Diễn biến mới vụ người đàn ông mang giới tính "nữ" suốt 35 năm

UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản chỉ đạo liên quan đến vụ anh Lâm Văn Châu (giấy tờ ghi Lâm Thị Mỹ Châu, 35 tuổi, ngụ xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, Cà Mau) mang giới tính nữ suốt 35 năm.

Diễn biến mới vụ người đàn ông mang giới tính "nữ" suốt 35 năm
Liên quan đến vụ người đàn ông 35 năm mang giấy tờ tuỳ thân là giới tính nữ như PV phản ánh, diễn biến mới nhất Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân vừa ký văn bản chỉ đạo Chủ tịch huyện Cái Nước rút kinh nghiệm, kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan.
Anh Châu và vợ.
Anh Châu và vợ. 
Theo đó, UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Cái Nước nghiêm túc rút kinh nghiệm. Thời gian tới, tiếp tục tăng cường công tác quản lý, siết chắt hơn nữa, đặc biệt là lĩnh vực tư pháp trên địa bàn huyện.
Lựa chọn, sắp xếp bố trí công chức đáp ứng đầy đủ điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ trực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
"Kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan trong quá trình hướng dẫn, từ chối tiếp nhận hồ sơ của công dân Lâm Thị Mỹ Châu và kết quả thẩm tra, báo cáo (ngày 5/3/2018) chưa đầy đủ của UBND huyện Cái Nước", văn bản nêu.
Ngoài ra, yêu cầu các cơ quan, đơn vị giải quyết hồ sơ, thủ tục cấp lại, cải chính các giấy tờ hộ tịch, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân cho công dân Lâm Thị Mỹ Châu theo đúng quy định, khi công dân có nhu cầu hoặc đề nghị...
Trước đó, đầu tháng 3/2018, anh Lâm Văn Châu (giấy tờ ghi Lâm Thị Mỹ Châu, 35 tuổi, ngụ xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, Cà Mau) và người nhà đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện Cái Nước (Bộ phận một cửa) để làm thủ tục cải chính lại hộ tịch.
Trong giấy khai sinh, hộ khẩu của anh Châu đều ghi giới tính “nữ” nên đề nghị xin chuyển lại cho đúng giới tính “Nam”. Tại đây, cán bộ hướng dẫn anh Châu đến Trung tâm Pháp y tỉnh Cà Mau khám để có cơ sở điều chỉnh từ “Nữ” sang “Nam”.
Anh Châu kể, cán bộ tại cơ sở pháp y nói nếu “Nam” chuyển sang “Nữ” thì trung tâm sẽ làm, còn cải chính sai giấy tờ thì anh không đủ thủ tục thực hiện. Anh Châu quay về huyện Cái Nước, cán bộ tại đây tiếp tục “hướng dẫn” lên TP.HCM làm giấy xác định giới tính mới nhận hồ sơ. Người nhà anh Châu tìm hiểu thì chi phí lên TP.HCM xác định lại giới tính rất tốn kém, trong khi gia đình anh thuộc diện khó khăn.
Người nhà anh Châu cho rằng cán bộ Bộ phận một cửa huyện Cái Nước “làm khó” nên gọi điện thoại vào đường dây nóng của UBND tỉnh Cà Mau phản ánh. Sau đó, UBND tỉnh Cà Mau có văn bản “hỏa tốc” gửi Chủ tịch UBND huyện Cái Nước về nội dung phản ánh của anh Châu.
Phía người nhà của anh cho biết, sở dĩ hộ khẩu, giấy khai sinh và CMND của anh Châu đều mang tên “Lâm Thị Mỹ Châu” có thể do trước đây khi gia đình đi làm hộ khẩu, xảy ra nhầm lẫn giữa người khai và người tiếp nhận thông tin.
Trớ trêu là dù trong giấy CMND ghi tên giới nữ, nhưng hình ảnh là đàn ông. Anh Châu cho biết, đã cưới vợ được 4 năm nhưng chưa làm giấy kết hôn được; anh mong muốn được cải chính đúng lại giới tính để làm một số thủ tục như giấy kết hôn, khi có con được làm giấy khai sinh…

Người chuyển giới đầu tiên được công nhận tại Việt Nam

Người chuyển giới đầu tiên được công nhận tại Việt Nam
Mấy chục năm khổ sở sống cảnh "thân đàn ông kiếp đàn bà", Phạm Văn Hiệp quyết định dành dụm tiền sang Thái Lan phẫu thuật chuyển giới. Trở về nước làm xét nghiệm y khoa và được chính quyền công nhận là "nữ", cô gái sung sướng bật khóc.

Kể về cuộc đời nhiều thăng trầm đã qua và niềm vui được sống với giới tính thật của mình, chàng trai ngày nào giờ mang tên Quỳnh Trâm phấn khởi "khoe" giấy quyết định "Thay đổi cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính" do UBND một thị trấn tỉnh Bình Phước trao ngày 5/11/2009. Nội dung văn bản số 5876 QĐ/UBND ghi rõ: cho phép Phạm Văn Hiệp được xác định lại giới tính từ nam sang nữ và đổi tên thành Phạm Lê Quỳnh Trâm.

"Đó là mơ ước lớn lao bấy lâu nay nhưng tôi vẫn không dám tin đã thành sự thật. Tôi không thể nào diễn tả hết niềm vui khi được sống với giới tính thật của mình. Hạnh phúc lắm...", cô gái đã chuyển đổi giới tính chớp mắt ngăn những giọt nước chực trào từ khóe mi.
Phạm Lê Quỳnh Trâm xinh đẹp sau khi chuyển đổi giới tính. Ảnh nhân vật cung cấp.
Phạm Lê Quỳnh Trâm xinh đẹp sau khi chuyển đổi giới tính. Ảnh nhân vật cung cấp.

Với chất giọng miền Nam nhỏ nhẹ, Trâm cho biết sinh ra tại TP HCM. Kinh tế gia đình khó khăn nên từ nhỏ Trâm đã cùng cha mẹ di cư đến vùng kinh tế mới ở tỉnh Bình Phước làm ăn sinh sống. Trâm là người song tính với phần "con gái" lấn át hơn, nhưng mang ngoại hình con trai nên từ lúc lọt lòng đã được gia đình "mặc định" là con trai.

"Khi bước vào tuổi dậy thì, tôi thấy cơ thể bắt đầu có những thay đổi như một người phụ nữ, ngực cứ từ từ lớn dần. Tôi lo sợ và không dám nói chuyện này với ai, chỉ biết giấu bằng cách ăn thật nhiều cho cơ thể mập lên để không ai biết". Kết quả là chỉ sau một thời gian ngắn "che giấu thân phận", cơ thể Trâm đã tăng từ hơn 40 kg lên 84 kg trong khi chiều cao chỉ 1,57 mét.

Từ nhỏ Trâm học rất giỏi nên luôn được thầy cô và bạn bè yêu mến. Năm học lớp một, với thành tích xuất sắc cô bé đã được đặc cách "tuyển thẳng" lên lớp hai. Mặc dù vậy, mang trong mình nỗi mặc cảm "nam không ra nam, nữ không ra nữ" nên Trâm chỉ thui thủi đi học rồi lại về nhà đóng cửa một mình. Tuổi ô mai, Trâm từng đem lòng yêu thương một người bạn nam nhưng luôn chôn chặt chuyện ấy trong lòng..
Quyết định "xác định lại giới tính" từ nam sang nữ do chính quyền địa phương cấp cho Trâm với tên cũ là Phạm Văn Hiệp (một số thông tin cá nhân được làm mờ theo yêu cầu của nhân vật). Ảnh: T.T.
Quyết định "xác định lại giới tính" từ nam sang nữ do chính quyền địa phương cấp cho Trâm với tên cũ là Phạm Văn Hiệp (một số thông tin cá nhân được làm mờ theo yêu cầu của nhân vật).

Học xong lớp 12, Trâm thi đậu đại học rồi học song song 2 trường: Đại học Kinh tế TP HCM và Học viện Ngân hàng. Thời gian này cô gái bắt đầu biết đến Internet và lên mạng làm quen với bạn bè trong thế giới ảo. Mang trong mình khao khát được làm phụ nữ nên Trâm lập một nick name với tên con gái và dùng ảnh đại diện là một cô gái xinh đẹp lấy trên mạng. Nhiều chàng trai tìm vào làm quen và tán tỉnh. Rồi chị gặp và yêu một chàng trai Việt kiều sống ở Mỹ. Chưa bao giờ gặp mặt nhưng anh chính là người có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống của Trâm bây giờ.

"Chúng tôi thường chat và gửi email trò chuyện với nhau. Tôi kể cho anh ấy nghe hoàn cảnh của mình và anh rất thông cảm. Anh cũng thường xuyên động viên, an ủi tôi trong mọi việc và khuyến khích tìm lại giới tính thật". Trâm cho biết, nhiều lần anh chàng kia xin cho xem webcame nhưng chị một mực từ chối vì sợ gây thất vọng cho "người yêu".

Mong muốn được gặp mặt "người yêu" cùng với khao khát được sống với giới tính thật đã thôi thúc Trâm đi đến quyết định phẫu thuật chuyển giới. Năm 2006, xét nghiệm y khoa cho thấy lượng hormone cũng như đặc điểm bộ phận sinh dục của chàng trai Phạm Văn Hiệp thiên về giới tính nữ nhiều hơn nên các bác sĩ ở một bệnh viện tại TP HCM đã tư vấn sang Thái Lan để làm phẫu thuật.

"Hồi đó nhà tôi nghèo lắm làm gì có tiền mà đi Thái Lan. Nhưng vì đã quyết tâm nên tôi nghỉ học để đi làm thêm kiếm tiền", câu chuyện cuộc đời được chủ nhân kể tiếp.

Từ đó Trâm dành toàn thời gian đi dạy thêm 3 môn "sở trường" là Toán, Lý, Hóa ở các trung tâm luyện thi trong địa bàn TP HCM. Cao điểm có ngày chị phải tăng ca gần 20 tiếng đồng hồ, đạp xe gần 20 km để "chạy sô" dạy kèm. Giờ ngồi nhớ lại, Trâm bảo: "Tôi đã xác định rồi, mình sinh ra với giới tính như vậy đã là không may mắn nên đòi hỏi phải nỗ lực gấp 4 người con gái bình thường. Dành dụm mãi rồi cũng có đủ tiền để qua Thái Lan".

Với số tiền 250.000 USD có được nhờ dành dụm và sự giúp đỡ của "người yêu" ở Mỹ, Trâm đã dốc toàn bộ vào kinh phí đi lại và phẫu thuật chuyển đổi giới tính kéo dài trong vòng hai năm tại Thái Lan.

Nghĩ về quyết định táo bạo ngày ấy, cô gái đưa tay vuốt mái tóc xõa ngang lưng tâm sự: "Lúc đi tôi không dám nói cho gia đình biết vì sợ cha mẹ lo. Nhiều khi tôi cũng nghĩ nếu phẫu thuật không thành công, mình có thể bỏ mạng nơi đất khách quê người. Nhưng rồi nghĩ lại thà một lần phẫu thuật để được làm chính mình thì dù có chuyện gì xảy ra tôi cũng không hối tiếc".
Sở hữu làn da trắng, khuôn mặt khả ái, Quỳnh Trâm từng đoạt giải thưởng "người đẹp qua ảnh" trong một cuộc thi dành cho người chuyển giới tổ chức tại Thái Lan. Ảnh nhân vật cung cấp.
Sở hữu làn da trắng, khuôn mặt khả ái, Quỳnh Trâm từng đoạt giải thưởng "người đẹp qua ảnh" trong một cuộc thi dành cho người chuyển giới tổ chức tại Thái Lan. Ảnh nhân vật cung cấp.

Nằm trên bàn phẫu thuật, Trâm cho biết mặc dù đã được gây mê nhưng vẫn thấy đau đớn như xé từng thớ thịt khi dao kéo lia đến những nơi nhạy cảm nhất trên cơ thể. Cầm tấm hình của người yêu trên tay, chị không ngơi hy vọng một ngày nào đó sẽ được đường đường chính chính đến gặp anh và nói lời yêu anh với tư cách là một người phụ nữ thực sự... Đó là động lực để chị tiếp tục chịu đựng những cơn đau tê tái.

Đến giữa năm 2008 sau khi trải qua phẫu thuật phần dưới, Trâm đã thực sự trở thành phụ nữ. Cũng trong năm đó, vị bác sĩ làm phẫu thuật thấy Trâm có khuôn mặt khả ái và làn da trắng đã đề nghị chị gửi ảnh tham gia cuộc thi Tiffany Show dành cho người đẹp chuyển giới tổ chức tại Thái Lan. Kết quả Trâm đã giành được giải thưởng phụ "người đẹp Tiffany qua ảnh". Điều này động viên tinh thần rất nhiều cho chị.

Trở về Việt Nam, Trâm đã gửi đơn lên các cơ quan chức năng để được chuyển đổi giới tính và thay đổi tên trong giấy tờ tùy thân. Mặc dù gặp nhiều khó khăn vì từ trước đến giờ chưa có tiền lệ, song đến gần cuối năm 2009, sau khi làm xét nghiệm y tế, chính quyền địa phương và các ngành chức năng mới quyết định chấp thuận yêu cầu của chị. Ngày cầm tấm giấy quyết định trong tay, Trâm khóc như một đứa trẻ bởi nghĩ rằng "từ đây mình mới sống thật là mình".

Hiện giờ hàng ngày Trâm rất thích mặc váy và tự tin hơn khi nói chuyện với mọi người. Chị dành nhiều thời gian đi học các lớp trang điểm, thẩm mỹ và làm MC trong một số chương trình văn nghệ. Sở hữu giọng hát truyền cảm và được nhiều thầy cô, bạn bè động viên, sắp tới Trâm định thử sức trong lĩnh vực ca hát. Chị dự tính sẽ tổ chức một live show nhạc trữ tình quê hương vào đầu năm 2013.

Hạnh phúc với cuộc sống hiện tại, song đến nay Trâm chỉ tiếc một điều là chưa có cơ hội gặp được chàng người yêu đang sống ở Mỹ bởi khoảng cách địa lý quá xa. Mặc dù vậy chị vẫn luôn nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ được gặp anh và tự tin sánh bước bên người yêu của mình.

"Trong sâu thẳm lòng mình, tôi luôn dành cho anh ấy sự kính trọng và ngưỡng mộ. Cũng như bao người phụ nữ khác, tôi ước mong sau này sẽ có được một gia đình hạnh phúc, một mái ấm và một người chồng hết mực thương yêu mình", chị tâm sự.

(Theo Tin Nhanh Việt Nam)
[links()]

Tìm giải pháp cho các thí sinh bị trượt oan do gian lận thi

Trong phiên thảo luận tổ sáng 22-5, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, phản ứng và cách giải quyết các vụ việc nóng của xã hội vừa qua, trong đó có vụ gian lận thi THPT quốc gia năm 2018, của Chính phủ cũng như các bộ, ngành chưa được chủ động, chưa kịp thời và chưa đầy đủ thông tin.

Tìm giải pháp cho các thí sinh bị trượt oan do gian lận thi
Năm 2018, có 222 thí sinh tại Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La được nâng điểm thi THPT quốc gia. Trong đó, 114 thí sinh ở Hà Giang đã được trả về điểm thực và sử dụng điểm thực để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2018 theo đúng quy định. Còn lại 108 thí sinh tại Hòa Bình và Sơn La dùng điểm đã được nâng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2018. Trong tháng 4 vừa qua, 82 thí sinh trong số được nâng điểm thi đã bị buộc thôi học do không đủ điểm trúng tuyển hoặc đủ điểm nhưng vi phạm quy định tuyển sinh của ngành công an.
Tim giai phap cho cac thi sinh bi truot oan do gian lan thi
 
Tuy nhiên, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời sẽ không tuyển bổ sung những thí sinh “mất chỗ” do gian lận thi cử vì có thể sẽ làm hệ thống tuyển sinh bị xáo trộn.

Vụ tìm thấy hài cốt dưới bể phốt: Hé lộ dấu hiệu bất thường

Một cán bộ công an tiết lộ dấu hiệu bất thường khi tìm thấy bộ xương người dưới bể phốt.

Vụ tìm thấy hài cốt dưới bể phốt: Hé lộ dấu hiệu bất thường
Chiều 24.5, ông Lê Thế Tuấn, Trưởng Công an thị trấn Chuối, huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, có một số người dân sau khi biết thông tin phát hiện thi thể dưới bể phốt ở thị trấn Chuối đã liên hệ cơ quan điều tra để tìm hiểu vì nghi ngờ đó là người thân của mình.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.