Điểm danh dự án bên bờ vực thu hồi

(Kiến Thức) - Chậm tiến độ, vi phạm pháp luật, chủ đầu tư không có năng lực tài chính... khiến các dự án dưới đây buộc phải thu hồi hoặc đứng bên bờ vực thu hồi.

Thu hồi vì chậm triển khai

Trên địa bàn Hà Nội, rất nhiều dự án treo tới tận 10 năm trời vẫn chưa chịu triển khai. Điều này buộc TP Hà Nội phải kiên quyết dùng biện pháp thu hồi đối với diện tích đất bỏ hoang của các với các dự án này.

UBND TP Hà Nội vừa ra quyết định thu hồi thêm 2 dự án xây dựng nhà ở để bán của Công ty Xây dựng phát triển nhà Ba Đình (nay là Công ty cổ phần tập đoàn Ba Đình) do chậm triển khai.

Cụ thể, TP Hà Nội thu hồi 9.771 m2 đất tại khu vực Út Tu, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình. Khu đất này đã được UBND TP giao cho Công ty cổ phần tập đoàn Ba Đình từ đầu tháng 3/1998 để thực hiện dự án xây dựng nhà ở để bán.

Khu đất thứ 2 bị thu hồi có diện tích 2.862 m2 tại khu vực hồ Thương Binh, phường Kim Mã, quận Ba Đình. Công ty cổ phần tập đoàn Ba Đình đã được UBND TP giao đất từ tháng 2/1999 để thực hiện dự án xây dựng nhà ở bán. UBND TP Hà Nội nêu rõ, lý do thu hồi là cả 2 dự án này đều chậm triển khai thực hiện, vi phạm Khoản 12, Điều 38 Luật Đất đai năm 2003 quy định về các trường hợp thu hồi đất.

Cùng với đó, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh đã giao 2 diện tích đất nói trên cho UBND quận Ba Đình quản lý, tổ chức giải phóng mặt bằng và lập dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ông Vũ Hồng Khanh yêu cầu, các khu đất trên được ưu tiên sử dụng làm trường học, trường mầm non, nhà văn hóa. UBND quận Ba Đình phải có báo cáo, đề xuất với UBND TP Hà Nội trong thời hạn 6 tháng kể từ 26/9/2013 (ngày ký quyết định thu hồi).

Phối cảnh dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính. Ảnh: Thời báo doanh nhân.
 Phối cảnh dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính. Ảnh: Thời báo doanh nhân.
Trước đó, UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi dự án công viên hồ điều hòa Nhân Chính do công ty Vina Megastar làm chủ đầu tư do dự án chậm triển khai.

Được biết, năm 2008, UBND TP Hà Nội có quyết định chấp thuận về mặt nguyên tắc cho công ty Vina Megastar làm chủ đầu tư dự án cải tạo công viên hồ điều hòa Nhân Chính. Tháng 1/2011, TP ra quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết công viên hồ điều hòa Nhân Chính. Tuy nhiên, sau 5 năm giao dự án chủ đầu tư vẫn không triển khai, vì vậy sau khi tiến hành rà soát dự án TP Hà Nội đã ra quyết định thu hồi.

Trước tình trạng trên, Tập đoàn Ocean Group vừa có đơn đề nghị UBND TP Hà Nội cho phép làm chủ đầu tư dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính. Đồng thời, cho phép Ocean Group tiếp quản việc thực hiện tiếp các thủ tục đã thực hiện từ Tập đoàn Vina Megastar như việc điều chỉnh quy hoạch Công viên hồ điều hòa Nhân Chính cho phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn và chủ trương của UBND TP.

Ocean Group cam kết nếu được giao chủ đầu tư, Ocean Group sẽ khởi công dự án vào đúng dịp kỉ niệm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/2013 và đưa công viên vào sử dụng trong thời gian sớm nhất. Trước đề nghị của Ocean Group, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất, báo cáo UBND TP trước ngày 10/6/2013.

Theo UBND TP Hà Nội, các dự án "treo" bắt đầu được thu hồi từ tháng 6/2009. Từ thời gian đó đến quý 1 năm 2013, có 41 dự án đã được thu hồi với diện tích lên đến 832,65 ha.

Cụ thể, trong năm 2009, TP quyết định thu hồi gần 24.000 m2 đất của 7 tổ chức; năm 2010, TP cũng quyết định thu hồi gần 136.000 m2 đất của 13 tổ chức; trong năm 2011, có 9 tổ chức bị thu hồi đất với tổng diện tích lên đến hơn 56.000 m2; trong năm 2012, Hà Nội cũng ban hành 10 quyết định thu hồi hơn 8 triệu m2 đất; trong quý một 2013 đã có 2 tổ chức bị thu hồi đất với tổng diện tích hơn 27.000 m2.

Dự án đứng bên vực thu hồi

Bên cạnh các dự án đã bị thu hồi, còn rất nhiều dự án đang hoạt động không hiệu quả hoặc không thể khởi công cũng nằm trong diện này.

Sở Xây dựng Hà Nội vừa cho biết, Sở vừa đề xuất UBND TP Hà Nội thu hồi nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Quỳnh Mai và giao cho Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc sông Hồng tiếp tục thực hiện.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2008, TP đã giao Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Sông Hồng nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Quỳnh Mai. Đến năm 2009, trên cơ sở đề xuất của UBND quận Hai Bà Trưng, TP đã giao HUD là đơn vị chủ trì, đại diện cho liên danh của 2 doanh nghiệp tiếp tục thực hiện công tác nghiên cứu, lập quy hoạch.

Mặc dù TP đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Quỳnh Mai tỷ lệ 1/500 từ tháng 6/2011, nhưng đến tháng 6/2013, dự án vẫn "dậm chân tại chỗ" và HUD không có báo cáo tổng thể, đề xuất kế hoạch triển khai các bước tiếp theo theo yêu cầu của UBND quận Hai Bà Trưng.

Cảnh lụp xụp tại Khu tập thể Quỳnh Mai. Ảnh: VnMedia.
Cảnh lụp xụp tại Khu tập thể Quỳnh Mai. Ảnh: VnMedia.  
Tháng 7/2013, quận Hai Bà Trưng đã có văn bản báo cáo UBND TP nêu rõ việc liên danh thực hiện dự án là không hiệu quả, không đáp ứng tiến độ và nguyện vọng của nhân dân. Do đó, Sở Xây dựng đã thống nhất với quận Hai Bà Trưng đề nghị TP thu hồi nhiệm vụ của liên danh và giao Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Sông Hồng làm chủ đầu tư tiếp tục thực hiện. Các tòa nhà của Khu tập thể Quỳnh Mai được xây dựng từ hơn 30 năm trước, đến nay xuống cấp trầm trọng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng vừa kiến nghị UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi và giao một số khu đất để xây dự án nhà ở xã hội. Theo đó, Sở kiến nghị UBND TP thu hồi 724 m2 đất tại khu đô thị Bắc Cổ Nhuế - Chèm, sau đó giao 17.900 m2 đất cho công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô để xây dựng khu nhà ở cho người thu nhập thấp.

Cùng với đề xuất trên, ngày 18/7, trên cơ sở kiến nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định thu hồi 22.319 m2 đất thuộc quỹ đất 20% tại dự án khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đang quản lý để giao cho Công ty Cổ phần BIC Việt Nam để triển khai dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.

Trước đó, Đoàn giám sát HĐND TP Hà Nội đã đi kiểm tra, rà soát một số khu đất tại thành phố, qua đó cho thấy việc xây dựng các công trình xã hội tại các khu đô thị có tiến độ rất chậm. Có nhiều khu đất dự án còn bỏ hoang gây lãng phí lớn.

Tại một số quận huyện, hàng nghìn m2 đất vàng bị sử dụng sai mục đích như làm bãi gửi xe, quán ăn, gara ôtô… Điển hình như tại khu đô thị Mỹ Đình 2, Hà Nội yêu cầu rà soát việc sử dụng đất lô CC3, nếu sai phạm sẽ thu hồi để làm trường học. Còn tại khu đô thị Nam Trung Yên đã 8 lần điều chỉnh quy hoạch cục bộ nhưng vẫn chưa thể hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật, một số công trình dịch vụ, công trình công cộng và xã hội hóa chưa được triển khai. Người dân vào ở khu đô thị Linh Đàm hơn 10 năm nhưng các dự án chỉnh trang, hệ thống cây xanh vẫn đang triển khai, trường học chưa xây dựng, không có đất làm trụ sở phường, tổ dân phố...

Trước thực trạng trên, UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã làm việc với các chủ đầu tư khu đô thị mới, khu tái định cư, khu nhà ở trên địa bàn để đề xuất thu hồi theo 3 tiêu chí: các khu đất xây dựng trường học, hạ tầng xã hội đối với các dự án đã giao chủ đầu tư quá thời hạn 12 tháng nhưng chưa hoàn thành thủ tục pháp lý; khu đất chưa được đầu tư xây dựng thuộc địa bàn đặc biệt thiếu hệ thống hạ tầng xã hội, trường học; các khu đất đã có quyết định cấp đất mà chủ đầu tư vi phạm quy định trong sử dụng đất.

Điểm lại những dự án “tai tiếng” quanh khu đất vàng Hà Nội

(Kiến Thức) - Khu "đất vàng" Hà Nội - Hồ Gươm - là nơi tập trung rất nhiều dự án lớn, trong đó có những dự án với vốn đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng...

Tuy nhiên nhiều dự án vấp phải sự phản ứng gay gắt của dư luận và các chuyên gia bởi nó có thể phá vỡ quy hoạch của Hồ Gươm.

Toàn cảnh hoành tráng dự án tỷ đô của Bitexco

(Kiến Thức) - Có tổng vốn đầu tư lên tới 1,9 tỷ USD, The Manor Central Park đang là dự án đình đám nhất tại Hà Nội của Bitexco.

Nằm trên diện tích 90 ha thuộc địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, Hà Nội, phía bắc kéo dài hơn 1 km theo đường Nguyễn Xiển, phía nam là Công viên Chu Văn An rộng 100 ha, phía tây là Đại lộ Chu Văn An và phía đông tiếp giáp với Khu đô thị Bắc Linh Đàm, khu đô thị The Manor Central Park đang có sức hấp dẫn lớn với khách hàng bởi vị trí đắc địa của mình. Trong ảnh là mô hình phối cảnh dự án.
Nằm trên diện tích 90 ha thuộc địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, Hà Nội,  phía bắc kéo dài hơn 1 km theo đường Nguyễn Xiển, phía nam là Công viên Chu Văn An rộng 100 ha, phía tây là Đại lộ Chu Văn An và phía đông tiếp giáp với Khu đô thị Bắc Linh Đàm, khu đô thị The Manor Central Park  đang có sức hấp dẫn lớn với khách hàng bởi vị trí đắc địa của mình. Trong ảnh là mô hình phối cảnh dự án.
Khu đô thị nhìn từ phía Linh Đàm
 Khu đô thị nhìn từ phía Linh Đàm

10 thương trường tốt nhất để "dốc tiền"

(Kiến Thức) - Với vị trí địa lý thuận lợi, thủ tục đăng ký đơn giản, các quốc gia này "hút" 1 lượng lớn các doanh nghiệp trên thế giới đến khởi nghiệp.

1. New Zealand: Năm 2013 là năm thứ hai liên tiếp New Zealand đứng đầu bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới. Sau khi đăng ký trực tuyến tên công ty, doanh nghiệp có thể xin cấp các tài khoản thuế và lập công ty cùng một lúc.
1. New Zealand: Năm 2013 là năm thứ hai liên tiếp New Zealand đứng đầu bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới. Sau khi đăng ký trực tuyến tên công ty, doanh nghiệp có thể xin cấp các tài khoản thuế và lập công ty cùng một lúc.
2. Australia: So với 1 vài năm trước thì việc khởi nghiệp ở Australia rẻ hơn do chính phủ giảm chi phí đăng kí. Hiện nay, nếu muốn làm kinh doanh ở quốc gia này, doanh nghiệp chỉ cần trả 426 đô la Úc (390 USD).
2. Australia: So với 1 vài năm trước thì việc khởi nghiệp ở Australia rẻ hơn do chính phủ giảm chi phí đăng kí. Hiện nay, nếu muốn làm kinh doanh ở quốc gia này, doanh nghiệp chỉ cần trả 426 đô la Úc (390 USD).

Đọc nhiều nhất