Miệng giếng rất nhỏ, làm thế nào Trân Phi có thể bị ném xuống?

Ngày nay, trong Cố cung vẫn còn di tích giếng Trân Phi - nơi vị phi tần của Quang Tự Đế bị Từ Hi Thái hậu ném xuống.

Mieng gieng rat nho, lam the nao Tran Phi co the bi nem xuong?

Câu chuyện tình yêu đầy bi kịch giữa vua Quang Tự và Trân Phi, những người quan tâm đến lịch sử Thanh triều chắc đều biết. Sau cùng, Trân Phi bị Từ Hi Thái hậu sai người ném xuống giếng, kết thúc cuộc đời một người con gái đang tuổi xuân thì. 

Ngày nay, giếng Trân Phi trong Cố cung đã trở thành địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng, rất nhiều du khách muốn được tận mắt trông thấy nơi Trân Phi vong mạng. 

Nhưng điều khiến mọi người không ngờ chính là, giếng nước mà Trân Phi rơi xuống thật sự rất nhỏ, miệng giếng nhỏ đến mức một đứa trẻ con còn khó mà chui lọt, vậy thì bấy giờ Trân Phi làm sao có thể rơi xuống giếng?

1. Trân Phi vào cung được vua yêu sủng

Khi vua Quang Tự tổ chức tuyển tú nữ, ông chẳng có chút tự do nào, bởi vì tất cả mọi chuyện đều là chủ ý của Từ Hi Thái hậu, cho dù được tuyển là Long Dụ Hoàng hậu hay Trân Phi, Cẩn Phi thì cũng đều là người mà Từ Hi Thái hậu ưng ý, cho dù vua Quang Tự có không hài lòng cũng chẳng dám thể hiện điều gì.

Bởi vì Long Dụ Hoàng hậu là cháu gái của Từ Hi Thái hậu, hơn nữa nhan sắc cũng chỉ bình thường, tính cách lại nhỏ nhen hay đố kỵ cho nên Từ Hi và Quang Tự không quá thích nàng, ngược lại Trân Phi vừa vào cung đã được sủng ái.

Trân Phi từ nhỏ đã được hưởng trọn vẹn sự yêu thương, tính cách cởi mở hoạt bát lại có hiểu biết rộng. Đối với Quang Tự, Trân Phi giống như ánh mặt trời giữa lòng cung cấm, cho nên trong thời gian Quang Tự Đế tại vị, Trân Phi được vua hết lòng yêu thương.

Mieng gieng rat nho, lam the nao Tran Phi co the bi nem xuong?-Hinh-2

Trân Phi lớn lên xinh đẹp, lại thông minh lanh lợi, cho nên Từ Hi cũng rất thích nàng, thường hay cùng nàng trò chuyện, dạy nàng vẽ tranh. Song tính cách Trân Phi tự do lại quá ngang ngược, vốn không thích hợp với cuộc sống trong chốn thâm cung, cho nên những mâu thuẫn giữa nàng và Từ Hi cũng ngày một nhiều hơn.

2. Việc Trân Phi làm đã chọc giận Từ Hi Thái hậu

Nếu xét đến các vị phi tần của 12 đời Hoàng đế nhà Thanh, tuy cũng có nhiều vị rất được vua sủng ái, nhưng có lẽ sẽ chẳng có ai có lá gan lớn như Trân Phi. Nàng không chỉ mặc đồ nam giới, đi khắp nơi trong cung cấm chụp ảnh, hơn nữa lại chẳng chịu bị quản thúc.

Từ Hi cũng nhiều lần giáo huấn Trân Phi, ban đầu nàng còn có chút e dè, kiêng kỵ, nhưng về sau, cậy có sự yêu thương của vua Quang Tự, nàng chẳng coi Từ Hi ra gì, thậm chí cả lời dạy của Thái hậu cũng chẳng nghe theo, quá đáng hơn nữa là, Trân Phi còn dám cả gan mua quan bán tước trong triều.

Bởi vì ở trong cung, Trân Phi tiêu xài rất hoang phí, sống cuộc sống xa hoa cho nên chút tiền phát hàng tháng trong cung chẳng đủ cho nàng tiêu xài. Vì muốn kiếm nhiều bạc, Trân Phi bắt đầu nhận tiền hối lộ, sau đó, thổi gió bên tai vua Quang Tự để sắp xếp người làm quan.

Về sau, Trân Phi càng làm càng to gan, cả gan yết giá mua quan bán chức, khiến bấy giờ rất nhiều người chẳng biết chữ nào cũng ra làm quan, làm trò hề trong triều. Đến khi sự việc bị bại lộ, Từ Hi Thái hậu vô cùng tức giận, bấy giờ ngay cả Quang Tự Đế cũng chẳng thể làm gì.

Mieng gieng rat nho, lam the nao Tran Phi co the bi nem xuong?-Hinh-3

3. Sự thật về việc Trân Phi rơi xuống giếng

Sau sự việc mua quan bán chức ấy, Trân Phi đã hoàn toàn đắc tội với Từ Hi Thái hậu, hơn thế còn dám chỉ trích trước mặt Từ Hi về chuyện bà buông rèm nhiếp chính, việc này khiến Từ Hi không thể nào nuốt trôi cơn giận, cho nên Từ Hi đã trách phạt Trân Phi trước mặt mọi người.

Sau sự việc này, Từ Hi Thái hậu và Trân Phi triệt để trở mặt thành thù với nhau. Về sau, Trân Phi muốn vua Quang Tự ám sát Từ Hi trong chính biến Mậu Tuất, sau khi sự việc bị bại lộ, vua Quang Tự bị giam lỏng, còn Trân Phi thì bị tống vào lãnh cung, trước khi Bát quốc liên quân xâm lược Trung Quốc, Từ Hi hạ quyết định phải xử lý nàng.

Mới đầu, Từ Phi muốn để Trân Phi tự mình nhảy xuống giếng, nhưng Trân Phi kiên quyết không chịu, sau cùng buộc phải để thái giám Thôi Ngọc Quý bắt Trân Phi ném xuống giếng.

Bấy giờ, giếng nước trong Tử Cấm thành rất lớn, một người trưởng thành có thể dễ dàng bị ném xuống, không hề khó. 

Một lão thái giám có mặt tại hiện trường năm ấy hồi tưởng lại, trước khi bị sát hại, Trân Phi vẫn còn cố gắng giằng co với thái giám Thôi Ngọc Quý. Nàng nói tội của nàng không đến mức phải chết, nếu định tội chỉ có Hoàng đế mới có thể phán xét nàng, việc ấy đã khiến Từ Hi càng thêm tức giận, lại càng thêm quyết tâm phải trừ khử nàng.

Thực tế, các giếng nước trong Cố cung hiện tại đều đã được trùng tu san lấp, miệng giếng cũng bị sửa thu nhỏ lại, mục đích là để đảm bảo an toàn cho du khách đến tham quan.

Bởi vì trong hai triều đại Minh Thanh từng xảy ra rất nhiều vụ việc rơi xuống giếng mà chết, cho nên giếng Trân Phi mà chúng ta nhìn thấy ngày nay đã được trải qua quá trình tu sửa.

Năm xưa khi Trân Phi rơi xuống giếng, chiếc giếng này rất lớn, miệng giếng cũng rộng. Song bạn đọc cũng đừng nên hiểu nhầm, thực tế, sau khi Từ Hi và Quang Tự hồi cung đã cho người vớt xác của Trân Phi lên, an táng đầy đủ cho nàng, vì thế giếng Trân Phi mà chúng ta nhìn thấy chẳng hề có "Trân Phi" nào cả.

Vị phi tần dám chống lại Từ Hi Thái Hậu có kết cục thế nào?

Từ Hi Thái Hậu là một trong những người phụ nữ tàn nhẫn và nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa trong một thời gian dài. Có một vị phi tần dám chống lại bà, nhưng lại nhận kết quả thảm thương.

Một trong những vị phi tần có tư tưởng phóng khoáng nhất lịch sử Trung Quốc

Trân Phi xuất thân từ gia tộc Tha Tháp Lạp Thị, một dòng họ không mấy hiển hách nếu không muốn nói là tương đối thấp kém thời nhà Thanh. Là con của vợ lẽ, từ nhỏ đã sinh sống ở Quảng Châu – nơi có người nước ngoài xuất hiện nên bà được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau.

Bỏ kinh thành, Từ Hi Thái hậu thoát ám sát ngoạn mục

Lý do nào đã khiến cho các thế lực thù địch bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một để trừ khử Từ Hi như vậy?

Nhìn lại lịch sử Trung Hoa, không khó để nhận thấy mặc dù xã hội phong kiến tại nước này từng đặt nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, thế nhưng vẫn có không ít những người phụ nữ lại sở hữu quyền khuynh thiên hạ.

Trong số đó, không thể không nhắc tới tên tuổi của Từ Hi - vị Thái hậu từng nắm giữ quyền lực tối cao của vương triều Đại Thanh trong xấp xỉ nửa thế kỷ.

Người tịnh thân cho trẻ em thành thái giám nổi tiếng nhất triều Thanh

Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, các thường dân muốn trở thành thái giám, vào cung hưởng bổng lộc thì trước hết phải trải qua quá trình tịnh thân. 

Vào thời vua Quang Tự (1871-1908) nhà Thanh, kinh thành Bắc Kinh đã xuất hiện nghề làm tịnh thân sư - là những người chuyên "phẫu thuật" cắt bỏ bộ phận sinh dục cho kẻ sắp trở thành thái giám. Trong đó nổi tiếng nhất là hai tịnh thân sư Ngũ Tất ở ngõ Hội Kế Ti, đường Nam Trường và Tiểu Đao Lưu ở ngõ Phương Chuyên, Địa An Môn Nội.

Mỗi năm có 4 quý, là 4 đợt họ gửi những đứa trẻ "thành phẩm" cho Tổng Quản Nội Vụ Phủ. Trách nhiệm của bọn họ là mỗi đợt sẽ cung cấp 40 tiểu thái giám đã được tịnh thân thành công, như vậy mỗi năm tổng cộng là một trăm sáu mươi thái giám nhỏ tuổi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới