- Những loại chất này không gây chết người ngay lập tức nhưng về lâu dài sẽ dẫn đến những nguy cơ có hại cho sức khoẻ.
Cấm thuốc tăng trọng, siêu tạo nạc
PGS.TS Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, các chất cấm trong chăn nuôi được biết tới như chất tăng trọng, chất siêu tạo nạc. Mục đích của các "thần dược" này là thúc cho gia súc, gia cầm lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn, tỷ lệ nạc cao hơn, màu sắc thịt đỏ hơn... Chất tạo nạc Super Weight 02 và bcomles- C mới bị phát hiện ở Đồng Nai có ghi công dụng giúp heo nở phần đùi, tạo nạc, kích thích thèm ăn. Tùy từng loại gia súc, tùy từng liều lượng trộn vào thức ăn, tùy vào từng loại thuốc mà khả năng tăng trọng, tăng nạc là khác nhau, tuy nhiên có những loại thuốc có khả năng kích thích tăng trưởng tới 5 - 10%.
"Nhìn chung những loại chất này có thể biến một con lợn đang gầy gò thành một con lợn vai to, mông nở", PGS.TS Nguyễn Văn Thiện nói.
Ngoài các loại "thần dược" kích thích tăng trưởng, tăng nạc còn phải kể đến các chất kích thích nhằm tăng khả năng sinh sản, tăng khả năng đề kháng bệnh. Thậm chí trên thị trường thời gian gần đây còn xuất hiện chất ethephon (thúc chín tố) để bảo quản thịt gia súc, gia cầm sau giết mổ tại một số tỉnh, thành. Chất này đã bị cấm sử dụng trong chế biến bảo quản thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Ảnh minh họa. |
Theo TS Nguyễn Xuân Trạch, Khoa Chăn nuôi, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các chất dùng để thổi lợn siêu nạc như Salbutamol và Clenbutarol được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa. Vì vậy, chất này còn tồn dư trong thịt bao nhiêu, người sử dụng thịt sẽ hấp thụ bấy nhiêu. Chất này đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai và trẻ em nhỏ. Ngoài ra, nếu người tiêu dùng ăn phải sản phẩm động vật có tồn dư Beta 2 Agonist sẽ bị ngộ độc, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Không nên quá lo lắng
PGS.TS Nguyễn Văn Thiện cảnh báo, bằng mắt thường khó có thể biết đâu là sản phẩm có sử dụng chất cấm, đâu là sản phẩm sạch.
Ngày 16/2, Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, trước thông tin trong thịt gia súc, gia cầm có tồn dư hormon nhóm Beta 2-Agonist, Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm đã chỉ đạo Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia lấy mẫu kiểm nghiệm trên địa bàn Hà Nội. Kết quả xét nghiệm trên 5 mẫu thịt tươi không phát hiện hoá chất nhóm Beta 2 Agonist. |
Còn đối với người tiêu dùng nên mua những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, những sản phẩm có đóng dấu kiểm dịch...
Ngày 15/3, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT cho biết, trong 300 mẫu thịt heo và nước tiểu lấy ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ có 3 mẫu nhiễm chất cấm thuộc nhóm Beta 2 Agonist. Kiểm tra định tính các chất nhóm Beta 2 Agonist trong 300 mẫu này có đến 25% nhiễm chất cấm. Tuy nhiên, khi kiểm tra định lượng các chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine theo phương pháp sử dụng kit, sắc ký... chỉ còn 3 mẫu nhiễm chất cấm trên.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, cũng cần lưu ý rằng, số lượng các chất cấm này không phải là quá nhiều. Vì các thuốc cấm này thực tế đã bị cấm sử dụng. Ngành chăn nuôi cũng đã có danh mục các chất cấm này. Vì thế, số lượng người sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi không phải là phổ biến.
Báo cáo Thủ tướng việc sử dụng chất độc hại trong chăn nuôi trước 30/3 |
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo, nếu đúng như thông tin đại chúng phản ánh phải có biện pháp xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/3/2012. |
[links()]