Điểm những quốc gia dời đô đi nơi khác

Indonesia mới đây kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh tại Cung điện Garuda ở thủ đô mới Nusantara (IKN). Trước đó, nhiều quốc gia trên thế giới cũng quyết định dời đô đi nơi khác.

Ngày 17/8, lễ kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh Indonesia đã được tổ chức tại Cung điện Garuda ở thủ đô mới Nusantara, với sự tham dự của Tổng thống Joko Widodo và Tổng thống đắc cử Prabowo Subianto cùng các thành viên nội các.
Đây là hoạt động đầu tiên mang tầm quốc gia được tổ chức tại thủ đô mới của Indonesia và đánh dấu sự khởi đầu của quá trình dời thủ đô khỏi Jakarta. Thực tế, hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng còn hạn chế và dự án thủ đô mới hoàn thành được khoảng 15-20% khối lượng xây dựng. Vì vậy, số người tham dự buổi lễ chỉ khoảng 1.300 người thay vì 8.000 đại biểu như dự kiến ban đầu.
Trước đó, ngày 12/8/2024, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tổ chức cuộc họp nội các đầu tiên tại Nusantara.
Các nhà hoạch định chính sách từng tuyên bố rằng thủ đô mới Nusantara của Indonesia sẽ là một đô thị "xanh, có thể đi bộ", sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo vào năm 2045.
Diem nhung quoc gia doi do di noi khac
Lễ kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh Indonesia đã được tổ chức tại Cung điện Garuda ở thủ đô mới Nusantara. Ảnh: Reuters.  
Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto lạc quan rằng Nusantara ở Đông Kalimantan sẽ hoạt động tốt nhất với tư cách là khu vực thủ đô của quốc gia trong vòng sớm nhất là 3 năm tới.
Ngoài Indonesia, nhiều quốc gia cũng quyết định dời đô đến nơi khác.
Tại Kazakhstan, năm 1997, Tổng thống Nursultan Nazarbayev quyết định dời thủ đô ra khỏi thành phố lớn Almaty tới Aqmola, cách Almaty chừng 1.200 km. Ông đổi tên thành phố Aqmola thành Astana. 
Tổng thống Nursultan sau đó thuê các kiến trúc sư từ khắp nơi trên thế giới tới xây dựng thủ đô mới từ đầu. Một trong những kiến trúc ấn tượng nhất ở Astana là Khan Shatyr, khu lều trại lớn nhất trên thế giới.
Tại Myanmar, vào tháng 11/2005, Hội đồng hành chính quân sự Myanmar đã quyết định dời đô từ Yangon (hay Rangoon) về Naypyidaw. Naypyidaw chính thức trở thành thủ đô mới của Myanmar từ ngày 26/3/2006.
Bolivia cũng đã di dời thủ đô. Bolivia có hai thủ đô: Sucre và La Paz. Sucre là thủ đô duy nhất cho tới năm 1899, khi thành phố này bị thất thủ trong một cuộc nội chiến với La Paz. Sau đó, quốc hội và các cơ quan công vụ chuyển tới La Paz, thành phố lớn nhất của Bolivia, trong khi các cơ quan lập pháp vẫn ở lại Sucre.

Sau 3 năm xây dựng, ngày 21/4/1960, thủ đô mới của Brazil mang tên Brasilia đã được khánh thành, khiến toàn thế giới ngạc nhiên và khâm phục. Thành phố này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới dù được xây dựng trong thế kỷ 20. UNESCO từng mô tả thủ đô Brasília là “ví dụ điển hình của chủ nghĩa đô thị hiện đại thế kỷ XX”.

Tại châu Phi, một quốc gia là Nigeria cũng dời thủ đô từ Lagos tới Abuja. Từ năm 1991 trở về trước, Lagos, thành phố lớn nhất ở Nigeria, là thủ đô nước này.
Ai Cập đã bắt đầu xây dựng thủ đô mới để thay thế Cairo khi thủ đô hiện tại đối mặt với các vấn đề về mật độ đô thị, ô nhiễm và ùn tắc giao thông. Ai Cập sẽ xây dựng thủ đô mới - hiện được gọi là Thủ đô Hành chính mới - về phía Đông Cairo.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Lộ diện thành phố bí ẩn 2.000 năm nhân loại chưa từng biết đến

Tổng thống Indonesia quyết định chuyển thủ đô

Quyết định trên được Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo đưa ra chưa đầy 2 tuần sau khi các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông đã chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia.

Truyền thông Indonesia đưa tin Tổng thống Joko Widodo đã quyết định chuyển thủ đô từ Jakarta sang một thành phố khác.

Indonesia công bố tên thủ đô mới

Hôm nay (17/1), Bộ trưởng Kế hoạch phát triển quốc gia Indonesia công bố thủ đô mới của nước này ở vùng Kalimantan sẽ có tên là Nusantara.

Tên Nusantara trong tiếng địa phương có nghĩa là quần đảo. Bộ trưởng Suharso Monoarfa cho biết tên gọi này đã được tổng thống chấp thuận.

Ông cho biết tên Nusantara được chọn vì đơn giản và nói lên đặc trưng của quốc gia quần đảo.

Những sự thật bất ngờ về Thủ đô Washington D.C của Mỹ

Washington D.C là thủ đô của nước Mỹ, được thành lập vào ngày 16/7/1790. Thành phố được đặt tên theo tổng thống George Washington, còn cụm từ D.C nhằm tôn vinh nhà thám hiểm nổi tiếng Christopher Columbus.

Nhung su that bat ngo ve Thu do Washington D.C cua My

Thủ đô Washington D.C của nước Mỹ được thành lập vào ngày 16/7/1790. Ảnh: ThoughtCo.

Nhung su that bat ngo ve Thu do Washington D.C cua My-Hinh-2
DC trong Washington DC là viết tắt của từ District of Columbia (Đặc khu Columbia). Nó được đặt tên như vậy nhằm tôn vinh nhà thám hiểm nổi tiếng Christopher Columbus. Còn thành phố được đặt tên theo tổng thống George Washington. Ảnh: Reuters.
Nhung su that bat ngo ve Thu do Washington D.C cua My-Hinh-3
Khi được hoàn thành vào năm 1884, Đài tưởng niệm Washington ở thủ đô nước Mỹ là cấu trúc cao nhất thế giới, nhưng sau đó bị Tháp Eiffel "soán ngôi" vào năm 1889. Ảnh: QT.
Nhung su that bat ngo ve Thu do Washington D.C cua My-Hinh-4
Người dân ở thủ đô Washington D.C không được bỏ phiếu bầu tổng thống cho tới năm 1961. Ảnh: Reuters.
Nhung su that bat ngo ve Thu do Washington D.C cua My-Hinh-5
Thư viện Quốc hội ở thủ đô Washington là thư viện lớn nhất thế giới. Ảnh: LC.
Nhung su that bat ngo ve Thu do Washington D.C cua My-Hinh-6
Mọi con đường ở Washington đều dẫn về đồi Capitol bởi đây là trung tâm phân chia cho tất cả các góc phần tư của thành phố. Ảnh: Architect of the Capitol.
Nhung su that bat ngo ve Thu do Washington D.C cua My-Hinh-7
Washington D.C. là một trong những thành phố hàng đầu về lĩnh vực đầu tư bất động sản trên thế giới. Ảnh: Wikipedia.
Nhung su that bat ngo ve Thu do Washington D.C cua My-Hinh-8
 Đài tưởng niệm Washington là đài tưởng niệm cao nhất thế giới, với chiều cao hơn 169 m. Nơi đây còn có Bảo tàng Gián điệp (ảnh) và là một trong số những bảo tàng hiếm hoi trên thế giới về chủ đề này. Ảnh: Thư viện Quốc hội Mỹ.
Nhung su that bat ngo ve Thu do Washington D.C cua My-Hinh-9
D.C. Metro (Washington Metro) là hệ thống tàu điện ngầm bận rộn thứ hai ở nước Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
Nhung su that bat ngo ve Thu do Washington D.C cua My-Hinh-10
Nhà Trắng, nơi ở của Tổng thống Mỹ, tọa lạc ở thủ đô Washington. Theo Mentalfloss, rạp chiếu phim trong Nhà Trắng ban đầu là một phòng để áo khoác. Ảnh: WH.
Nhung su that bat ngo ve Thu do Washington D.C cua My-Hinh-11
Không phải tổng thống nào cũng sống trong Nhà Trắng. John Adams, tổng thống thứ hai, là người đầu tiên sống ở đây vì Nhà Trắng được xây dựng sau khi tổng thống đầu tiên George Washington qua đời. Ảnh: IT. 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.