương 1 lần biết sẽ làm hoàng đế?

Chẳng phải tự nhiên, dáng nằm của Chu Nguyên Chương (khi đó chỉ là một người vô danh) đã khiến Lưu Bá Ôn phải chú ý.

Lưu Bá Ôn gặp Chu Nguyên Chương 1 lần biết sẽ làm hoàng đế?
Cuộc gặp gỡ giữa Lưu Bá Ôn và Chu Nguyên Chương

Thời trẻ, Lưu Bá Ôn từng đi khắp nơi để học hỏi. Có một lần, ông vô tình gặp Chu Nguyên Chương trên một bãi cỏ.

Khi đó Chu Nguyên Chương đang nằm trên bãi cỏ, miệng ngậm một cọng cỏ mắt ngước lên nhìn bầu trời.

Chu Nguyên Chương lúc đó đang cảm thấy đầy hoang mang và mù mịt về cuộc sống tương lai, là một người không có chí hướng gì, chỉ nghĩ làm sao có thể giải quyết một vấn đề rất đỗi bình thường, đó là cơm ăn áo mặc hằng ngày.

Thế nhưng vừa nhìn thấy Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn cảm thấy vô cùng hoảng sợ và có một niềm tin chắc chắn rằng Chu Nguyên Chương sẽ là một Hoàng đế trong tương lai.

Luu Ba On gap Chu Nguyen Chuong 1 lan biet se lam hoang de?

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Lưu Bá Ôn.

Ông là một người rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, là một đại quân sư có tài có thể sánh ngang với Gia Cát Lượng.

Lúc còn rất nhỏ, ông được mọi người trong thôn gọi là "thần đồng", sau khi trưởng thành, ông trở thành một người "quái dị": Đỗ tiến sĩ dễ như trở bàn tay, tuổi còn trẻ đã được vào cung làm quan.

Con mắt nhìn người của Lưu Bá Ôn cũng vô cùng đặc biệt, không những có thể dễ dàng phân biệt được một người tốt xấu như thế nào, mà còn có thể dự đoán trước được tương lai của họ.

Lúc ông 25 tuổi, do không hài lòng với các đồng nghiệp của mình và cho rằng họ quá hợm hĩnh nên ông đã cãi nhau với họ.

Tuy nhiên, từ lúc phát hiện ra rằng trong chốn quan trường phần lớn mọi người đều ham mê danh lợi, ông không còn muốn làm quan nữa mà lựa chọn về quê làm ruộng sống ẩn cư.

Chính vào lúc Lưu Bá Ôn nản chí ngã lòng thì đột nhiên ông gặp được Chu Nguyên Chương.

Người này trông không khác gì những người bình thường, chỉ có điều lúc đó, Chu Nguyên Chương nằm bẹp trên cỏ, duỗi thẳng tay chân ra và bày ra dáng hình chữ "đại" (大). Đồng thời lúc đó, ngay trên đầu Chu Nguyên Chương lại có một cái đòn gánh đặt ngang, tạo thành hình chữ "thiên" (天)

Tiếp theo đó, một cơn gió nhẹ thổi qua, cơ thể của Chu Nguyên Chương cũng chuyển động theo. Do những thay đổi của cơ thể nên chữ "thiên" ban đầu cũng bị thay đổi và tạo thành hình chữ "tử" (子). Hai chữ "thiên" và "tử" kết hợp lại với nhau sẽ thành chữ gì? Chẳng phải đó chính là chữ Thiên tử sao?

Luu Ba On gap Chu Nguyen Chuong 1 lan biet se lam hoang de?-Hinh-2

Tranh chân dung của Lưu Bá Ôn

Lưu Bá Ôn cảm thấy đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, con người trước mặt chắc chắn là Thiên tử trong tương lai.

Vì thế, Lưu Bá Ôn đã quyết định sẽ giúp đỡ chàng trai trẻ này. Ông đã tiến lên phía trước gọi Chu Nguyên Chương dậy, rồi giới thiệu một cách đơn giản về bản thân mình.

Sau khi làm xong tất cả những việc trên, Lưu Bá Ôn mới hỏi tên tuổi và sinh thần bát tự của Chu Nguyên Chương.

Chu Nguyên Chương trả lời từng câu một. Dù sao thì lúc đó Chu Nguyên Chương cũng chỉ là một người bình thường, trong khi Lưu Bá Ôn đã là một tiến sĩ. Vì thế, Chu Nguyên Chương không dám không trả lời câu hỏi của Lưu Bá Ôn, ngay cả khi ông hỏi về những việc riêng tư.

Nhiều năm sau, Chu Nguyên Chương lên làm Hoàng đế, điều này không thể không nhắc đến những nỗ lực của Lưu Bá Ôn.

Có thể nói, nếu như không có sự trợ giúp từ phía sau của Lưu Bá Ôn, về cơ bản Chu Nguyên Chương không thể đạt được thành công, tất nhiên đến cuối cùng Lưu Bá Ôn cũng trở thành thuộc hạ trung thành nhất của Chu Nguyên Chương.

Mặc dù hai người cách nhau 17 tuổi, nhưng tình nghĩa giữa hai người đã vượt xa những tình cảm thông thường.

Hơn nữa, mặc dù cuối cùng Chu Nguyên Chương đã giết chết hết các công thần, nhưng đã tha cho một mình Lưu Bá Ôn (cũng có người nói cái chết của Lưu Bá Ôn có liên quan tới Chu Nguyên Chương). Từ đó có thể thấy tình cảm giữa hai người họ sâu sắc đến nhường nào.

Luu Ba On gap Chu Nguyen Chuong 1 lan biet se lam hoang de?-Hinh-3

Chân dung Hoàng đế nhà Minh Chu Nguyên Chương.

Sau này, câu chuyện ngày trước của Lưu Bá Ôn và Chu Nguyên Chương được lưu truyền khắp dân gian.

Những người dân bình thường cũng vô cùng khâm phục khả năng dự đoán tương lai của Lưu Bá Ôn, thậm chí có người còn so sánh ông với Gia Cát Lượng, người đời sau còn lưu truyền câu nói "Tam phần thiên hạ Gia Cát Lượng, nhất thống giang sơn Lưu Bá Ôn", điều này chứng minh rằng Lưu Bá Ôn quả thực là một kỳ tài.

Khi gặp Chu Nguyên Chương lần đầu tiên, Lưu Bá Ôn thực sự đã dựa vào dáng nằm mà kết luận rằng người ấy là hoàng đế tương lai?

Thật ra không chỉ có như vậy. Trong dã sử có một đoạn ghi chép như thế này: Nghe nói sau khi nhìn thấy tư thế ngủ hình chữ "thiên tử" của Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn đã không vội vì điều này mà kết luận người đó là hoàng đế tương lai, bởi suy cho cùng cũng có khả năng việc đó là một sự trùng hợp.

Nhưng cũng chính hôm đó Lưu Bá Ôn bắt đầu tính toán vận mệnh tương lai của Chu Nguyên Chương, kết quả là không xem thì không biết, càng xem lại càng vô cùng hoảng sợ, thật không ngờ rằng, ông tính toán ra chín năm sau Chu Nguyên Chương gặp cảnh nhà tan cửa nát.

Xem đến đây, Lưu Bá Ôn ngớ người tại chỗ, suy nghĩ một lúc ông liền đi qua và nói: "Chuyện đau khổ nhất trên thế gian chính là bố mẹ anh em đều qua đời, còn chuyện hạnh phúc nhất trên thế gian chính là khai quốc xưng đế, tạo phúc cho con cháu. Vậy cậu sẵn lòng chấp nhận việc tan cửa nát nhà, hay là sẵn lòng tạo phúc cho con cháu?"

Chu Nguyên Chương nghe xong, nhìn Lưu Bá Ôn như nhìn một gã ngốc và lựa chọn khai quốc xưng đế tạo phúc cho con cháu.

Nhưng do sợ sệt thân phận của Lưu Bá Ôn, Chu Nguyên Chương vẫn ngoan ngoãn trả lời rằng: "Tôi chọn khai quốc xưng đế, tạo phúc cho con cháu."

Luu Ba On gap Chu Nguyen Chuong 1 lan biet se lam hoang de?-Hinh-4

Hình ảnh Chu Nguyên Chương trên phim.

Chu Nguyên Chương khi đó không biết một điều rằng, sau khi nói xong câu này, Lưu Bá Ôn đã nhìn thấy một loại khí chất của Hoàng đế khó diễn tả bằng lời từ đối phương. Vì thế, ông càng chắc chắn rằng người này sẽ là Thiên tử trong tương lai.

Tiên đoán của bậc thầy thần cơ diệu toán Lưu Bá Ôn quả không sai. Chu Nguyên Chương về sau đã lên ngôi hoàng đế.

Theo ghi chép lịch sử, cuối 1367 (khi đó Chu Nguyên Chương đã gia nhập nghĩa quân và thu được nhiều thành tích nổi bật), ông xuất quân Bắc phạt và nhanh chóng chiếm được Sơn Đông.

Tháng giêng năm 1368, Chu Nguyên Chương xưng đế, đặt quốc hiệu là Minh, trở thành vua Minh Thái Tổ.

Cùng năm đó, ông cho quân công phá Đại Đô (Bắc Kinh), lật đổ ách thống trị gần một thế kỷ của nhà Nguyên ở Trung Quốc đại lục, từng bước thực hiện quá trình thống nhất đất nước.

Chu Nguyên Chương mất vào năm Hồng Vũ thứ 31 (1398), hưởng thọ 70 tuổi, duy trì ngôi vị 31 năm, được an táng tại Hiếu lăng ở phía nam chân núi Chung Sơn, thành phố Nam Kinh ngày nay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới