Điểm kỳ dị của súng máy Hotchkiss M1929 được quân phát xít tin dùng

Điểm kỳ dị của súng máy Hotchkiss M1929 được quân phát xít tin dùng

(Kiến Thức) - Là súng máy phòng không do Pháp sản xuất và sử dụng cỡ đạn 13,2x96mm cực kỳ dị thế nhưng đến tận cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2 - súng máy Hotchkiss M1929 vẫn được quân đội nhiều nước phát xít sử dụng.

Theo đó khẩu súng máy Pháp có tên  Hotchkiss M1929 - hay còn được gọi tắt là súng máy M1929, ra đời vào năm 1929 và do công ty vũ khí Hotchkiss của Pháp chế tạo. Dù được Pháp chế tạo, khẩu súng này lại có cỡ nòng cực dị, với cỡ nòng 0,5 inch tương đương với 13,2mm.
Theo đó khẩu súng máy Pháp có tên Hotchkiss M1929 - hay còn được gọi tắt là súng máy M1929, ra đời vào năm 1929 và do công ty vũ khí Hotchkiss của Pháp chế tạo. Dù được Pháp chế tạo, khẩu súng này lại có cỡ nòng cực dị, với cỡ nòng 0,5 inch tương đương với 13,2mm.
Được xếp vào loại súng máy hạng nặng, khẩu súng máy nay được Nhật chế tạo dựa trên chuyển nhượng quyền thiết kế được Hotchkiss ký kết với Quân đội Nhật Hoàng giai đoạn đầu những năm 30 của thế kỷ trước.
Được xếp vào loại súng máy hạng nặng, khẩu súng máy nay được Nhật chế tạo dựa trên chuyển nhượng quyền thiết kế được Hotchkiss ký kết với Quân đội Nhật Hoàng giai đoạn đầu những năm 30 của thế kỷ trước.
Tổng cộng, Hotchkiss đã chế tạo ra ba phiên bản của khẩu súng này với các cỡ nòng bao gồm 13,2mm, 25mm và 37mm. Tất cả đều là súng máy hạng nặng và được sử dụng vào mục đích chính đó là làm súng máy phòng không.
Tổng cộng, Hotchkiss đã chế tạo ra ba phiên bản của khẩu súng này với các cỡ nòng bao gồm 13,2mm, 25mm và 37mm. Tất cả đều là súng máy hạng nặng và được sử dụng vào mục đích chính đó là làm súng máy phòng không.
Để tăng cường hiệu quả phòng không, các quốc gia sử dụng súng máy M1929 thường gắn nhiều khẩu súng vào một cơ cấu bắn để có thể đạt được mật độ đạn dày đặc tối đa khi nhắm bắn máy bay địch.
Để tăng cường hiệu quả phòng không, các quốc gia sử dụng súng máy M1929 thường gắn nhiều khẩu súng vào một cơ cấu bắn để có thể đạt được mật độ đạn dày đặc tối đa khi nhắm bắn máy bay địch.
Khẩu súng này sử dụng cỡ đạn 13,2x96mm cực kỳ dị, đòi hỏi phải có riêng một dây chuyền sản xuất đạn riêng vì loại đạn này rất ít khi sử dụng bởi các loại súng máy hạng nặng từ quốc gia khác, trừ nước Anh - nơi chế tạo súng theo chuẩn đơn vị inchs.
Khẩu súng này sử dụng cỡ đạn 13,2x96mm cực kỳ dị, đòi hỏi phải có riêng một dây chuyền sản xuất đạn riêng vì loại đạn này rất ít khi sử dụng bởi các loại súng máy hạng nặng từ quốc gia khác, trừ nước Anh - nơi chế tạo súng theo chuẩn đơn vị inchs.
Hotchkiss M1929 có cơ chế bắn trích khí khoá nòng - hiệu quả hơn các kiểu cơ cấu bắn bằng điện thường thấy ở súng máy phòng không do Mỹ chế tạo cùng thời. Cơ chế này kết hợp với một hệ thống giảm xóc, cho phép M1929 bắn được với tốc độ lên tới 450 viên/phút.
Hotchkiss M1929 có cơ chế bắn trích khí khoá nòng - hiệu quả hơn các kiểu cơ cấu bắn bằng điện thường thấy ở súng máy phòng không do Mỹ chế tạo cùng thời. Cơ chế này kết hợp với một hệ thống giảm xóc, cho phép M1929 bắn được với tốc độ lên tới 450 viên/phút.
Nếu kết hợp nhiều khẩu M1929 lại với nhau, tốc độ bắn sẽ tăng lên theo cấp số nhân - cho phép tạo ra mật độ đạn dày đặc. Kiểu kết hợp này thường được tìm thấy trên những thiết giáp hạm hay tuần dương hạm cỡ lớn với nhiệm vụ phòng không cực kỳ hiệu quả
Nếu kết hợp nhiều khẩu M1929 lại với nhau, tốc độ bắn sẽ tăng lên theo cấp số nhân - cho phép tạo ra mật độ đạn dày đặc. Kiểu kết hợp này thường được tìm thấy trên những thiết giáp hạm hay tuần dương hạm cỡ lớn với nhiệm vụ phòng không cực kỳ hiệu quả
Cỡ đạn 13,2mm cho phép tăng sơ tốc đầu nòng của súng, lên tới 800 mét/giây. Tuy nhiên do khẩu súng này có hộp tiếp đạn rất nhỏ, chỉ 30 viên nên quá trình bắn cần nhiều xạ thủ kết hợp thay đạn liên tục.
Cỡ đạn 13,2mm cho phép tăng sơ tốc đầu nòng của súng, lên tới 800 mét/giây. Tuy nhiên do khẩu súng này có hộp tiếp đạn rất nhỏ, chỉ 30 viên nên quá trình bắn cần nhiều xạ thủ kết hợp thay đạn liên tục.
Ngoài Phát xít Nhật, còn có Phát xít Italia cũng sử dụng loại súng máy phòng không này. Ở phe Đồng minh, cũng có Bỉ, Ba Lan,... sử dụng kiểu súng này. Sau Chiến tranh, M1929 vẫn tiếp tục được sử dụng bởi Romania, Tây Ban Nha, Israel, Hy Lạp,...
Ngoài Phát xít Nhật, còn có Phát xít Italia cũng sử dụng loại súng máy phòng không này. Ở phe Đồng minh, cũng có Bỉ, Ba Lan,... sử dụng kiểu súng này. Sau Chiến tranh, M1929 vẫn tiếp tục được sử dụng bởi Romania, Tây Ban Nha, Israel, Hy Lạp,...
Về cơ bản, cỡ đạn 13,2 mm ngoài việc khó sản xuất, không có nhiều súng sử dụng thì lại đặc biệt hiệu quả trong tác chiến phòng không khi nó có tầm bắn tốt hơn so với cỡ đạn 14,5 mm hay 20 mm. Ngoài ra, sơ tốc đầu nòng của cỡ đạn 13,2mm cũng lớn hơn của loại đạn 20mm. Tóm lại, 13,2x96mm có sức mạnh vượt trội hơn so với loại đạn 20mm cùng thời.
Về cơ bản, cỡ đạn 13,2 mm ngoài việc khó sản xuất, không có nhiều súng sử dụng thì lại đặc biệt hiệu quả trong tác chiến phòng không khi nó có tầm bắn tốt hơn so với cỡ đạn 14,5 mm hay 20 mm. Ngoài ra, sơ tốc đầu nòng của cỡ đạn 13,2mm cũng lớn hơn của loại đạn 20mm. Tóm lại, 13,2x96mm có sức mạnh vượt trội hơn so với loại đạn 20mm cùng thời.
Tuy nhiên, do khẩu súng này có thiết kế khá cổ điển và cỡ đạn 13,2 mm hoàn toàn không phù hợp với việc sản xuất hàng loạt quy mô lớn, gây nhiều khó khăn trong vấn đề hậu cần nên súng máy phòng không M1929 dần dần biến mất vào những năm 50 của thế kỷ trước cùng với sự biến mất của cỡ đạn 13,2mm.
Tuy nhiên, do khẩu súng này có thiết kế khá cổ điển và cỡ đạn 13,2 mm hoàn toàn không phù hợp với việc sản xuất hàng loạt quy mô lớn, gây nhiều khó khăn trong vấn đề hậu cần nên súng máy phòng không M1929 dần dần biến mất vào những năm 50 của thế kỷ trước cùng với sự biến mất của cỡ đạn 13,2mm.
Video Với súng Kord 12,7mm, kẻ thù sẽ không còn nơi ẩn nấp - Nguồn: QPVN

GALLERY MỚI NHẤT