5 loại vũ khí giúp phát xít Đức dễ dàng chinh phục châu Âu

5 loại vũ khí giúp phát xít Đức dễ dàng chinh phục châu Âu

(Kiến Thức) - Mặc dù thất bại trong Thế chiến II, nhưng Quân đội phát xít Đức luôn được thừa nhận là đội quân mạnh nhất trong cuộc chiến tàn khốc này; và đây là 5 loại vũ khí giúp họ dễ dàng chinh phục châu Âu.

Đứng đầu trong danh sách loại vũ khí đáng sợ nhất của Quân đội phát-xít Đức là xe tăng Tiger. Danh tiếng của loại xe tăng này đó là tốc độ cao, hỏa lực mạnh và giáp dày; thành công những năm đầu của  quân đội Đức phát xít, là phần lớn nhờ loại xe tăng này. Ảnh: Xe tăng Tiger - Nguồn: Wikipedia.
Đứng đầu trong danh sách loại vũ khí đáng sợ nhất của Quân đội phát-xít Đức là xe tăng Tiger. Danh tiếng của loại xe tăng này đó là tốc độ cao, hỏa lực mạnh và giáp dày; thành công những năm đầu của quân đội Đức phát xít, là phần lớn nhờ loại xe tăng này. Ảnh: Xe tăng Tiger - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù xe tăng được phát minh bởi người Anh vào Thế chiến I, nhưng người Đức đã đưa xe tăng trở thành đỉnh cao trong cuộc chiến tranh cơ giới; họ đã nhanh chóng biến Quân đội của mình từ thế phòng ngự sang phản công. Ảnh: Xe tăng Tiger - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù xe tăng được phát minh bởi người Anh vào Thế chiến I, nhưng người Đức đã đưa xe tăng trở thành đỉnh cao trong cuộc chiến tranh cơ giới; họ đã nhanh chóng biến Quân đội của mình từ thế phòng ngự sang phản công. Ảnh: Xe tăng Tiger - Nguồn: Wikipedia.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, mặc dù số lượng xe tăng của Đức kém xa của Anh và Pháp, và phần lớn xe tăng của Đức nhỏ hơn, nhưng bù lại, Đức có xe tăng Tiger - được thiết kế để trở thành nhân tố quyết định chiến thắng trên chiến trường. Ảnh: Xe tăng Tiger - Nguồn: Wikipedia.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, mặc dù số lượng xe tăng của Đức kém xa của Anh và Pháp, và phần lớn xe tăng của Đức nhỏ hơn, nhưng bù lại, Đức có xe tăng Tiger - được thiết kế để trở thành nhân tố quyết định chiến thắng trên chiến trường. Ảnh: Xe tăng Tiger - Nguồn: Wikipedia.
Với trọng lượng 54 tấn, nó lớn hơn đáng kể so với những chiếc xe tăng đương thời, và cùng với lớp giáp dày và khẩu pháo 85 mm, khiến Tiger trở thành một chiếc xe tăng hạng nặng; pháo của Tiger có thể tiêu diệt bất kỳ xe tăng sản xuất hàng loạt nào của Đồng minh được chế tạo trong chiến tranh và lớp vỏ bọc thép dày của Tiger có thể chống lại hầu hết các loại vũ khí chống tăng của Đồng minh. Ảnh: Xe tăng Tiger - Nguồn: Wikipedia.
Với trọng lượng 54 tấn, nó lớn hơn đáng kể so với những chiếc xe tăng đương thời, và cùng với lớp giáp dày và khẩu pháo 85 mm, khiến Tiger trở thành một chiếc xe tăng hạng nặng; pháo của Tiger có thể tiêu diệt bất kỳ xe tăng sản xuất hàng loạt nào của Đồng minh được chế tạo trong chiến tranh và lớp vỏ bọc thép dày của Tiger có thể chống lại hầu hết các loại vũ khí chống tăng của Đồng minh. Ảnh: Xe tăng Tiger - Nguồn: Wikipedia.
Về không quân, loại máy bay nổi tiếng của Đức là Messerschmitt Bf 109; Bf 109 là loại bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Được phát triển vào giữa những năm 1930, Bf 109 là thiết kế hiện đại khi đó như cấu trúc thân đơn toàn kim loại, nóc buồng lái hoàn toàn kín và càng hạ cánh xếp lại được. Ảnh: Máy bay Bf 109 - Nguồn: Wikipedia.
Về không quân, loại máy bay nổi tiếng của Đức là Messerschmitt Bf 109; Bf 109 là loại bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Được phát triển vào giữa những năm 1930, Bf 109 là thiết kế hiện đại khi đó như cấu trúc thân đơn toàn kim loại, nóc buồng lái hoàn toàn kín và càng hạ cánh xếp lại được. Ảnh: Máy bay Bf 109 - Nguồn: Wikipedia.
Đến cuối thập niên 1930, việc tái vũ trang của Đức đã hoàn thiện và Bf 109 trở thành máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Đức còn non trẻ. Với tốc độ cao, khả năng cơ động tốt cùng với hỏa lực mạnh, khi được trang bị hai súng máy hạng nặng .51 và một khẩu pháo 20 mm; đó là lý do tại sao Bf 109 trở thành “sát thủ bầu trời”. Ảnh: Máy bay Bf 109 - Nguồn: Wikipedia.
Đến cuối thập niên 1930, việc tái vũ trang của Đức đã hoàn thiện và Bf 109 trở thành máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Đức còn non trẻ. Với tốc độ cao, khả năng cơ động tốt cùng với hỏa lực mạnh, khi được trang bị hai súng máy hạng nặng .51 và một khẩu pháo 20 mm; đó là lý do tại sao Bf 109 trở thành “sát thủ bầu trời”. Ảnh: Máy bay Bf 109 - Nguồn: Wikipedia.
Bf 109 đã có mặt trên tất cả các mặt trận từ từ châu Âu, Bắc Phi và mặt trận Xô-Đức, nó chiếm ưu thế trên không với tất cả các lực lượng không quân khác (ngoại trừ Không quân Anh) cho đến năm 1943. Ảnh: Máy bay Bf 109 - Nguồn: Wikipedia.
Bf 109 đã có mặt trên tất cả các mặt trận từ từ châu Âu, Bắc Phi và mặt trận Xô-Đức, nó chiếm ưu thế trên không với tất cả các lực lượng không quân khác (ngoại trừ Không quân Anh) cho đến năm 1943. Ảnh: Máy bay Bf 109 - Nguồn: Wikipedia.
Về phương tiện hỏa lực mặt đất, súng máy MG-42 là loại vũ khí được coi là gây ra nhiều chết chóc nhất của Quân đội Đức phát xít. Súng máy MG-34 đưa vào biên chế năm 1934, súng có trọng lượng nhẹ, tốc độ bắn cực cao lên đến 1.200 viên/phút và có khả năng thay nòng nhanh chóng trên chiến trường. Ảnh: Súng máy MG-34 - Nguồn: Wikipedia.
Về phương tiện hỏa lực mặt đất, súng máy MG-42 là loại vũ khí được coi là gây ra nhiều chết chóc nhất của Quân đội Đức phát xít. Súng máy MG-34 đưa vào biên chế năm 1934, súng có trọng lượng nhẹ, tốc độ bắn cực cao lên đến 1.200 viên/phút và có khả năng thay nòng nhanh chóng trên chiến trường. Ảnh: Súng máy MG-34 - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù là vũ khí hiệu quả, nhưng do có cấu tạo phức tạp, nên súng máy MG-34 không thể sản xuất với số lượng lớn để đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến, kết quả là nhà sản xuất Rheinmetall đưa ra mẫu MG-42, nhằm đơn giản hóa thiết kế thành một thứ có thể dễ dàng sản xuất hàng loạt. Súng máy MG-34 - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù là vũ khí hiệu quả, nhưng do có cấu tạo phức tạp, nên súng máy MG-34 không thể sản xuất với số lượng lớn để đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến, kết quả là nhà sản xuất Rheinmetall đưa ra mẫu MG-42, nhằm đơn giản hóa thiết kế thành một thứ có thể dễ dàng sản xuất hàng loạt. Súng máy MG-34 - Nguồn: Wikipedia.
400 nghìn khẩu MG-42 đã được sản xuất, tốc độ bắn cao của MG-42 tỏ ra rất có lợi trong các trận chiến phòng ngự, đặc biệt là các cứ điểm trên Mặt trận phía Đông; khi quân số ở đây có rất nhiều lính chư hầu. Súng máy MG-42 - Nguồn: Wikipedia.
400 nghìn khẩu MG-42 đã được sản xuất, tốc độ bắn cao của MG-42 tỏ ra rất có lợi trong các trận chiến phòng ngự, đặc biệt là các cứ điểm trên Mặt trận phía Đông; khi quân số ở đây có rất nhiều lính chư hầu. Súng máy MG-42 - Nguồn: Wikipedia.
Về hải quân, mặc dù không sở hữu các hạm tàu lớn, nhưng người Đức tập trung phát triển tàu ngầm để đối phó với hạm đội hùng mạnh của Anh và Pháp; loại tàu ngầm nổi tiếng của họ chính là tàu ngầm U-boat. U-Boats đã rất thành công trong Thế chiến I và U-boat được đầu tư nâng cấp để sử dụng Thế chiến II. Ảnh: Tàu ngầm U-Boats - Nguồn: Wikipedia.
Về hải quân, mặc dù không sở hữu các hạm tàu lớn, nhưng người Đức tập trung phát triển tàu ngầm để đối phó với hạm đội hùng mạnh của Anh và Pháp; loại tàu ngầm nổi tiếng của họ chính là tàu ngầm U-boat. U-Boats đã rất thành công trong Thế chiến I và U-boat được đầu tư nâng cấp để sử dụng Thế chiến II. Ảnh: Tàu ngầm U-Boats - Nguồn: Wikipedia.
Điều này một lần nữa được chứng minh là thành công, với việc U-boat đánh chìm 2.779 tàu của Đồng minh với tổng trọng lượng 14,1 triệu tấn từ năm 1939 đến năm 1945, nên tàu ngầm U-boat đã trở thành “bóng ma” trên Đại Tây Dương. Ảnh: Tàu ngầm U-Boats đánh chìm tàu chiến Anh - Nguồn: Wikipedia.
Điều này một lần nữa được chứng minh là thành công, với việc U-boat đánh chìm 2.779 tàu của Đồng minh với tổng trọng lượng 14,1 triệu tấn từ năm 1939 đến năm 1945, nên tàu ngầm U-boat đã trở thành “bóng ma” trên Đại Tây Dương. Ảnh: Tàu ngầm U-Boats đánh chìm tàu chiến Anh - Nguồn: Wikipedia.
Việc các tàu ngầm U-boat không chỉ buộc Đồng minh phải làm chậm quá trình tiếp viện cho mặt trận châu Âu, mà còn ảnh hưởng đến dân thường Anh, vốn bị thiếu hụt lương thực và hàng hóa khác. Tuy nhiên U-boat cuối cùng đã bị vô hiệu hóa bởi các biện pháp đối phó của quân Đồng minh và không thể cắt đứt đường dây tiếp viện giữa Bắc Mỹ và Tây Âu. Ảnh: Tàu ngầm U-Boats - Nguồn: Wikipedia.
Việc các tàu ngầm U-boat không chỉ buộc Đồng minh phải làm chậm quá trình tiếp viện cho mặt trận châu Âu, mà còn ảnh hưởng đến dân thường Anh, vốn bị thiếu hụt lương thực và hàng hóa khác. Tuy nhiên U-boat cuối cùng đã bị vô hiệu hóa bởi các biện pháp đối phó của quân Đồng minh và không thể cắt đứt đường dây tiếp viện giữa Bắc Mỹ và Tây Âu. Ảnh: Tàu ngầm U-Boats - Nguồn: Wikipedia.
Để đối phó với số lượng xe tăng đông đảo của quân Đồng minh, Quân đội phát xít Đức đã đưa vào trang bị vũ khí chống tăng cá nhân Panzerfaust; đây là vũ khí đơn giản, nhưng cực kỳ hiệu quả để chống xe tăng, nhất là ở khu vực đô thị, nơi tầm quan sát của xe tăng hạn chế và không phát huy được hỏa lực. Ảnh: Súng chống tăng cá nhân Panzerfaust - Nguồn: Wikipedia.
Để đối phó với số lượng xe tăng đông đảo của quân Đồng minh, Quân đội phát xít Đức đã đưa vào trang bị vũ khí chống tăng cá nhân Panzerfaust; đây là vũ khí đơn giản, nhưng cực kỳ hiệu quả để chống xe tăng, nhất là ở khu vực đô thị, nơi tầm quan sát của xe tăng hạn chế và không phát huy được hỏa lực. Ảnh: Súng chống tăng cá nhân Panzerfaust - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù tầm bắn không lớn, nhưng với việc sử dụng đầu đạn nổ lõm, Panzerfaust 150 có khả năng xuyên 280–320 mm thép; nhưng quan trọng là ai cũng có thể sử dụng loại vũ khí này; trong cuộc chiến ở những đô thị, số lượng xe tăng Đồng minh bị bắn hạ bởi Panzerfaust lên tới 70% trong số các tăng bị hạ (cả phía Tây và phía Đông). Ảnh: Súng chống tăng cá nhân Panzerfaust - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù tầm bắn không lớn, nhưng với việc sử dụng đầu đạn nổ lõm, Panzerfaust 150 có khả năng xuyên 280–320 mm thép; nhưng quan trọng là ai cũng có thể sử dụng loại vũ khí này; trong cuộc chiến ở những đô thị, số lượng xe tăng Đồng minh bị bắn hạ bởi Panzerfaust lên tới 70% trong số các tăng bị hạ (cả phía Tây và phía Đông). Ảnh: Súng chống tăng cá nhân Panzerfaust - Nguồn: Wikipedia.
Quân đội Liên Xô đã cố gắng bảo vệ xe tăng trước Panzerfaust bằng cách lắp thêm các tấm lưới sắt quanh xe, nhưng cũng chỉ có tác dụng hạn chế. Cho nên cuối cùng, họ đã dùng chiến thuật sử dụng bộ binh, quét sạch các tòa nhà; hoặc cho xe dừng lại cách mục tiêu khoảng 300 m và nã đạn pháo vào mục tiêu từ xa (ở cự ly này thì Panzerfaust không bắn tới). Ảnh: Súng chống tăng cá nhân Panzerfaust - Nguồn: Wikipedia.
Quân đội Liên Xô đã cố gắng bảo vệ xe tăng trước Panzerfaust bằng cách lắp thêm các tấm lưới sắt quanh xe, nhưng cũng chỉ có tác dụng hạn chế. Cho nên cuối cùng, họ đã dùng chiến thuật sử dụng bộ binh, quét sạch các tòa nhà; hoặc cho xe dừng lại cách mục tiêu khoảng 300 m và nã đạn pháo vào mục tiêu từ xa (ở cự ly này thì Panzerfaust không bắn tới). Ảnh: Súng chống tăng cá nhân Panzerfaust - Nguồn: Wikipedia.
Video Tóm tắt nhanh Thế chiến II - Nguồn: Kênh Tóm tắt nhanh@Youtube

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.