Điện tăng giá kỷ lục nhưng quá ít đại biểu muốn chất vấn BT Bộ Công Thương

(Kiến Thức) - Chỉ có 3/471 đại biểu muốn chất vấn Bộ trưởng Công Thương  về vấn đề điện tăng giá nên Bộ trưởng Trần Tuấn Anh vẫn chưa được chọn lên ngồi "ghế nóng" để trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 7 - Quốc hội XIV.

Điện tăng giá kỷ lục nhưng quá ít đại biểu muốn chất vấn BT Bộ Công Thương
Quá ít đại biểu muốn chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã thông tin đến báo chí về các nhóm vấn đề và danh sách bộ trưởng, trưởng ngành sẽ ngồi “ghế nóng” để trả lời chất vấn tại kỳ họp lần này.
Trả lời câu hỏi, vì sao Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh không được lựa chọn chất vấn khi gần đây có nhiều vấn đề nóng liên quan đến Bộ này như tăng giá điện, điều chỉnh giá xăng...
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Văn phòng Quốc hội chỉ thu từ đại biểu 3 ý kiến đề nghị chất vấn Bộ trưởng Công Thương trong tổng số 471 phiếu.
“Như vậy ít quá. Chứ không phải có nhiều đại biểu muốn chất vấn Bộ trưởng Công Thương” - ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Dien tang gia ky luc nhung qua it dai bieu muon chat van BT Bo Cong Thuong
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. 
Khi PV đặt câu hỏi về việc, tại sao Văn phòng Quốc hội không lựa chọn lĩnh vực Công Thương là một nội dung xin ý kiến đại biểu, mà lại là nhóm vấn đề khác? Vì ngành Công Thương và cả cá nhân Bộ trưởng Bộ Công thương cũng có nhiều vấn đề dư luận quan tâm?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc nói rằng, đây là quy trình chọn lựa nhóm nội dung chất vấn.
“Trong 9 nhóm vấn đề mà Văn phòng Quốc hội tổng hợp được, thì có nhóm nội dung của Bộ Công Thương và nhiều bộ khác nữa. Tuy nhiên, trong quá trình chọn thì cứ từ cao đến thấp và cuối cùng cùng chọn ra 4 nhóm như ngày hôm nay.
Kết quả cuối cùng cho thấy, việc lựa chọn này là đúng vì trong phần ý kiến khác chỉ có 3 đại biểu đề xuất chất vấn Bộ Công Thương về tăng giá điện bên cạnh 5 nhóm vấn đề được Văn phòng Quốc hội gửi xin ý kiến. Đó là quy trình chọn thì chúng ta chấp hành thôi” - ông Phúc nói.
Nói về cơ sở, tiêu chí lựa chọn nội dung chất vấn, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết ngoài phiếu đề nghị của đại biểu còn dựa vào những bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, được cử tri quan tâm.
Theo quy định không chất vấn những vấn đề đã có trong nghị quyết chất vấn và nghị quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian 12 tháng, tính đến thời điểm chất vấn. Thứ 3 là thời gian chất vấn.
Trên cơ sở này, Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội rất sớm, từ trước 1 tháng để đề nghị văn phòng đoàn đại biểu gửi nội dung liên quan tới các vấn đề chất vấn.
Theo lời ông Nguyễn Hạnh Phúc, tới 23/5, Văn phòng Quốc hội nhận được 190 vấn đề từ đề xuất của 48 đoàn và 28 vấn đề từ 16 phiếu chất vấn của đại biểu Quốc hội, 96 vấn đề Ban Dân nguyện tổng hợp từ kiến nghị cử tri gửi tới kỳ họp 7. Qua phân tích, Văn phòng Quốc hội chia ra làm 9 nhóm xin ý kiến, sau đó chốt lại 4 nhóm vấn đề.
"Việc này hết sức khách quan, dân chủ, tôn trọng ý kiến đại biểu Quốc hội đã lựa chọn” - ông Phúc cho biết và nói thêm: “Nếu đưa ra nhóm vấn đề mà đại biểu không đồng tình thì không ai chất vấn cả. Quan trọng nhất là phải có đại biểu chất vấn mà cũng không nên chất vấn lại những nội dung mà thành viên Chính phủ đang thực hiện như vấn đề giáo dục, tài nguyên - môi trường, nông nghiệp... đều là những vấn đề mà Chính phủ đang thực hiện”.
Bốn Bộ trưởng “ngồi ghế nóng” phiên chất vấn là ai?
Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, ngày 27/5, danh sách 5 vị “Tư lệnh” ngành gồm Bộ trưởng Bộ Công an, VHTTDL, GTVT, Xây dựng, Tổng Thanh tra Chính phủ và các vấn đề chất vấn đã được gửi đến đại biểu Quốc hội để xin ý kiến.
Kết quả, các ĐBQH đã thống nhất lựa chọn 4 bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn của đại biểu, gồm Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà và Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện.
Cụ thể, nhóm vấn đề dự kiến sẽ chất vấn Bộ trưởng Công an Tô Lâm là công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép chất ma tuý.
Trong nhóm vấn đề này còn có công tác đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen, băng nhóm hoạt động theo kiểu "xã hội đen", tổ chức đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia, xâm hại phụ nữ, trẻ em.
Bộ trưởng Tô Lâm cũng phải trả lời công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm an toàn giao thông, nhất là đối tượng tham gia giao thông sử dụng rượu bia vượt quá mức quy định, sử dụng ma tuý hoặc chất kích thích gây hậu quả nghiêm trọng.
Cùng tham gia giải trình về các vấn đề này còn có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Bộ GDĐT, Bộ Y tế, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao...
Nhóm vấn đề thứ hai liên quan đến lĩnh vực xây dựng, quản lý thị trường bất động sản, xử lý bất cập trong quản lý nhà chung cư; công tác quy hoạch, quản lý trật tự, di dời trụ sở bộ ngành ra khỏi nội đô... Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà. Cùng trả lời thêm về vấn đề này sẽ có Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và các bộ ngành liên quan.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể dự kiến trả lời về lĩnh vực giao thông vận tải gồm xử lý những vướng mắc về kết cấu hạ tầng giao thông. Nhất là các công trình giao thông trọng điểm, đội vốn lớn, chậm tiến độ, chất lượng kém.
Đồng thời quản lý hoạt động vận tải, chất lượng phương tiện, quản lý xe hợp đồng điện tử, đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới; thực hiện, quản lý giám sát thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí hoàn vốn dự án đầu tư trên quốc lộ, đường bộ cao tốc; trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Bộ trưởng Văn hoá Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trong danh sách với nhóm vấn đề về quản lý, bảo tồn và phát triển di sản văn hoá, quản lý nguồn thu từ các khu di tích, danh lam thắng cảnh; công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, phòng ngừa mê tín dị đoan, việc đầu tư xây dựng và quản lý các công trình tâm linh, quản lý nguồn thu từ hoạt động tín ngưỡng, du lịch tâm linh, công tác quản lý và phát triển du lịch.
Theo chương trình, phiên chất vấn và trả lời chất vấn bắt đầu từ ngày 4/6 đến hết buổi sáng 6/6 (diễn ra trong 2,5 ngày).

Tiền điện tháng 4 tăng "sốc", người dân nên kiểm tra bằng cách nào?

(Kiến Thức) - Tiền điện tháng 4 tăng sốc làm đảo lộn cuộc sống của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi ngành nghề, dịch vụ. Bên cạnh việc lý giải nguyên nhân giá điện “nhảy múa”, diện EVN cũng khuyến cáo cách kiểm tra để kiểm soát việc dùng điện.

Tiền điện tháng 4 tăng "sốc", người dân nên kiểm tra bằng cách nào?
Nhiều ngày gần đây, dư luận “sục sôi” với việc tiền điện tăng quá cao. Hầu hết người dân nào cũng hốt hoảng vì giá điện tháng 4 chênh lệch quá lớn so với bình thường, có nhà thậm chí còn bị tăng gấp đôi.
Không chỉ các hộ dân mà các doanh nghiệp, nhà hàng kinh doanh dịch vụ cũng bị ảnh hưởng theo. Nhiều doanh nghiệp lo ngại sẽ phải điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ để cân đối thu – chi. Trong đó, các tòa nhà văn phòng đã là đối tượng điều chỉnh sớm nhất. Chị Thu Hoài ở Cầu Giấy – Hà Nội cho biết: “Công ty tôi thuê văn phòng tại một tòa nhà trên đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy. Sáng nay, phòng kế toán của tôi nhận được thông tin từ ban quản lý tòa nhà thông báo việc tăng phí thanh toán tiền điện tại tòa nhà. Theo đó, từ ngày 20/3/2019, tòa nhà sẽ áp dụng giá điện mới đối với khối văn phòng là 4.587 đồng/kwh (chưa bao gồm VAT). Thông tin này khiến sếp tôi sốt xình xịch vì cơ quan sẽ phải trích thêm một khoản tiền không nhỏ để trả cho tiền điện”.

Giá điện tăng bất thường: Còn độc quyền, thiếu minh bạch

Những ngày qua, dư luận không ngừng xôn xao chuyện giá điện chỉ tăng 8,36% từ 20/3 nhưng hóa đơn tiền điện lại tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi.

Giá điện tăng bất thường: Còn độc quyền, thiếu minh bạch

Giá điện tăng “khủng” khiến nhiều người dân không khỏi bức xúc trước cách tính giá bất hợp lý của một đơn vị đang giữ thế độc quyền về điện.

Bất cập biểu giá bậc thang

Lý do dẫn đến sự chênh lệch kỳ hóa đơn tiền điện tháng 4 so với kỳ hóa đơn tháng 3 là số ngày sử dụng điện của hóa đơn tháng 4 (31 ngày) nhiều hơn số ngày sử dụng điện của hóa đơn tháng 3 (28 ngày) cộng với việc vào tháng Hè lượng điện tiêu thụ thường tăng cao hơn.

Đại diện Tổng Công ty Điện lực Hà Nội thông tin: “Sản lượng điện tiêu thụ những ngày đầu tháng 4/2019 tăng 11 triệu kWh/ngày so với cuối tháng 3”. Về tiền điện tại Hà Nội có trên 46% khách hàng sử dụng điện sinh hoạt có mức điện năng sử dụng tháng 4/2019 tăng trên 1,5 lần so với tháng 3/2019 (tỷ lệ này tại TP Hồ Chí Minh là trên 37%).

Cần xem tăng giá điện đã đúng các quyết định của Thủ tướng chưa?

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, vấn đề tăng giá điện “đơn giản”, vì Thủ tướng đã có quyết định về khung và lộ trình tăng giá điện và cơ chế tính giá điện cũng đã có.
 

Cần xem tăng giá điện đã đúng các quyết định của Thủ tướng chưa?
Ngày 8/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 34, cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019 trên cơ sở báo cáo của Chính phủ. Nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của đại biểu là những vấn đề liên quan đến việc tăng giá điện, xăng vừa qua.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.