Điểm danh vũ khí đáng gờm đủ sức khắc tinh UAV “bầy đàn”

Điểm danh vũ khí đáng gờm đủ sức khắc tinh UAV “bầy đàn”

UAV đang dần thống trị chiến trường tương lai và việc phát triển các loại vũ khí chống UAV đang là nhiệm vụ sống còn đối với mỗi quân đội trên thế giới.

Trong các cuộc xung đột hiện đại, việc sử dụng UAV theo chiến thuật "bầy đàn" đã trở thành một mối đe dọa lớn. Để tìm ra cách khắc phục chiến thuật này, nhiều quốc gia đã phát triển các loại vũ khí và hệ thống phòng thủ chuyên dụng. Dưới đây là một số giải pháp được xem là "khắc tinh" của  UAV bầy đàn. Ảnh Wikipedia
Trong các cuộc xung đột hiện đại, việc sử dụng UAV theo chiến thuật "bầy đàn" đã trở thành một mối đe dọa lớn. Để tìm ra cách khắc phục chiến thuật này, nhiều quốc gia đã phát triển các loại vũ khí và hệ thống phòng thủ chuyên dụng. Dưới đây là một số giải pháp được xem là "khắc tinh" của UAV bầy đàn. Ảnh Wikipedia
Đầu tiên là hệ thống Pantsir-S1 là tổ hợp tên lửa và pháo phòng không do Nga sản xuất đã được đưa vào sử dụng từ năm 2003 đến nay. Hệ thống Pantsir-S1 có thể tiêu diệt các mục tiêu là UAV ở cự ly gần và trong tầm thấp bằng pháo phòng không và tiêu diệt các mục tiêu ở tầm trung bằng tên lửa. Pantsir đực đánh giá là đối thủ đáng gờm của các UAV. Ảnh Wikipedia
Đầu tiên là hệ thống Pantsir-S1 là tổ hợp tên lửa và pháo phòng không do Nga sản xuất đã được đưa vào sử dụng từ năm 2003 đến nay. Hệ thống Pantsir-S1 có thể tiêu diệt các mục tiêu là UAV ở cự ly gần và trong tầm thấp bằng pháo phòng không và tiêu diệt các mục tiêu ở tầm trung bằng tên lửa. Pantsir đực đánh giá là đối thủ đáng gờm của các UAV. Ảnh Wikipedia
Pantsir-S1 được tích hợp tên lửa đánh chặn có tầm xa 30km và được trang bị 2 khẩu pháo bắn nhanh cỡ 30mm, có khả năng tấn công các mục tiêu trên không bay với tốc độ lên tới 1.000 m/s và ở khoảng cách từ 200 mét đến 20 km. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ, thấp như UAV. Ảnh Wikipedia
Pantsir-S1 được tích hợp tên lửa đánh chặn có tầm xa 30km và được trang bị 2 khẩu pháo bắn nhanh cỡ 30mm, có khả năng tấn công các mục tiêu trên không bay với tốc độ lên tới 1.000 m/s và ở khoảng cách từ 200 mét đến 20 km. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ, thấp như UAV. Ảnh Wikipedia
Tiếp theo là Iron Dome (Vòm Sắt), là một hệ thống phòng không di động tầm ngắn được phát triển bởi công ty công nghệ quân sự Rafael Advanced Defense Systems của Israel. Đây là hệ thống tên lửa phòng không đa lớp được thiết kế để đánh chặn tên lửa, rocket tầm ngắn, rất hiệu quả trong việc ngăn chặn UAV và các mục tiêu bay chậm. Ảnh Wikipedia
Tiếp theo là Iron Dome (Vòm Sắt), là một hệ thống phòng không di động tầm ngắn được phát triển bởi công ty công nghệ quân sự Rafael Advanced Defense Systems của Israel. Đây là hệ thống tên lửa phòng không đa lớp được thiết kế để đánh chặn tên lửa, rocket tầm ngắn, rất hiệu quả trong việc ngăn chặn UAV và các mục tiêu bay chậm. Ảnh Wikipedia
Hệ thống Iron Dome được trang bị 3 bệ phóng, mỗi bệ phóng gồm 20 tên lửa. Hệ thống này có hiệu quả chống lại máy bay lên đến độ cao 10.000 m. Ngoài ra, Iron Dome có khả năng phá hủy các UAV vũ trang trước khi chúng có thể đến đủ gần để thả đạn và hầu hết các UAV trinh sát tầm trung trước khi chúng đến gần khu vực trinh sát. Ảnh Wikipedia
Hệ thống Iron Dome được trang bị 3 bệ phóng, mỗi bệ phóng gồm 20 tên lửa. Hệ thống này có hiệu quả chống lại máy bay lên đến độ cao 10.000 m. Ngoài ra, Iron Dome có khả năng phá hủy các UAV vũ trang trước khi chúng có thể đến đủ gần để thả đạn và hầu hết các UAV trinh sát tầm trung trước khi chúng đến gần khu vực trinh sát. Ảnh Wikipedia
Krasukha-4, đây là hệ thống tác chiến điện tử mới nhất do tập đoàn KRET của Nga sản xuất. Hệ thống này được thiết kế để vô hiệu hóa các vệ tinh do thám Quỹ đạo trái đất tầm thấp (LEO), máy bay không người lái và hệ thống tác chiến điện tử (EW) của đối phương.
Krasukha-4, đây là hệ thống tác chiến điện tử mới nhất do tập đoàn KRET của Nga sản xuất. Hệ thống này được thiết kế để vô hiệu hóa các vệ tinh do thám Quỹ đạo trái đất tầm thấp (LEO), máy bay không người lái và hệ thống tác chiến điện tử (EW) của đối phương.
Krasukha-4 tạo ra sóng điện từ cực mạnh, có thể ngăn chặn hoạt động của radar đối phương, gây nhiễu liên lạc vô tuyến thông thường và chống lại việc thu tín hiệu GPS, từ đó tạo ra “lá chắn” điện tử bảo vệ sở chỉ huy, căn cứ quân sự. Hệ thống tác chiến điện tử này có thể gây nhiễu tín hiệu điều khiển UAV, khiến chúng mất phương hướng hoặc rơi.
Krasukha-4 tạo ra sóng điện từ cực mạnh, có thể ngăn chặn hoạt động của radar đối phương, gây nhiễu liên lạc vô tuyến thông thường và chống lại việc thu tín hiệu GPS, từ đó tạo ra “lá chắn” điện tử bảo vệ sở chỉ huy, căn cứ quân sự. Hệ thống tác chiến điện tử này có thể gây nhiễu tín hiệu điều khiển UAV, khiến chúng mất phương hướng hoặc rơi.
Tiếp theo là Drone Dome, đây là hệ thông phòng không chống máy bay không người lái do công ty công nghệ quân sự Rafael Advanced Defense Systems của Israel phát triển. Hệ thống này kết hợp radar, cảm biến và gây nhiễu tín hiệu để phát hiện và vô hiệu hóa UAV.
Tiếp theo là Drone Dome, đây là hệ thông phòng không chống máy bay không người lái do công ty công nghệ quân sự Rafael Advanced Defense Systems của Israel phát triển. Hệ thống này kết hợp radar, cảm biến và gây nhiễu tín hiệu để phát hiện và vô hiệu hóa UAV.
Hơn nữa, Drone Dome có khả năng phát hiện các mục tiêu nhỏ khoảng 2cm ở phạm vi 3,5km bằng cách sử dụng thiết bị hồng ngoại để phát hiện chuyển động của mục tiêu, sau khi phát hiện mục tiêu sẽ khóa và theo dõi mục tiêu, chỉ trong vòng vài giây, chùm tia laser của hệ thống sẽ được truyền đi để phá hủy mục tiêu.
Hơn nữa, Drone Dome có khả năng phát hiện các mục tiêu nhỏ khoảng 2cm ở phạm vi 3,5km bằng cách sử dụng thiết bị hồng ngoại để phát hiện chuyển động của mục tiêu, sau khi phát hiện mục tiêu sẽ khóa và theo dõi mục tiêu, chỉ trong vòng vài giây, chùm tia laser của hệ thống sẽ được truyền đi để phá hủy mục tiêu.
Sát thủ UAV tiếp theo là Phalanx CIWS, đây là một hệ thống vũ khí tầm gần dựa trên súng tự động để chống lại các mối đe dọa như máy bay, máy bay không người lái, tên lửa và thuyền nhỏ. Nó được thiết kế và sản xuất bởi Raytheon, nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ.
Sát thủ UAV tiếp theo là Phalanx CIWS, đây là một hệ thống vũ khí tầm gần dựa trên súng tự động để chống lại các mối đe dọa như máy bay, máy bay không người lái, tên lửa và thuyền nhỏ. Nó được thiết kế và sản xuất bởi Raytheon, nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ.
Phalanx được trang bị một pháo nhiều nòng Gatling M61A1 Vulcan, sử dụng đạn cỡ 20mm với tốc độ bắn 4.500 viên/phút và 2 ra-đa điều khiển hỏa lực giúp tổ hợp có thể phát hiện và tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 3,6km. Với tốc độ bắn cao, Phalanx CIWS có thể tiêu diệt đàn UAV một cách dễ dàng.
Phalanx được trang bị một pháo nhiều nòng Gatling M61A1 Vulcan, sử dụng đạn cỡ 20mm với tốc độ bắn 4.500 viên/phút và 2 ra-đa điều khiển hỏa lực giúp tổ hợp có thể phát hiện và tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 3,6km. Với tốc độ bắn cao, Phalanx CIWS có thể tiêu diệt đàn UAV một cách dễ dàng.
UAV Lancet, dù xuất hiện chưa lâu, nhưng từ thực tế chiến trường, máy bay không người lái tự sát Lancet của Nga, được coi là loại vũ khí nguy hiểm đối với mọi mục tiêu trong tầm xạ kích của nó. Lancet không chỉ phát hiện mục tiêu, mà bản thân nó đã là một thiết bị tấn công với đầu đạn cỡ nhỏ được thiết kế đa mục đích từ diệt phương tiện cơ giới, công sự, máy bay không người lái và các nhóm bộ binh.
UAV Lancet, dù xuất hiện chưa lâu, nhưng từ thực tế chiến trường, máy bay không người lái tự sát Lancet của Nga, được coi là loại vũ khí nguy hiểm đối với mọi mục tiêu trong tầm xạ kích của nó. Lancet không chỉ phát hiện mục tiêu, mà bản thân nó đã là một thiết bị tấn công với đầu đạn cỡ nhỏ được thiết kế đa mục đích từ diệt phương tiện cơ giới, công sự, máy bay không người lái và các nhóm bộ binh.
Về cơ bản, Lancet có thể được coi là một loại đạn dẫn đường có thể trinh sát và tấn công mục tiêu theo chỉ thị của hệ thống điều khiển. Cũng chính vì đặc điểm lao vào mục tiêu và phát nổ, nó cũng có thể phá hủy đàn UAV của đối phương.
Về cơ bản, Lancet có thể được coi là một loại đạn dẫn đường có thể trinh sát và tấn công mục tiêu theo chỉ thị của hệ thống điều khiển. Cũng chính vì đặc điểm lao vào mục tiêu và phát nổ, nó cũng có thể phá hủy đàn UAV của đối phương.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.