Điểm tin một số hoạt động của các Liên hiệp Hội tỉnh, thành phố

Ngày 15/6, tại Đồng Nai, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với Đoàn Luật sư Đồng Nai.

Về phía Liên hiệp Hội Đồng Nai có đồng chí Vy Văn Vũ – Chủ tịch Liên hiệp Hội Đồng Nai; đồng chí Nguyễn Văn Liệt – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Đồng Nai; Đại diện Ban Thông tin, phổ biến kiến thức và Hội viên;
Về phía Đoàn Luật sư Đồng Nai có đồng chí Lê Quang Y – Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Đồng Nai; Nguyễn Đình Hải – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Đồng Nai.
Diem tin mot so hoat dong cua cac Lien hiep Hoi tinh, thanh pho
Quang cảnh buổi làm việc giữa Liên hiệp Hội Đồng Nai và Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai 
Trao đổi tại buổi làm việc với Đoàn Luật sư, đồng chí Vy Văn Vũ - Chủ tịch Liên hiệp Hội Đồng Nai cho biết, Đoàn Luật sư cần tiếp tục tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Uỷ ban MTTQ tỉnh, tiếp tục phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban ngành liên quan cùng với các Hội thành viên, Hội viên tập thể trong khối liên hiệp khắc phục khó khăn, nỗ lực trong công tác kiện toàn, phát triển tổ chức và tham mưu đề xuất tỉnh một số kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách đối với đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ của tỉnh, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phổ biến, nghiên cứu khoa học và công nghệ, tư vấn, phản biện giám định xã hội... Phấn đấu hoàn thành các kế hoạch đã đề ra, tổ chức được một số hoạt động thiết thực, hưởng ứng các phong trào thi đua của tỉnh đồng thời chủ động phối hợp triển khai thực hiện nhiều hoạt động khác.
Được biết, Đoàn Luật sư Đồng Nai luôn đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, luôn là cầu nối, phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ luật sư đến các các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt nguyên tắc phối hợp giữa Sở Tư pháp với phát huy vai trò tự quản của Đoàn Luật sư trong tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư, các luật sư nâng cao hơn nữa tinh thần thượng tôn pháp luật, tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; các cơ quan tư pháp phối hợp với Đoàn Luật sư tỉnh nâng cao chất lượng tranh tụng của Luật sư tại phiên tòa, không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động, bảo đảm hoàn thành ngày càng tốt hơn vai trò, chức năng, nhiệm vụ của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, xây dựng Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai luôn vững mạnh về mọi mặt.
*Trong 2 ngày 24 và 25/6, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Bình Định lần thứ VIII (2020-2021) đã tổ chức đoàn đến các cơ sở để kiểm tra thực tế các giải pháp có triển vọng đạt giải cao đưa vào chấm chung khảo.
Tham gia đoàn công tác có ông Lê Văn Tâm – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh, Trưởng ban Ban tổ chức Cuộc thi; bà Lê Thị Điển – Phó giám đốc Sở GD&ĐT, Phó trưởng ban Ban Tổ chức Cuộc thi; các trưởng tiểu ban giám khảo, các thành viên Ban thư ký Cuộc thi và phóng viên Đài PT&TH tỉnh, báo Bình Định.
Diem tin mot so hoat dong cua cac Lien hiep Hoi tinh, thanh pho-Hinh-2
Kiểm tra các giải pháp tại Trường THPT Chuyên Chu Văn An, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định 
Cuộc thi năm nay thu hút 70 giải pháp của hơn 130 học sinh đến từ các Trường Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh tham dự. Với diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, Ban Tổ chức Cuộc thi đã đổi mới phương thức chấm thi khác với mọi năm, nhằm hạn chế tập trung đông người. Năm nay, ban giám khảo chấm thi dựa hồ sơ dự thi, chấm online trao đổi qua điện thoại, zalo…; các giám khảo theo từng lĩnh vực cũng trao đổi qua điện thoại để thống nhất cách chấm điểm và xếp giải.
Căn cứ vào kết quả chấm sơ khảo, ban tổ chức bố trí cho đoàn đã đến một số trường trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát để khảo sát thực tế các mô hình, thiết bị, dụng cụ do các em học sinh sáng chế. Đoàn đã tiến hành phỏng vấn bằng nhiều câu hỏi liên quan đến cơ chế hoạt động, tính mới, tính sáng tạo và hiệu quả của giải pháp mà các em đã sáng chế; các giám khảo là chuyên gia các lĩnh vực như cơ khí, môi trường… đã trao đổi, góp ý với thí sinh, giáo viên hướng dẫn và nhà trường về hướng hỗ trợ để các em có thể khắc phục một số hạn chế, định hướng cho các em nghiên cứu thêm để nâng cao hơn nữa hiệu quả của từng giải pháp; phóng viên cũng đã ghi hình làm tư liệu để Ban Tổ chức gửi một số giải pháp xuất sắc tham dự Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 17 năm 2021.
Ông Lê Văn Tâm cho biết, nhìn chung, phương thức chấm thi năm nay kỳ công hơn mọi năm nhưng vẫn đảm bảo được tiến độ và chất lượng Cuộc thi. Việc đi đến tận nơi có các giải pháp triển vọng lọt vào khung đạt giải cao thể hiện được trách nhiệm của Ban tổ chức, Ban giám khảo mong muốn đảm bảo được tính khách quan, công bằng, chọn lựa những giải pháp tốt nhất xứng đáng để trao giải. Bên cạnh đó, việc đến thực tế tại các trường cũng giúp cho Ban tổ chức có điều kiện trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các trường, nắm bắt được thông tin triển khai Cuộc thi, phong trào sáng tạo của học sinh ở các trường. Qua đó, kịp thời động viên, khích lệ tinh thần sáng tạo của các em học sinh, thông tin thêm về Cuộc thi để lan tỏa ngày càng sâu rộng hơn về “sân chơi” bổ ích này trong lứa tuổi thanh thiếu niên nhi đồng toàn tỉnh.
Thời gian tới, Ban Tổ chức, Ban giám khảo Cuộc thi sẽ họp bàn thống nhất kết quả chấm thi và xếp giả để trình UBND tỉnh phê duyệt.
* Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Tĩnh vừa tổ chức nghiệm thu cơ sở Chuyên đề: “Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực Khoa học Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh”.
Chuyên đề được thực hiện trong thời gian gần 1 năm, nhằm đánh giá được thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ (NNL-KHCN) tỉnh Hà Tĩnh (đối với nguồn nhân lực hiện có tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức được giao biên chế, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn). Toàn bộ cơ sở dữ liệu được cập nhật vào phần mềm nhằm truy xuất theo các nội dung nhằm đánh giá hiện trạng, đáp ứng về số liệu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố chuyên đề đã đưa ra một số đề xuất, giải pháp phát triển, thu hút và sử dụng NNL-KHCN của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Diem tin mot so hoat dong cua cac Lien hiep Hoi tinh, thanh pho-Hinh-3
Quang cảnh buổi nghiệm thu cơ sở chuyên đề 
Từ cơ sở dữ liệu của chuyên đề truy xuất có thể có các số liệu, danh sách về độ tuổi, giới tính, chuyên ngành, trình độ chuyên môn, chính trị, đơn vị công tác, độ tuổi …. Cũng theo trích xuất của cơ sở dữ liệu đến 12/2020 Hà Tĩnh có 32.280 người có trình độ từ cao đẳng trở lên (chưa bao gồm lĩnh vực công an, quân sự) trong đó tiến sĩ và tương đương 112 người, chiếm 0,3%, thạc sĩ và tương đương 2.445 người, chiếm 7,6%, đại học 24.800 người, chiếm 76,8%, cao đẳng 4.923 người chiểm 15,3%.
Tại Hội nghị, các Uỷ viên Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao nỗ lực của nhóm thực hiện Chuyên đề đồng thời đề nghị bổ sung, hoàn thiện các nội dung đối với phần mềm để quá trình truy xuất dữ liệu được thuận tiện, đảm bảo tính khoa học và bảo mật thông tin.
Hội đồng đã bỏ phiếu, kết quả đạt 100%, đồng thời kiến nghị Liên hiệp đề xuất tỉnh tiếp tục triển khai chuyên đề giai đoạn 2 để mở rộng phạm vi, đối tượng khảo sát nhằm cập nhật, hoàn thiện đầy đủ nguồn nhân lực Khoa học Công nghệ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: KHCN đổi mới sáng tạo là then chốt phát triển đất nước

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng cho rằng: "Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đầu tư khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo giữ vai trò then chốt đối với phát triển mọi mặt của xã hội, nhất là tăng trưởng kinh tế nhằm cụ thể hóa khát vọng biến đất nước trở thành quốc gia hùng cường".

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng nhận định, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là then chốt phát triển Đất nước
 Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng nhận định, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là then chốt phát triển Đất nước

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là then chốt

Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII nêu rõ, khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá phát triển đất nước trong thời gian tới. Đây là điểm mới về nhận thức trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII về vai trò của khoa học và công nghệ là không chỉ nhấn mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, mà còn đề cao yêu cầu đổi mới sáng tạo như một định hướng trung tâm của phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc.

Phân tích sâu hơn về vấn đề này, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng cho rằng: Dự thảo văn kiện Đại hội XIII cũng nêu rõ, phải phát triển hệ thống sáng tạo quốc gia, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp là trung tâm ứng dụng công nghệ và phát triển sản phẩm, các trường đại học và các viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu và phát triển; tạo cơ chế liên kết hữu cơ giữa các cơ sở nghiên cứu với các doanh nghiệp trên cơ sở chia sẻ về trách nhiệm và lợi ích tương hỗ. 

Những định hướng nêu trên trong dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng XIII có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi các Luật liên quan đến khoa học và công nghệ được Quốc hội thông qua, chính sách của Chính phủ phải dựa trên kim chỉ nam là đường lối của Đảng – được thể hiện thông qua các văn kiện của Đảng. Các nội dung liên quan đến khoa học và công nghệ được đưa vào dự thảo văn kiện, trình Đại hội Đảng toàn quốc thảo luận, xem xét, thông qua sẽ định hướng quan trọng cho việc xây dựng hành lang pháp lý phù hợp cho thời kỳ phát triển mới, cũng như góp phần thực hiện hoài bão, ước mơ, khát vọng của dân tộc ta.

Chủ tịch Phan Xuân Dũng nói thêm: “Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đổi mới sáng tạo giữ vai trò then chốt đối với phát triển mọi mặt của xã hội, nhất là tăng trưởng kinh tế. Động lực tăng năng suất lao động quan trọng nhất chính là đổi mới sáng tạo, trọng tâm là phát triển và ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, các nước trong khối ASEAN cũng đã nhận thức rõ vấn đề này. Nếu nước ta vẫn tiếp tục tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào tăng vốn và lao động giá rẻ, tăng FDI, thiếu sự lựa chọn mang tính chiến lược với quá nhiều ưu đãi chưa phù hợp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chất lượng không cao, thúc đẩy tham gia vào chuỗi sản xuất-chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu ở những phân khúc công nghệ thấp, chủ yếu là gia công, lắp ráp... thì hiệu quả tăng trưởng sẽ thấp và tiếp tục suy giảm.

Ngoài ra, sự chênh lệch lớn về trình độ đổi mới sáng tạo, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao trong môi trường quốc tế có sự cạnh tranh gay gắt khiến cho sự thua thiệt và yếu thế luôn nằm về phía không làm chủ được công nghệ tiên tiến. Đây là một thách thức rất lớn đối với nước ta. Do vậy, việc xác định đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ là một đột phá chiến lược hoàn toàn chính xác.”
Chu tich VUSTA Phan Xuan Dung: KHCN doi moi sang tao la then chot phat trien dat nuoc-Hinh-2
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh cùng lãnh đạo Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam cùng các đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc khóa VIII.  

Việt Nam sẽ thành nguồn nhân lực dồi dào trong cách mạng 4.0

Để cụ thể hóa những vấn đề then chốt trong công cuộc phát triển đất nước trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ mà Đảng, Nhà nước đã xác định mục tiêu rõ ràng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng nhấn mạnh: “Phát triển bất cứ một lĩnh vực nào, đặc biệt với lĩnh vực khoa học và công nghệ cần có nhân lực tốt và đầu tư tốt. Nguồn nhân lực của chúng ta về khoa học và công nghệ trong thời gian vừa qua đã có bước phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, các công nghệ đã phát triển như vũ bão và ở một mức độ cao chưa từng có. Chúng ta phải đưa khoa học và công nghệ Việt Nam hội nhập, hòa chung với sự vận động của khoa học và công nghệ thế giới.” 

Theo Chủ tịch Phan Xuân Dũng, để cạnh tranh được trong bối cảnh này nguồn nhân lực hiện nay phải đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn rất cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nhưng nguồn nhân lực của nước ta vẫn còn một khoảng cách với đòi hỏi của thực tiễn, nên việc đầu tư chiều sâu để nâng cao nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực bậc cao, nhất là ở những lĩnh vực then chốt mà Việt Nam có thế mạnh thì cần được quan tâm nhiều hơn. Qua đó, sẽ góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam tiến kịp và vươn lên trở thành một đất nước có nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng yêu cầu, khát vọng phát triển của đất nước trở thành một quốc gia hùng cường.
Chu tich VUSTA Phan Xuan Dung: KHCN doi moi sang tao la then chot phat trien dat nuoc-Hinh-3
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và GS.TSKH Đặng Vũ Minh (nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam) tặng hoa và chúc mừng Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam khóa VIII Phan Xuân Dũng.

Ở bất kỳ quốc gia, tổ chức nào, yếu tố quan trọng là bảo đảm môi trường để trí tuệ được phát huy, tức là nguồn nhân lực được sử dụng tối đa. Do vậy, việc xây dựng môi trường pháp lý, các chính sách cụ thể để nguồn nhân lực phát huy năng lực của mình có vai trò rất quan trọng.

“Những nội dung trong Dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cần được cụ thể hóa thành chính sách, quy phạm pháp luật. Trong thời gian tới, một số nội dung cụ thể của luật hiện hành cần được bổ sung và hoàn thiện thêm để phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với một chính quyền số, xã hội số đang chuyển mình rất mạnh trong mấy năm vừa qua và những năm tiếp theo. Các bộ, ngành cũng cần có chương trình hành động cụ thể triển khai các Nghị quyết của Đảng, cũng như chính sách, pháp luật được bổ sung, hoàn thiện” – Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng nói.

“Trong nhiệm kỳ vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành Chính phủ, việc đầu tư cho khoa học và công nghệ đã có bước tiến vượt bậc. Cách đây khoảng 10 năm, đầu tư cho khoa học và công nghệ từ Nhà nước chiếm tới 80%, đầu tư từ xã hội chỉ 20% tổng mức đầu tư cho lĩnh vực này. Hiện nay, đầu tư từ xã hội đã có bước tiên vượt bậc, đã đạt tỷ lệ trên 50%, tạo động lực phát triển khoa học và công nghệ.
Điều cần hướng đến là đầu tư từ xã hội đạt tỷ lệ 70 - 80%, đầu tư từ Nhà nước chỉ chiếm khoảng 20 - 30% tổng mức đầu tư cho khoa học và công nghệ. Bởi, khi nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ chủ yếu đến từ doanh nghiệp, từ người dân thì sẽ phát huy hiệu quả cao hơn, vì họ sẽ trách nhiệm cao hơn với đồng vốn mình bỏ ra.
Để thực hiện yêu cầu này, trước hết, cần rà soát, đánh giá chính sách, pháp luật và quá trình triển khai thực hiện, qua đó nhận diện những điểm nghẽn để tháo gỡ kịp thời, tạo động lực cho mọi thành phần xã hội đầu tư vào khoa học và công nghệ” - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng nói.

Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tỉnh Thanh Hóa: Không ngừng phát triển

Chia sẻ với vusta.vn, ông Nguyễn Văn Phát - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Liên hiệp hội Thanh Hóa cho biết, Là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, Liên hiệp Hội tích cực tham gia vào các hoạt động của đời sống chính trị - xã hội; thực hiện tốt chức năng tập hợp, đoàn kết rộng rãi đội ngũ trí thức KH&CN trong tỉnh với nhiều hình thức đa dạng, nội dung hoạt động từng bước được đổi mới, thể hiện được vai trò là tổ chức chính trị - xã hội.

Ông Phát cho biết, Liên hiệp Hội được thành lập từ năm 1994, từ một tổ chức hội có 7 hội thành viên, với khoảng 8.000 cán bộ, hội viên, đến nay Liên hiệp Hội đã có 30 hội thành viên, 5 trung tâm khoa học công nghệ trực thuộc và 5 đơn vị liên kết, với hơn 22.853 cán bộ, hội viên hoạt động tích cực, hiệu quả trên các lĩnh vực khoa học và công nghệ của tỉnh Thanh Hóa.
Lien hiep cac Hoi KH&KT Viet Nam tinh Thanh Hoa: Khong ngung phat trien
 
Tâm sự về quá trình hình thành và phát triển của Liên hiệp Hội, ông Phát cho hay ngay sau khi được thành lập, tổ chức bộ máy cơ quan Liên hiệp Hội sớm được kiện toàn, Ban Chấp hành Liên hiệp Hội có 14 người. Đến Đại hội VI (nhiệm kỳ 2018 - 2023) Ban Chấp hành tăng lên 41 người. Cơ quan Thường trực Liên hiệp Hội có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng; bộ máy tổ chức gồm có văn phòng và 2 ban (Ban Khoa học công nghệ - tư vấn, phản biện và giám định xã hội; Ban Thông tin, tuyên truyền và đối ngoại hợp tác quốc tế).

Đọc nhiều nhất

Tin mới