Tổng thống Indonesia quyết định chuyển thủ đô

Quyết định trên được Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo đưa ra chưa đầy 2 tuần sau khi các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông đã chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia.

Tổng thống Indonesia quyết định chuyển thủ đô
Truyền thông Indonesia đưa tin Tổng thống Joko Widodo đã quyết định chuyển thủ đô từ Jakarta sang một thành phố khác.
Theo đài phát thanh Sky News, thủ đô mới sẽ được bố trí ở khu vực bên ngoài đảo Java.
Mặc dù chưa công bố chính xác vị trí mới, phát biểu tại một cuộc họp báo sau cuộc họp nội các, Bộ trưởng Kế hoạch Indonesia Bambang Brodjonegoro cho biết kế hoạch này có thể mất tới 10 năm để thực hiện và vị trí có thể bờ Đông Indonesia.
Tong thong Indonesia quyet dinh chuyen thu do khoi Jakarta
Một góc thủ đô Jakarta. Ảnh: Indonesia Expat.
Quyết định trên được Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo đưa ra chưa đầy 2 tuần sau khi các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông đã chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia vừa diễn ra hôm 17/4 và sẽ tiếp tục là nhà lãnh đạo của quốc gia "vạn đảo này.
Theo kế hoạch, kết quả chính thức cuộc bầu cử trên được công bố vào ngày 22/5.
Ông Joko Widodo nhấn mạnh rằng cần phải có tư duy mới về tương lai và "chúng tôi muốn tư duy theo cách nhìn xa trông rộng để phát triển đất nước cũng việc rời thủ đô đòi hỏi phải mất nhiều năm và chuẩn bị chu đáo."
Jakarta là thành phố lớn nhất ở Indonesia với dân số 9,6 triệu người, song vùng đô thị Jakarta có dân số gần 30 triệu người.
Tình trạng ách tắc giao thông đang là nguyên nhân gây thiệt hại tới 7,04 tỷ USD kinh tế hàng năm của thủ đô Jakarta. Hơn nữa, do vị trí nằm ở vùng đất thấp, thủ đô quốc gia vạn đảo này rất dễ bị ngập lụt khi triều cường.
Để đưa ra quyết định này, ông Widodo cũng phải tính đến thực tế rằng gần 60% trong tổng số 260 triệu dân của nước này đang sống tại Java và các hoạt động kinh tế chủ yếu tập trung tại khu vực này.
Trước đây, Jakarta từng là cố đô của vương quốc Sunda thời trung cổ, sau đó là thành phố cảng Batavia trong thời thực dân Hà Lan, rồi trở thành thủ đô trên thực tế của các nhà lãnh đạo theo chủ trương dân tộc vào thập niên 1940 khi Indonesia tuyên bố độc lập.
Thủ đô lớn hàng đầu thế giới này đang chìm dần vào nước biển, trung bình 18 cm mỗi năm. Mật độ đường sá giao thông trong thành phố thấp đáng kể so với các thành thị khác trên thế giới, gây ra tình trạng kẹt xe gần như kinh niên.
Tổng thống Joko Widodo đã cho thực hiện một cuộc khảo sát do Cơ quan Kế hoạch Phát triển Quốc gia (BAPPENAS) đảm trách, để nghiên cứu chọn một địa điểm mới có thể ở tỉnh Trung Kalimantan trên đảo Borneo để làm thủ đô.
Nơi có nhiều tiềm năng nhất là Palangkaraya, một thành phố thuộc tỉnh Kalimantan, mà trước đó cựu Tổng thống Sukarno từng mong muốn thay thế cho Jakarta làm thủ đô của Indonesia.

Điều ít biết về Tổng thống Indonesia vừa tái đắc cử

(Kiến Thức) - Ông Joko Widodo, người vừa tuyên bố tái đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia hôm 17/4, từng làm việc trong xưởng đồ nội thất của cha ông từ năm 12 tuổi.

Điều ít biết về Tổng thống Indonesia vừa tái đắc cử
Dieu it biet ve Tong thong Indonesia vua tai dac cu
 Ngày 18/4, ông Joko Widodo tuyên bố tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai trong cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia ngày 17/4. Ảnh: ST. 

Ảnh hiếm của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh và lãnh đạo các nước

(Kiến Thức) - Trong sự nghiệp chính trị, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã tiếp xúc và làm việc với nhiều vị nguyên thủ thế giới, trong đó có cựu Tổng thống Pháp Francois Mitterrand, lãnh tụ Cuba Fidel Castro hay cựu Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk,...

Ảnh hiếm của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh và lãnh đạo các nước
Anh hiem cua nguyen Chu tich nuoc Le Duc Anh va lanh dao cac nuoc
Tổng thống Pháp Francois Mitterrand (phải) và Chủ tịch nước Lê Đức Anh duyệt đội danh dự trong lễ đón được tổ chức tại Phủ Chủ tịch ngày 9/2/1993 khi ông Francois Mitterrand có chuyến thăm chính thức 2 ngày tới Việt Nam. Ảnh: Getty. 
Anh hiem cua nguyen Chu tich nuoc Le Duc Anh va lanh dao cac nuoc-Hinh-2
 Lãnh tụ Cuba Fidel Castro (phải) chào đón Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh tới thủ đô La Habana ngày 12/10/1995. Ảnh: Getty. 
Anh hiem cua nguyen Chu tich nuoc Le Duc Anh va lanh dao cac nuoc-Hinh-3
Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh bắt tay những người dân Cuba tại sân bay quốc tế Jose Marti ở thủ đô La Habana ngày 12/10/1995. Khi đó, Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh đã có chuyến thăm chính thức tới Cuba kéo dài 4 ngày.  Ảnh: Getty. 
Anh hiem cua nguyen Chu tich nuoc Le Duc Anh va lanh dao cac nuoc-Hinh-4
 Cựu Tổng thống Mỹ George H.W Bush (trái) và phu nhân Barbara Bush chụp ảnh lưu niệm cùng Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh (giữa) tại Hà Nội trong chuyến thăm 4 ngày tới Việt Nam của ông Bush. Ảnh: Getty. 
Anh hiem cua nguyen Chu tich nuoc Le Duc Anh va lanh dao cac nuoc-Hinh-5
 Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh bắt tay Thượng nghị sĩ Mỹ John Kerry ngày 16/5/1993 tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội. Ảnh: Getty. 
Anh hiem cua nguyen Chu tich nuoc Le Duc Anh va lanh dao cac nuoc-Hinh-6
Thượng nghị sĩ Mỹ John Kerry (trái) trao cho Chủ tịch nước Lê Đức Anh một bức thư từ Tổng thống Mỹ khi đó là ông George Bush ngày 16/11/1992 tại Hà Nội. Ảnh: Getty. 
Anh hiem cua nguyen Chu tich nuoc Le Duc Anh va lanh dao cac nuoc-Hinh-7
Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk gửi lời chào khi ông và Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh bước vào Phủ Chủ tịch trong buổi lễ đón được tổ chức vào ngày 14/12/1995 tại Hà Nội khi Quốc vương có chuyến thăm chính thức 3 ngày tại Việt Nam. Ảnh: Getty.  
Anh hiem cua nguyen Chu tich nuoc Le Duc Anh va lanh dao cac nuoc-Hinh-8
 Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đến chào nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh tại Hà Nội trong chuyến thăm chính thức Việt Nam ngày 27/12/2013. Ảnh: TTXVN.
Anh hiem cua nguyen Chu tich nuoc Le Duc Anh va lanh dao cac nuoc-Hinh-9
 Chủ tịch nước Lê Đức Anh tiếp nghị sĩ John McCain, thành viên cấp cao Đảng Cộng hòa (Mỹ), tại Hà Nội ngày 11/4/1995. Ảnh: Kim Hùng/TTXVN.
Anh hiem cua nguyen Chu tich nuoc Le Duc Anh va lanh dao cac nuoc-Hinh-10
 Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Phu nhân thăm đồng chí Souphanouvong, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào và gia đình, nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào, ngày 2/11/1993, tại Viêng Chăn. Ảnh: Cao Phong/TTXVN.
Anh hiem cua nguyen Chu tich nuoc Le Duc Anh va lanh dao cac nuoc-Hinh-11
Chủ tịch nước Lê Đức Anh tiếp Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Soo-han tại Phủ Chủ tịch sáng 27/8/1996 khi ông Kim Soo-han có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN.
Anh hiem cua nguyen Chu tich nuoc Le Duc Anh va lanh dao cac nuoc-Hinh-12
Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Tổng thống Ukraine khi đó Leonid Kuchma ký hiệp ước hợp tác giữa hai nước vào sáng 8/4/1996 tại Hà Nội. Ảnh: Minh Ðiền/TTXVN. 
Anh hiem cua nguyen Chu tich nuoc Le Duc Anh va lanh dao cac nuoc-Hinh-13
 Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Tổng thống Indonesia Suharto tại thủ đô Jakarta, trong chuyến thăm chính thức Indonesia vào tháng 4/1994. Ảnh: Cao Phong/TTXVN.
Anh hiem cua nguyen Chu tich nuoc Le Duc Anh va lanh dao cac nuoc-Hinh-14
 Chủ tịch nước Lê Đức Anh tiếp đón và hội đàm với Quốc vương Malaysia Tuanku Jaafar thăm chính thức Việt Nam ngày 19/12/1995 tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN.

Điều ít biết về cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela

(Kiến Thức) - Chắc hẳn ít ai biết rằng, tên khai sinh của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela là Rolihlahla, có nghĩa là “người gây rắc rối”.

Điều ít biết về cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela
Dieu it biet ve cuu Tong thong Nam Phi Nelson Mandela
 Ông Nelson Mandela sinh ngày 18/7/1918, là tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi. Có lẽ ít ai biết rằng, tên khai sinh của ông Nelson Mandela là Rolihlahla, có nghĩa là “người gây rắc rối”. Ảnh: Standard. 
Dieu it biet ve cuu Tong thong Nam Phi Nelson Mandela-Hinh-2
 Cha mẹ của vị cựu tổng thống này đều không biết chữ. Ông Rolihlahla Mandela là người đầu tiên trong gia đình được đi học. Khi ở trường, cô giáo đã đặt cho ông một cái tên tiếng Anh là "Nelson". Ảnh: TC.
Dieu it biet ve cuu Tong thong Nam Phi Nelson Mandela-Hinh-3
 Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela từng nằm ngủ trên tấm chiếu mỏng trải trên nền đá trong thời gian ở tù suốt 27 năm. Ảnh: PRI. 
Dieu it biet ve cuu Tong thong Nam Phi Nelson Mandela-Hinh-4
 Cho tới năm 2008, ông Nelson Mandela mới được Mỹ “xóa tên” khỏi danh sách khủng bố của nước này. Ảnh: FPJ.
Dieu it biet ve cuu Tong thong Nam Phi Nelson Mandela-Hinh-5
 Bà Graca Machel, vợ góa của cựu Tổng thống Mozambique Samora Machel, là người vợ thứ ba của cựu Tổng thống Nelson Mandela. Ảnh: CNN. 
Dieu it biet ve cuu Tong thong Nam Phi Nelson Mandela-Hinh-6
 Người con trai cả của cựu Tổng thống Nelson thiệt mạng trong một vụ tai nạn ô tô vào năm 1969 và một người con trai khác của ông qua đời vì bệnh AIDS năm 2005. Ảnh: CNN. 
Dieu it biet ve cuu Tong thong Nam Phi Nelson Mandela-Hinh-7
 Cha của cựu Tổng thống Mandela có tới 4 người vợ, 4 con trai và 9 con gái. Được biết, mẹ ruột của ông Mandela là người vợ thứ ba. Ảnh: CNN. 
Dieu it biet ve cuu Tong thong Nam Phi Nelson Mandela-Hinh-8
 Trong thời gian ông Nelson làm Tổng thống Nam Phi, 750 nghìn ngôi nhà được xây dựng, thêm hàng triệu người được tiếp cận với mạng lưới điện và nước. Ảnh: CNN. 
Dieu it biet ve cuu Tong thong Nam Phi Nelson Mandela-Hinh-9
 Lúc bắt đầu học Luật tại Đại học Witwatersrand, ông Mandela là sinh viên gốc Phi bản địa duy nhất. Ảnh: TS.
Dieu it biet ve cuu Tong thong Nam Phi Nelson Mandela-Hinh-10
 Cựu Tổng thống Nelson Mandela là đồng tác giả một cuốn sách với lãnh tụ Cuba Fidel Castro. Ảnh: Telegraph.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.