Điểm kỳ quái nào trong Cố cung khiến du khách rợn tóc gáy?

Cố cung là nơi gắn liền với vua chúa hai triều Minh, Thanh ở Trung Quốc. Trong khuôn viên rộng đến 72 héc ta này, ngày nay vẫn tồn tại rất nhiều điều kỳ lạ khiến người ta khó hiểu.

Từ triều nhà Minh tới thời nhà Thanh, Cố Cung đã được phủ lên một lớp màn bí ẩn đến từ nhiều giai thoại xoay quanh hoàng tộc. Bên trong Cố Cung có tới 9.999 gian phòng và có nhiều giai thoại ly kỳ. Ngay cả du khách đi qua cũng không khỏi cảm thấy ớn lạnh. Cũng bởi vì thế mà trải qua thời gian, những nơi này đã dần trở thành chốn hoang vắng, ít người lai vãng.

Khôn Ninh Cung: Nơi được ví như "tử địa" của các Hoàng hậu

Hậu cung bên trong Tử Cấm Thành năm xưa có ba đại điện: Càn Thang cung, điện Giao Thái và Khôn Ninh Cung.

Càn Thanh cung vốn là tẩm cung của Hoàng đế. Điện Giao Thái được xây dựng dưới thời vua Gia Tĩnh nhằm phục vụ mục đích theo dõi âm và thiên tượng.

Nằm ở điểm cuối cùng trong tam đại điện chính là Khôn Ninh Cung – nơi từng là tẩm cung của Hoàng hậu.

Diem ky quai nao trong Co cung khien du khach ron toc gay?

Nếu lý giải trên góc độ âm dương bát quái, chữ "Khôn" trong Khôn Ninh cung có thể hiểu là quẻ khôn, tượng trưng cho đất, vốn thuộc âm nguyên.

Giải thích bằng phương pháp chiết tự, "Khôn" để chỉ nữ, "Ninh" là chỉ sự an tĩnh. Như vậy, cung điện này được đặt tên là "Khôn Ninh" với mong muốn đem tới cho các Hoàng hậu Trung Hoa một cuộc sống an tĩnh, yên bình.

Dưới thời nhà Minh, Khôn Ninh cung quả thực từng là nơi ở của các Hoàng hậu. Thế nhưng các vị Hoàng hậu của vương triều ấy chẳng mấy ai có được kết cục tốt đẹp, phần đông trong số họ đều vì bệnh tật mà đoản mệnh.

Vào thời điểm Minh triều diệt vong, Hoàng hậu của Sùng Trinh Đế đã tự sát ngay tại Khôn Ninh cung. Giai thoại về cái chết của vị Hoàng hậu Minh triều cuối cùng đã khiến Khôn Ninh cung bị coi là nơi nặng âm khí.

Kể từ đó về sau, các Hoàng hậu Thanh triều vốn không hề ở nơi này. Trải qua thời gian, Khôn Ninh Cung dần biến thành nơi chuyên dùng để cúng tế. Không gian thanh vắng, không khí vương mùi khói hương lại càng khiến cung điện này thêm phần ly kỳ, huyền ảo.

Điểm lạ về lu nước và vết dao còn lưu lại

Dạo một vòng quanh Tử Cấm Thành, sẽ không khó để nhận ra được một điều, đó là bên trong Cố cung có rất nhiều lu nước và trên một số lu nước này lại có rất nhiều vết dao còn lưu lại.

Thực ra, nếu bạn đọc nào có kiến thức về lịch sử đều sẽ không cảm thấy kỳ lạ trước phát hiện này. Trong các khu tứ hợp viện thời phong kiến tại Trung Quốc đều sẽ có bày những lu nước lớn, công dụng của chúng cũng giống với những chiếc lu được bày trong Tử Cấm Thành.

Trong Tử Cấm Thành có khoảng hơn 300 lu nước, công dụng của chúng đó là cung cấp nước trong tình huống xảy ra hỏa hoạn.

Còn lý do tại sao trên thân một số lu nước ấy lại có vết dao thì lại là chuyện đáng xấu hổ trong lịch sử, khiến người ta phải đau lòng. Đó chính là những dấu tích do Bát quốc liên quân lưu lại khi chúng cố gắng cạo đi lớp mạ vàng ở bên ngoài mặt lu sau khi chiếm được Tử Cấm Thành.

Qụa bay khắp trời Cố cung

Bên trong Cố cung là quang cảnh bao la, rộng lớn, chỉ cần ngẩng đầu lên là có thể nhìn thấy một khoảng trời.

Vậy nên cho dù khách tham quan có không có chủ đích nhìn thì vẫn sẽ có thể phát hiện ra một điều kỳ lạ đó là "Tại sao trong Cố cung lại có nhiều quạ đến như thế?".

Theo lẽ thường, mọi người đa phần đều không thích loài quạ, không chỉ bởi vì vẻ ngoài đen thui của nó mà còn bởi vì tiếng kêu của loài quạ rất khó nghe.

Còn về việc tại sao trong Cố cung lại nhiều quạ như thế, nguyên nhân thực ra rất đơn giản.

Vào thời nhà Thanh, quạ được coi là Thánh điểu, cho nên cho phép người dân nuôi quạ và trong Cố cung cũng có rất nhiều quạ sinh sống.

Tuy rằng bên trong ba cung điện lớn không có cây cối, nhưng xung quanh đó lại có rất nhiều cây, đây cũng chính là lý do mà có rất nhiều quạ đậu ở ở đây.

Căn phòng kì lạ

Ba điều kỳ lạ kể trên có thể khiến mọi người thấy khó hiểu nhưng điều kỳ lạ cuối cùng sẽ khiến chúng ta cảm thấy có chút buồn cười. Đó chính là một căn phòng trong Cố cung.

Diem ky quai nao trong Co cung khien du khach ron toc gay?-Hinh-2

Có thể nhiều người sẽ tò mò, suy đoán liệu đó có phải là Lãnh cung "từng trận gió lạnh" như thường đồn hay không?

Dĩ nhiên là không phải, bởi vì Lãnh cung đến giờ vẫn chưa được phép mở cửa tham quan, cho dù bạn có muốn xem cũng chẳng thể xem được.

Còn căn phòng mà chúng tôi muốn nói tới lại là nơi chúng ta đều vào xem được, điểm kỳ lạ của nó là ở diện tích của nơi này – chỉ rộng có 4.8 m2.

Nhà vệ sinh trong các gia đình cũng tầm khoảng 2-3 m2, vậy căn phòng 4.8m2 chắc là nhà vệ sinh phải không? Đáng tiếc, câu trả lời lại là không.

Căn phòng này không phải nhà vệ sinh và trong Cố cung cũng không có nhà vệ sinh. Căn phòng này là nơi Hoàng đế dùng, tên của nó là Tam Hi Đường, là thư phòng Hoàng đế.

Vậy cũng thật kỳ lạ, nơi Hoàng đế đọc sách cớ gì lại chỉ nhỏ như thế? Nhiều người hẳn sẽ cảm thán: "Hoàng đế cũng thảm quá đi, phòng đọc sách nhà tôi còn to hơn nơi này nhiều". Nguyên nhân tại sao thư phòng của hoàng đế lại bé xíu như vậy hiện vẫn chưa được tìm ra.

Tuy nhiên có lẽ khi đọc sách cần có một không gian thoải mái, dễ chịu, mà khí hậu ở phương Bắc rất lạnh lẽo, nếu thay bằng một căn phòng to và rộng thì sẽ rất khó để giữ ấm chăng?

Bên trong căn phòng cũng có bày một cái giường lò (giường đất, đốt củi ở bên dưới để giữ ấm) nên cũng khá phù hợp với suy đoán trên.

Miệng giếng rất nhỏ, làm thế nào Trân Phi có thể bị ném xuống?

Ngày nay, trong Cố cung vẫn còn di tích giếng Trân Phi - nơi vị phi tần của Quang Tự Đế bị Từ Hi Thái hậu ném xuống.

Mieng gieng rat nho, lam the nao Tran Phi co the bi nem xuong?

Câu chuyện tình yêu đầy bi kịch giữa vua Quang Tự và Trân Phi, những người quan tâm đến lịch sử Thanh triều chắc đều biết. Sau cùng, Trân Phi bị Từ Hi Thái hậu sai người ném xuống giếng, kết thúc cuộc đời một người con gái đang tuổi xuân thì. 

Gạch đất ở Tử Cấm Thành rạn nứt, chuyên gia phải thốt lên sau khi tìm hiểu

Cố Cung chính là một biểu tượng của thủ đô Bắc Kinh vừa cổ kính vừa hiện đại, đây cũng là nơi ở của các vị Hoàng đế trong thời cổ đại Trung Quốc, nó còn có tên gọi khác là Tử Cấm Thành.

Nhắc tới thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, có lẽ điều đầu tiên mọi người nghĩ tới đó là Cố Cung. Trải qua mấy trăm năm, những thứ trong Tử Cấm Thành cũng đã chứng kiến những sự kiện xảy ra trong lịch sử. Chính vì thế chúng mới cần được các chuyên gia bảo vệ và gìn giữ.

Mũi tên găm trên tấm biển trong Cố cung, sao không ai dám nhổ

Mũi tên đã găm trên tấm biển trong Cố cung hơn 200 năm, nhưng không một ai dám nhổ nó ra. Đã có một chuyện gì đó rất ly kỳ đã xảy ra trong quá khứ.

Từ thời nhà Minh, nhà Thanh, Bắc Kinh đã trở thành kinh đô của Trung Quốc.

Là thủ đô với bề dày lịch sử văn hóa, cho đến nay, thành phố này vẫn còn lưu giữ rất nhiều dấu ấn của văn hóa, lịch sử, di tích, kiến trúc cổ đại…. Trong số này, chắc hẳn bạn đọc đều đã quen thuộc với địa danh Cố cung Bắc Kinh.

Trước kia, Cố cung còn được gọi bằng cái tên Tử Cấm Thành, là một cung điện Hoàng gia danh xứng với thực. Nếu nói Bắc Kinh là trung tâm của cả nước vậy thì trung tâm của Bắc Kinh không phải nơi nào khác mà chính là Tử Cấm Thành nguy nga tráng lệ này.

Mũi tên đen trên cửa Long Tông Môn, Tử Cấm Thành

Cố cung là biểu tượng văn hóa không chỉ của riêng Bắc Kinh mà còn của cả Trung Quốc, vang danh khắp trong và ngoài nước.

Mỗi năm, Cố cung đều thu hút rất nhiều lượt khách du lịch cả trong và ngoài nước đến tham quan di sản văn hóa lịch sử vĩ đại này.

Chúng ta đều biết rằng, Cố cung xưa kia là nơi ở của Hoàng đế. Vào thời nhà Minh, nhà Thanh nơi đây được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt.

Cho đến hiện tại, Cố cung trở thành một trong những di tích văn hóa lịch sử quan trọng của Trung Quốc, nơi đây cũng vẫn là địa danh quan trọng được Nhà nước Trung Quốc bảo vệ và tu sửa.

Mui ten gam tren tam bien trong Co cung, sao khong ai dam nho

Cố cung- Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Và nếu như bạn đi qua Long Tông môn trong Cố cung, sẽ phát hiện ra trên tấm biển nơi đây có điểm khác lạ, nhìn kỹ càng sẽ thấy được bên cạnh tấm biển vào có găm một mũi tên màu đen.

Có thể nhiều người không biết rằng, mũi tên đen kì lạ trên biển Long Tông Môn đã găm ở đó suốt hơn 200 năm và nó cũng được coi là một di sản văn hóa lịch sử của Trung Quốc.

Chỉ cần tinh ý một chút chúng ta đều có thể nhận ra được rằng, mũi tên màu đen này rõ ràng không hề ăn nhập với kiến trúc hùng vĩ tráng lệ của Tử Cấm Thành.

Chắc hẳn sẽ có bạn đọc đặt câu hỏi, người cổ đại xưa rất coi trọng phong thủy, vậy thì mũi tên đen cắm trên cửa Long Tông Môn có ảnh hưởng gì đến phong thủy nơi đây hay không?

Hơn nữa Tử Cấm Thành xưa kia là cung điện Hoàng gia, bình thường ngoại trừ Hoàng đế và những người được sống trong cung ra thì chỉ có Vương công, Đại thần mới có thể ra vào nơi đây, bách tính thường dân có muốn thấy cũng chẳng thấy được.

Như vậy khẳng định mũi tên này có nguồn gốc không hề tầm thường.

Vậy tại sao mũi tên đen kia có thể xuất hiện tại Long Tông Môn trong Cố cung nguy nga này?

Sự xuất hiện của mũi tên đen

Theo các tài liệu lịch sử còn lưu lại đến ngày nay, mũi tên đen găm trên biển của Long Tông Môn xuất hiện từ những năm Gia Khánh. Chuyện phải bắt đầu từ quãng lịch sử khi ấy.

Mui ten gam tren tam bien trong Co cung, sao khong ai dam nho-Hinh-2

Mũi tên đen găm trên tấm biển treo ở Long Tông môn, Cố cung.

Bạn đọc có lẽ đều đã biết, Gia Khánh được Càn Long nhường ngôi Hoàng đế ngay từ khi Càn Long chưa qua đời, song trong tay lại chẳng có mấy quyền lực. Bởi vì khi đó Càn Long lựa chọn lui về sau màn, lên làm Thái Thượng Hoàng nhưng quyền lực thực chất vẫn nằm trong tay ông.

Song thực tế là, những năm cuối đời Càn Long, chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Thanh ngày một nghiêm trọng, lại thêm việc trọng dụng nhiều quan tham trong đó có Hòa Thân khiến cho việc trị quốc ngày một nhiều bất cập.

Có thể nói, thời kỳ Khang Càn thịnh thế đến đời của Gia Khánh, tuy bách tính nhân dân vẫn được an cư lạc nghiệp, giang sơn vẫn thái bình thịnh vượng nhưng thực chất sóng ngầm đã bắt đầu trỗi dậy rất mạnh mẽ.

Gia Khánh tuy biết rõ những thiếu sót trong việc trị quốc của cha mình nhưng Càn Long khi ấy vẫn là Thái Thượng Hoàng, bản thân ông cũng không có đủ quyền lực để tiến hành cải cách.

Sau khi Càn Long qua đời, Gia Khánh lên nắm quyền, ông lập tức cho người tịch thu gia sản của Hòa Thân đồng thời bắt giữ một loạt quan tham trong triều.

Gia Khánh còn trọng dụng một số đại thần có tài năng nhưng trước đây không được Càn Long yêu thích.

Hàng loạt các động thái và chính sách cải cách được đưa ra và thực hiện, dần dần cũng bù đắp được những lỗ hổng, thiếu sót trong việc quản lý quốc gia mà Càn Long để lại.

Trong thời gian Gia Khánh trị vì, có rất nhiều tổ chức lấy mác của các giáo phái tôn giáo xuất hiện trong dân gian.

Mui ten gam tren tam bien trong Co cung, sao khong ai dam nho-Hinh-3

Tranh chân dung Gia Khánh đế.

Năm 1813, vì để thể hiện rõ quyết tâm diệt trừ hậu họa của triều đình, Gia Khánh đế đã đích thân ra tay tiêu diệt Bạch Liên giáo – một giáo phái rất thịnh hành thời bấy giờ.

Sau đó lại bùng nổ khởi nghĩa của tổ chức Thiên Lý giáo. Họ câu kết với một số thái giám trong cung, nội ứng ngoại hợp, mở của Hoàng cung, mục đích xông vào để giết Gia Khánh đế, tình hình khi ấy vô cùng hỗn loạn.

May mắn là Gia Khánh Hoàng đế bấy giờ không có mặt trong Tử Cấm Thành nên thoát được một kiếp.

Chúng giáo của Thiên Lý giáo sau đó đều bị Cấm quân vây đánh rồi tiêu diệt, trong tình thế hỗn loạn, một mũi tên màu đen đã găm trúng tấm biển Long Tông Môn.

Đến khi Gia Khánh đế trở lại trong Hoàng cung, tất cả mọi chuyện đã đều được dọn dẹp ổn thỏa, sạch sẽ, chỉ lưu lại duy nhất một mũi tên màu đen kia không ai dám đi xử lý, cho nên đợi Gia Khánh đế về định đoạt.

Quyết định của Gia Khánh Đế

Có người đề xuất nên rút mũi tên ra nhưng lại bị Gia Khánh đế bác bỏ.

Ông tự thấy khi mình chưởng quản quyền lực lại để xảy ra chuyện như vậy, quả thực rất mất mặt.

Chính vì thế, ông muốn để nguyên mũi tên ở đó, để răn đe, cảnh cáo bản thân, phải quản lý, chăm lo việc nước tốt hơn nữa, để sau này không có chuyện như vậy tái diễn.

Mui ten gam tren tam bien trong Co cung, sao khong ai dam nho-Hinh-4

Cố Cung đã trở thành điểm đến nổi tiếng của du khách Trung Quốc và quốc tế.

Sau khi bình định được các cuộc khởi nghĩa, Gia Khánh đế đã tự mình viết một bản thuật tội của chính mình, bố cáo với trời đất, sau đó còn đem dán bên ngoài tường cung, để bách tính nhân dân đều thấy được.

Gia Khánh đế giữ mũi tên trên biển Long Tông Môn, cũng ra lệnh con cháu sau này không được phép nhổ nó đi, xem như vừa cảnh tỉnh bản thân lại vừa đang răn dạy hậu thế.

Đó là lý do mũi tên đen tồn tại trên tấm biển trong Cố cung suốt 200 năm không ai dám động đến.

Đọc nhiều nhất