Điểm mặt mẫu đạn chống tăng xuyên phá đáng sợ nhất thế giới

(Kiến Thức) - Với khả năng xuyên phá mạnh, tốc độ tác chiến nhanh, tầm bắn lớn....những loại pháo tăng hiện đại đang được nhiều nước đẩy mạnh phát triển.

Điểm mặt mẫu đạn chống tăng xuyên phá đáng sợ nhất thế giới
Mục đích phát triển đạn pháo tăng xuyên phá
Hiện nay, xe tăng chiến đấu chủ lực đều đã được trang bị các loại giáp phòng hộ chủ động và hệ thống đánh chặn tên lửa chống tăng hiện đại. Đặc biệt, sau khi Nga đưa vào biên chế xe tăng T-14 Armata với hệ thống giáp phòng vệ chủ động Afganit, có thể phá hủy các loại đạn xuyên giáp có cánh ổn định đang bay tới tấn công xe với tốc độ lên tới 1.700m/s (thậm chí có nguồn tin cho rằng, Afganit có thể đánh chặn và phá hủy các loại đạn có tốc độ bay lên tới 2.000m/s).
Điều này có nghĩa là một số hệ thống phòng hệ chủ động trên xe tăng hiện đại có khả năng vô hiệu hóa thanh xuyên của đạn nhằm tránh không bị xuyên vào lớp giáp thụ động. 
Mô phỏng giai đoạn chuẩn bị xuyên phá mục tiêu của đạn tăng đa chức năng 120mm chuẩn NATO. Ảnh: Business
Mô phỏng giai đoạn chuẩn bị xuyên phá mục tiêu của đạn tăng đa chức năng 120mm chuẩn NATO.  Ảnh: Business
Chính vì vậy, để tăng cường sức mạnh hỏa lực của các loại xe tăng chiến đấu hạng nặng trong khi cỡ nòng pháo chính được giữ nguyên, các nước không ngừng phát triển các loại đạn pháo tăng xuyên phá cực mạnh. Các loại đạn pháo tăng xuyên phá mới này được kỳ vọng không chỉ có khả năng xuyên thủng các lớp giáp composite trên xe tăng chiến đấu thế hệ mới mà còn phải xuyên thủng các bức tường bê tông, công sự kiên cố và các mục tiêu tương tự của đối phương.
Một số loại đạn pháo tăng xuyên phá điển hình
- Đạn pháo tăng DM63A1: Đây là loại đạn pháo tăng mới phát triển cho các xe tăng Leopard 2A7V. DM63A1, được trang bị một thanh xuyên vonfram đường kính 26mm, dài 685mm, nặng 4,6kg.
Theo Hãng Rheinmetall, đạn pháo DM63A1 có thể xuyên thủng các phương tiện trang bị giáp phản ứng nổ (ERA), kể cả ERA kép. Rheinmetall nhấn mạnh, DM63A1 không phụ thuộc vào nhiệt độ, sự thay đổi vận tốc trong khoảng nhiệt độ dao động từ -400C - 500C là ±1,5%, do đó sẽ không ảnh hưởng tới độ chính xác của đạn khi bay tới mục tiêu.
Đạn pháo tăng DM63A1. Ảnh: Defence news
Đạn pháo tăng DM63A1. Ảnh: Defence news
- Đạn pháo tăng DM11: Đây là loại đạn 120mm không nhạy nổ được thiết kế mới, sử dụng cho các nhiệm vụ như vô hiệu hóa các trận địa tên lửa chống tăng trong và ngoài công sự, các đơn vị bộ binh, các mục tiêu bên trong các tòa nhà, các mục tiêu là xe thiết giáp hạng nhẹ và các mục tiêu khác trong cùng môi trường tác chiến.
DM11 có cấu tạo gồm kíp nổ và một cáp dữ liệu tích hợp để lập trình ngòi nổ. Ngòi nổ có thể được lập trình theo 3 chế độ khác nhau là PD (nổ điểm), PDwD (nổ điểm giữ chậm) và AB (nổ trên không). Chế độ nổ điểm được sử dụng để kích nổ đầu đạn bên trong mục tiêu nhằm tối đa hóa sức công phá của đạn.
Mời độc giả xem video: Đạn pháo tăng xuyên phá 120mm phô diễn uy lực. (Nguồn Funker530)
Trong khi đó, chế độ nổ trên không cho phép đầu đạn được kích nổ sau thời gian được lập trình, điều này cho phép vô hiệu hóa các mục tiêu ở cự ly lên tới 5.000m. Thử nghiệm bắn thực tế cho thấy chỉ với 2 quả đạn DM11 có thể tiêu diệt từ 27 - 30 binh lính hoặc tạo lỗ thủng kích thước 20cm khi bắn vào tường bê tông 2 lớp kiên cố và có khả năng phá hủy các lô cốt bằng gỗ và đất. 
Đạn pháo tăng DM11. Ảnh: Army news
Đạn pháo tăng DM11. Ảnh: Army news
- Đạn pháo tăng M338/M339: Là sản phẩm của Tập đoàn IMI/Ixrael, M338/M339 được trang bị thanh xuyên hợp kim vonfram với ngòi nổ lập trình điện tử 3 chế độ: Giữ chậm, siêu nhanh và nổ trên không, được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu là boong ke, công sự, xe bọc thép hạng nhẹ.
Đạn pháo 120mm M338/M339 có khối lượng 17,8kg bao gồm một đầu đạn nổ phá mạnh mảnh văng tăng cường nguyên khối chứa 2,3kg chất nổ CLX663. Qua thử nghiệm cho thấy, M338/M339 có thể xuyên tạo lỗ thủng kích thước 180x130cm đối với tường bê tông dày 20cm khi sử dụng chế độ nổ giữ chậm hoặc siêu nhanh. 
Khả năng xuyên phá của đạn M329. Ảnh: Archive
Khả năng xuyên phá của đạn M329. Ảnh: Archive
- Đạn pháo tăng M329: Đây là loại đạn pháo 120mm phá hủy vật tư, trang bị, chống sinh lực có tầm bắn từ 60 - 5.000m. M329 được trang bị 6 đầu đạn con có thể kích nổ liên tiếp, vì vậy uy lực sát thương do chùm mảnh văng tạo ra sẽ bao trùm cả một khu vực rộng hơn. Khi hoạt động ở chế độ sát thương sinh lực, ngòi nổ được cài đặt trong chế độ Ejection 1, còn chế độ Ejection 2 sẽ được kích nổ khi tới gần mục tiêu hơn, chủ yếu được sử dụng khi tấn công mục tiêu là máy bay trực thăng.
Ngoài ra, M329 còn có 3 chế độ nổ khác là: Nổ trên không, khi đó 6 đầu đạn con kích nổ đồng thời sử dụng để tiêu diệt mục tiêu diện như nơi tập kết sinh lực. Chế độ nổ siêu nhanh được sử dụng để tạo lỗ thủng tối đa trên tường. Chế độ nổ giữ chậm được sử dụng để tiêu diệt các boong ke, tòa nhà kiên cố, công sự và xe bọc thép.

Mơ súng nhẹ như M72, mạnh như B41, Mỹ thất bại thảm hại

(Kiến Thức) - Có sức mạnh như B41 (RPG-7), nhẹ như M72, tuy nhiên dự án súng chống tăng FGR-17 Viper là thất bại thảm hại của người Mỹ.

Mơ súng nhẹ như M72, mạnh như B41, Mỹ thất bại thảm hại
Mo sung nhe nhu M72, manh nhu B41, My that bai tham hai
 Mỹ luôn là quốc gia đi đầu trong việc thiết kế chế tạo những vũ khí, các vũ khí được thiết kế tại đây luôn được đánh giá cao về tính năng cũng như độ tinh vi, tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng thành công trong việc tạo ra những phiên bản vũ khí mới, trường hợp súng chống tăng FGR-17 là một ví dụ. Nguồn ảnh: Designation Systems

Hào hùng đội hình xe tăng tiến vào giải phóng Sài Gòn

(Kiến Thức) - Từ khắp mọi hướng, sáng ngày 30/4/1975 đội hình xe tăng, xe thiết giáp cùng hàng vạn bộ đội quân giải phóng rầm rập tiến vào Sài Gòn.

Hào hùng đội hình xe tăng tiến vào giải phóng Sài Gòn
Hao hung doi hinh xe tang tien vao giai phong Sai Gon
Sáng ngày 30/4/1975, từ khắp mọi hướng, đội hình xe tăng, thiết giáp cùng bộ binh đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Quân ta tiến nhanh mà gần như không gặp bất kỳ một sự kháng cự nào từ phía Quân đội Sài Gòn vì chúng đã hoàn toàn tan rã, phần nhiều ra hàng, vứt bỏ vũ khí. Ảnh: Đội hình hỗn hợp xe tăng T-54 (giữa) và 2 chiếc xe bọc thép chở quân K-63 ngay trước cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4. K-63 là loại xe bọc thép do Trung Quốc sản xuất, viện trợ cho ta. Nguồn ảnh: Tư liệu

Giải mã pháo chống tăng số 1 Liên Xô đầu CTTG 2

(Kiến Thức) - Được thiết kế dựa trên người tiền nhiệm 53-K, pháo chống tăng M-42 là lựa chọn không thể tốt hơn dành cho các đơn vị phòng thủ đòi hỏi sự cơ động.

Giải mã pháo chống tăng số 1 Liên Xô đầu CTTG 2
Giai ma phao chong tang so 1 Lien Xo dau CTTG 2
 Pháo chống tăng 45mm M-42 là một trong những vũ khí chống tăng phổ biến nhất của Quân đội Liên Xô trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nó là sự kế thừa của mẫu pháo chống tăng 53-K cùng cỡ 45mm với một số thay đổi cho phép M-42 vô hiệu hóa những chiếc xe tăng thế hệ mới của Đức vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: arms-expo.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.