Diễn biến sức khỏe bé gái bị nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'

Sau nhiều ngày điều trị, bé gái 9 tuổi bị nhiễm “Vi khuẩn ăn thịt người” vẫn còn nhiễm trùng huyết.

Diễn biến sức khỏe bé gái bị nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'

Ngày 11/6, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, sức khỏe bệnh nhân nhiễm bệnh Whitmore còn gọi là “Vi khuẩn ăn thịt người” đã có tiến triển. Bệnh nhân đã đi lại, ăn uống được song vẫn còn nhiễm trùng huyết. Phía bệnh viện tiếp tục theo dõi sát sao, điều trị cho bệnh nhân.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Thúy Minh, Trưởng Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên chia sẻ thêm, bệnh Whitmore không lây từ người qua người nhưng cần chú ý đến nguồn nước, môi trường xung quanh. Do đó, khi phát hiện ca bệnh trên, phía bệnh viện đã gọi điện thông báo ngay cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đắk Lắk để có biện pháp khoanh vùng nơi ghi nhận ca bệnh, có biện pháp phòng chống, tránh nguy cơ tiềm ẩn nguồn bệnh.

Dien bien suc khoe be gai bi nhiem 'vi khuan an thit nguoi'

Người dân cần sử dụng nguồn nước đảm bảo. Ảnh minh họa

Trước đó, thông tin từ ngành y tế tỉnh Đắk Lắk ghi nhận cháu N.T.V (nữ, SN 2013, trú thôn Chiềng, xã Ia Lốp, huyện Ea Súp) mắc Whitmore. Theo đó, ngày 4/6, bệnh nhân được người nhà đưa đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, và nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, sốt 39 độ, tuyến mang tai 2 bên sưng to, cứng chắc không di động. Góc hàm (T) có điểm ấn mềm hoá mủ, đau nhiều; há miệng hạn chế.

Đến ngày 7/6, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được nhưng sốt cao liên tục. Áp xe tuyến mang tai 2 bên đã rạch, rỉ mủ máu. Kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei.

Theo người nhà bệnh nhân, trước khi nhập viện khoảng 10 ngày, V. bị sốt cao, kèm sưng, đau vùng mang tai 2 bên; được đưa đi tại phòng khám tư nhân, uống thuốc 3 ngày nhưng không giảm.

Whitmore thường được gọi là bệnh “Vi khuẩn ăn thịt người” do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. Đây là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời.

Những trường hợp bị vi khuẩn “ăn thịt người” tấn công kinh hoàng ở VN

(Kiến Thức) - Thời gian gần đây, rất nhiều trường hợp mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người") để lại những hậu quả khôn lường. Diễn biến của bệnh này rất nhanh, có thể cướp đi mạng sống bệnh nhân chỉ sau 48 giờ.

Những trường hợp bị vi khuẩn “ăn thịt người” tấn công kinh hoàng ở VN
Vi khuẩn “ăn thịt người” tấn công nam bệnh nhân Thái Nguyên
Tin từ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho hay, bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho một nam bệnh nhân tên là M.V.D (45 tuổi trú tại La Hiên, Võ Nhai, Thái Nguyên) bị mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người").

Vi khuẩn “ăn thịt người” nguy hiểm hơn với người mắc bệnh mãn tính

(Kiến Thức) - Bệnh whitmore do vi khuẩn “ăn thịt người” gây nên. Nhóm người dễ mắc bệnh bao gồm: Người già, trẻ em, những người có sức đề kháng yếu, người mắc bệnh mãn tính, người bị tiểu đường, nghiện rượu hay nghiện ma túy...

Vi khuẩn “ăn thịt người” nguy hiểm hơn với người mắc bệnh mãn tính
Theo TS - BS Đặng Văn Khoa, Giám đốc Bệnh viện 74 Trung ương, đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn “ăn thịt người” whitmore rất phức tạp. Khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn có thể gây bệnh ngay hoặc cũng có thể cư trú trong cơ thể rất lâu. Một số tài liệu cho rằng whitmore sống trong cơ thể hơn 50 năm chỉ chờ cơ hội phát bệnh.
Những đối tượng có nguy cơ  cao mắc bệnh whitmore là những người mắc một số bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch như: tiểu đường, viêm thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ gan, nghiện rượu, sử dụng thuốc corticoid dài ngày...

Vi khuẩn ăn thịt người “thịt” bao người, lây như nào?

(Kiến Thức) - Một bệnh nhân nữ bị vi khuẩn "ăn thịt người" ăn mất cánh mũi, ở Hà Tĩnh có bệnh nhân bị vi khuẩn ăn mất ngón chân. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo bệnh Whitmore khó lây truyền từ người sang người.

Vi khuẩn ăn thịt người “thịt” bao người, lây như nào?
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?

Số trường hợp bị vi khuẩn "ăn thịt người” tấn công có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt vào tháng 7-11 là thời điểm mưa nhiều hàng năm. Ảnh minh họa.

Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-2
Ngày 15/9, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho hay, bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho một nam bệnh nhân tên là M.V.D (45 tuổi trú tại La Hiên, Võ Nhai, Thái Nguyên) bị mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người"). Ảnh: Infonet.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-3
Bệnh nhân bị bừa đâm vào mặt ngoài gối phải, đã vệ sinh và khâu vết thương, sau đó vết thương sưng nề, chảy dịch, vào viện chẩn đoán vết thương nhiễm trùng gối phải. Bệnh nhân được hội chẩn khoa Bệnh Nhiệt đới và điều trị kháng sinh theo phác đồ điều trị bệnh Whitmore. Sau 3 tuần, vết thương vùng gối phải khô, liền sẹo tốt, bệnh nhân ra viện tiếp tục điều trị kháng sinh duy trì theo phác đồ. Ảnh minh họa.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-4
Ngày 12/9, ông Hoàng Quang Trung, Giám đốc Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, cho biết BV vừa chuyển tuyến cho bệnh nhân Đ.X.H (61 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) bị nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” ra BV Bạch Mai (Hà Nội) để tiếp tục điều trị. Ảnh: Tuổi trẻ.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-5
Trước đó, sáng 9/9, ông H. được người thân đưa vào nhập viện tại Khoa Nội tiết, BV đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong tình trạng sốt cao, 2 ngón bàn chân phải sưng, chảy dịch. Tại đây, các bác sĩ lấy máu của bệnh nhân nuôi cấy và cho kết quả dương tính với vi khuẩn “ăn thịt người” Burkholderia Pseudomallei (bệnh Whitmore). Đến chiều 12/9, các bác sĩ thấy ông H. có dấu hiệu bệnh nặng thêm nên đã chuyển bệnh nhân ra BV Bạch Mai. Ảnh minh họa.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-6
Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, từ tháng 7-9/2019, bệnh viện đã phát hiện và điều trị cho 3 trẻ mắc bệnh Whitmore. Theo đó, 3 bệnh nhân gồm em Nghiêm Thanh T. (SN 2005, trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), em Hoàng Văn Cao (SN 2009, trú huyện Thanh Chương, Nghệ An) và em Nguyễn Công H. (SN 2010, trú huyện Yên Thành, Nghệ An). Ảnh: Vietnamnet.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-7
Lúc nhập viện, 3 bệnh nhi đều bị áp xe viêm tuyến nước bọt màng tai. Khi cấy mủ, xét nghiệm máu thì phát hiện dương tính với Whitmore. Sau khi được điều trị 50 ngày, em T. đã xuất viện, còn 2 em C. và H. hiện vẫn đang theo dõi và điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng, BV Sản Nhi Nghệ An. Ảnh: Internet.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-8
Hồi tháng 8 gần đây, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai đã điều trị cho trường hợp nữ bệnh nhân quê ở Thanh Hoá bị whitmore ăn cụt cánh mũi. Đây là trường hợp bệnh nhân nữ đầu tiên mắc whitmore. Ảnh: Lao động.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-9
Trước đó, bệnh nhân được tuyến dưới chẩn đoán nhiễm trùng do tụ cầu nhưng khi bác sĩ BV Bạch Mai cấy mủ, phát hiện dương tính với whitmore. Theo đó, bệnh nhân được điều trị tấn công bằng phác đồ đặc hiệu với kháng sinh phối hợp. Sau khi tình trạng toàn thân ổn định, bệnh nhân tiếp tục được điều trị kháng sinh kéo dài kết hợp với các liệu pháp điều trị của chuyên khoa tai mũi họng: Rửa vết thương, kiểm soát và xử lý các tổn thương tại mũi – họng. Ảnh: Internet.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-10
Rất may bệnh nhân chỉ tổn thương da ở cánh mũi, chưa tổn thương xương. Sau 2 tuần điều trị, vết thương đã hết mủ và đang ăn da non. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tiếp tục giai đoạn duy trì bằng thuốc và điều trị trung bình ít nhất 3 tháng nữa để tránh tái phát vì nếu bị lại, tỉ lệ tử vong rất cao. Ảnh: Internet.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-11
Đây là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những người mắc bệnh mãn tính. Ảnh: Internet.
Vi khuan an thit nguoi “thit” bao nguoi, lay nhu nao?-Hinh-12
Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến cáo bệnh Whitmore khó lây truyền từ người sang người. Dù vậy, mọi người vẫn cần thận trọng, hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng để tránh mắc bệnh Whitmore. Ảnh: Internet. 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.