Điều gì giúp các tòa tháp chọc trời chống được động đất?

Các bộ giảm chấn trong các tòa nhà chọc trời trên khắp thế giới, bao gồm tháp Taipei 101 ở Đài Loan, Steinway ở New York..., giúp chúng "sống sót" kỳ diệu sau các trận động đất.

Trận động đất mạnh 7,4 độ richter ngày 3/4 đã làm rung chuyển Đài Loan. Đây là trận động đất mạnh nhất ở hòn đảo này trong vòng 25 năm qua.

Nằm ở thành phố Đài Bắc, tòa nhà cao nhất Đài Loan, Taipei 101 vẫn trụ vững sau trận động đất với cường độ 7,4 độ này. Trước đó, nó đã trải qua rất nhiều trận động đất lớn nhỏ nhưng vẫn hoạt động bình thường.

Sự sống sót của Taipei 101 là nhờ thiết kế sáng tạo của kiến trúc sư Marvel. Có một quả cầu vàng khổng lồ nặng tới 660 tấn, lơ lửng bên trong tòa nhà chọc trời như một bộ giảm chấn khối lượng được điều chỉnh, với 92 dây cáp chắc chắn nằm giữa tầng 87 và tầng 92. Thiết bị này hấp thụ động năng một cách hiệu quả giúp giảm thiểu tác động của lực địa chấn lên các tòa nhà.

Mặt đất rung chuyển ở nhiều tần số khác nhau, bao gồm cả tần số cộng hưởng của tòa nhà, sự cộng hưởng này có thể tăng cường độ rung lắc, khả năng gây hư hỏng cấu trúc hoặc sụp đổ tòa nhà. Khi một tòa nhà bắt đầu rung chuyển, bộ giảm chấn sẽ di chuyển theo hướng ngược lại. Trong trường hợp của Taioei 101, nó bị treo lơ lửng nên khi tòa tháp lắc lư, các xi lanh thủy lực giữa quả cầu và tòa nhà sẽ chuyển đổi động năng thành nhiệt năng, sau đó phân tán chúng.

Chỉ tính riêng con lắc khổng lồ này đã có giá khoảng 4 triệu USD. Các chuyên gia đánh giá, bộ giảm chấn rất thành công nhằm giảm tác động của gió và động đất lên tòa nhà.

Các bộ giảm chấn được sử dụng trong các tòa nhà chọc trời trên khắp thế giới, bao gồm tháp Steinway ở New York (Mỹ) và tòa nhà Burj al-Arab ở Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất).

Tuy nhiên, bộ giảm chấn không phải là đặc điểm thiết kế duy nhất giúp ổn định tòa tháp khi có rung chấn.

Taipei 101 nằm trên nền móng đặc biệt sâu, cụ thể là 380 cọc bê tông và thép được khoan xuống nền đá bên dưới. Phía trên các cọc này, phần lõi tòa tháp được kết nối với những cây “cột lớn” thông qua các giàn thép khổng lồ.

Những công trình kiến trúc cao nhất thế giới theo thời gian

(Kiến Thức) - Những công trình kiến trúc từng nắm giữ kỷ lục cao nhất thế giới phải kể đến tòa nhà chọc trời Burj Khalifa, tháp Eiffel hay Kim tự tháp Giza,...

Những công trình kiến trúc cao nhất thế giới theo thời gian
Nhung cong trinh kien truc cao nhat the gioi theo thoi gian
Burj Khalifa là tòa nhà chọc trời ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), giữ kỷ lục là công trình kiến trúc cao nhất thế giới trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến nay. Tòa nhà cao 830 mét và được hoàn thành vào năm 2010.
Nhung cong trinh kien truc cao nhat the gioi theo thoi gian-Hinh-2
Tháp CN Tower ở Toronto (Canada) cao 553 mét là công trình cao nhất thế giới trong 32 năm (1975-2007). Tháp CN Tower thu hút 2 triệu khách du lịch mỗi năm.
Nhung cong trinh kien truc cao nhat the gioi theo thoi gian-Hinh-3
Tháp Ostankino ở thủ đô Moscow (Nga) từng nắm giữ kỷ lục cao nhất hành tinh trong khoảng thời gian 1967-1975, với chiều cao 537 mét. Hiện, Ostankino vẫn là công trình cao nhất ở Châu Âu.
Nhung cong trinh kien truc cao nhat the gioi theo thoi gian-Hinh-4
Empire State ở New York (Mỹ) là tòa nhà cao nhất thế giới trong khoảng thời gian 1931-1967, với chiều cao 381 mét.
Nhung cong trinh kien truc cao nhat the gioi theo thoi gian-Hinh-5
Được xây dựng vào năm 1930, Chrysler Building là một nhà chọc trời Art Deco ở phía đông của Manhattan, New York (Mỹ). Với chiều cao 319 mét, Chrysler Building là tòa nhà cao nhất thế giới trong khoảng thời gian 1930-1931.
Nhung cong trinh kien truc cao nhat the gioi theo thoi gian-Hinh-6
Công trình cao nhất thế giới trong khoảng thời gian từ 1889-1930 là tháp Eiffel ở thủ đô Paris (Pháp), với chiều cao 300 mét. Tháp Eiffel thu hút khoảng 7 triệu lượt du khách mỗi năm.
Nhung cong trinh kien truc cao nhat the gioi theo thoi gian-Hinh-7
Tượng đài Washington ở Mỹ cao 169 mét là tòa nhà cao nhất thế giới trong khoảng thời gian 1884-1889.
Nhung cong trinh kien truc cao nhat the gioi theo thoi gian-Hinh-8
Nhà thờ chính tòa Cologne ở Đức cao 157 mét được hoàn thành vào năm 1880 và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1996. Đây là công trình cao nhất thế giới trong khoảng thời gian 1880-1884, với chiều cao 157 mét.
Nhung cong trinh kien truc cao nhat the gioi theo thoi gian-Hinh-9
Nhà thờ chính tòa ở Rouen, Pháp, cao 151 mét được hoàn thiện vào năm 1880.
Nhung cong trinh kien truc cao nhat the gioi theo thoi gian-Hinh-10
Nhà thờ St Nicholas ở Hamburg, Đức, cao 147 mét được hoàn thiện vào năm 1874 và trở thành tòa nhà cao nhất thế giới trong khoảng thời gian 1874-1976.
Nhung cong trinh kien truc cao nhat the gioi theo thoi gian-Hinh-11
Với chiều cao 142 mét, nhà thờ Strasbourg ở Pháp trở thành tòa nhà cao nhất thế giới năm 1647 và nắm giữ kỷ lục này trong 227 năm.
Nhung cong trinh kien truc cao nhat the gioi theo thoi gian-Hinh-12
Nhà thờ St Mary ở Stralsund (Đức) cao 151 mét. Đây là tòa nhà cao nhất thế giới trong khoảng thời gian 1549-1647.
Nhung cong trinh kien truc cao nhat the gioi theo thoi gian-Hinh-13
Nhà thờ Lincoln ở Anh cao 160 mét và là tòa nhà cao nhất thế giới trong khoảng thời gian 1311-1549.
Nhung cong trinh kien truc cao nhat the gioi theo thoi gian-Hinh-14
Kim tự tháp Giza ở Ai Cập cao 146 mét giữ kỷ lục là công trình cao nhất thế giới trong khoảng thời gian từ năm 2560 trước Công nguyên tới năm 1311 sau Công nguyên. Đây là kỳ quan của thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại.

Ngắm thành phố New York khác lạ từ trên cao

(Kiến Thức) - Trong cuốn sách mới nhất, tác giả Evan Joseph giới thiệu một thành phố New York  khác lạ bằng những tấm hình chụp từ trên trực thăng.

Ngắm thành phố New York khác lạ từ trên cao
Ngam thanh pho New York khac la tu tren cao
 Theo như chia sẻ, tác giả Evan Joseph lấy cảm hứng từ tòa nhà One World Trade Center để thực hiện cuốn sách “New York From Above” (tạm dịch: New York nhìn từ trên xuống).

Cận cảnh tòa nhà chọc trời cao nhất Thái Lan

(Kiến Thức) - MahaNakhon trở thành tòa nhà chọc trời cao nhất Thái Lan sau khi công trình này được hoàn thiện vào ngày 29/8 vừa qua.

Cận cảnh tòa nhà chọc trời cao nhất Thái Lan
Tòa nhà chọc trời cao nhất Thái Lan MahaNakhon tọa lạc ở Silom, thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Bangkok.
 Tòa nhà chọc trời cao nhất Thái Lan MahaNakhon tọa lạc ở Silom, thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Bangkok.
Công trình ấn tượng này do kiến trúc sư Büro Ole Scheeren thiết kế. Ảnh: THX.
 Công trình ấn tượng này do kiến trúc sư Büro Ole Scheeren thiết kế. Ảnh: THX.
Tòa nhà chọc trời vừa được hoàn thiện hôm 29/8 và trở thành công trình cao nhất Thái Lan. Ảnh: Instagram.

Tòa nhà chọc trời vừa được hoàn thiện hôm 29/8 và trở thành công trình cao nhất Thái Lan. Ảnh: Instagram.

MahaNakhon nổi bật giữa những tòa nhà xung quanh ở thủ đô Bangkok. Ảnh: Bangkok.
MahaNakhon nổi bật giữa những tòa nhà xung quanh ở thủ đô Bangkok. Ảnh: Bangkok.
Được biết, tòa MahaNakhon cao 314 mét gồm 77 tầng. Ảnh: Instagram.
 Được biết, tòa MahaNakhon cao 314 mét gồm 77 tầng. Ảnh: Instagram.
Tòa nhà rực rỡ vào ban đêm nhờ hệ thống chiếu sáng. Ảnh: Instagram.
Tòa nhà rực rỡ vào ban đêm nhờ hệ thống chiếu sáng. Ảnh: Instagram.
Tòa nhà nổi bật giữa màn đêm. Ảnh: Instagram.
Tòa nhà nổi bật giữa màn đêm. Ảnh: Instagram.
Bên ngoài tòa nhà chọc trời MahaNakhon. Ảnh: THX.
 Bên ngoài tòa nhà chọc trời MahaNakhon. Ảnh: THX.
Người dân ngắm nghìn công trình ấn tượng giữa lòng thủ đô Bangkok. Ảnh: THX.
 Người dân ngắm nghìn công trình ấn tượng giữa lòng thủ đô Bangkok. Ảnh: THX.
Nhiều người chọn những góc đẹp và ghi lại hình ảnh tòa MahaNakhon. Ảnh: THX.
Nhiều người chọn những góc đẹp và ghi lại hình ảnh tòa MahaNakhon. Ảnh: THX.
Bên trong tòa nhà cao nhất Thái Lan này có cả khách sạn, nhà hàng, quán bar... Ảnh: Instagram.
Bên trong tòa nhà cao nhất Thái Lan này có cả khách sạn, nhà hàng, quán bar... Ảnh: Instagram.

Đọc nhiều nhất

Tin mới