Điểm danh 10 kiến trúc thuộc địa tráng lệ nổi tiếng nhất TP HCM

Điểm danh 10 kiến trúc thuộc địa tráng lệ nổi tiếng nhất TP HCM

Những công trình kiến trúc tráng lệ là một yếu tố làm nên tên gọi "Hòn ngọc Viễn Đông" của Sài Gòn những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Cùng điểm qua những công trình thời thuộc địa nổi bật nhất của Sài Gòn - TP HCM.

 1. Chợ Bến Thành. Nằm ở phường Bến Thành, quận 1, chợ Bến Thành là một biểu tượng lịch sử của Sài Gòn - TP HCM. Chợ được nhà thầu Brossard et Maupin xây dựng từ năm 1912-1914 thì hoàn tất. Điểm nhấn kiến trúc của chợ là tòa tháp có 4 chiếc đồng hồ ở 4 mặt phía trên cổng chính.
1. Chợ Bến Thành. Nằm ở phường Bến Thành, quận 1, chợ Bến Thành là một biểu tượng lịch sử của Sài Gòn - TP HCM. Chợ được nhà thầu Brossard et Maupin xây dựng từ năm 1912-1914 thì hoàn tất. Điểm nhấn kiến trúc của chợ là tòa tháp có 4 chiếc đồng hồ ở 4 mặt phía trên cổng chính.
 2. Nhà thờ Đức Bà. Nằm ở phường Bến Nghé, quận 1, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một trong những nhà thờ nổi tiếng nhất Việt Nam. Công trình này được xây dựng từ năm 1877 – 1880, mang phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic.
2. Nhà thờ Đức Bà. Nằm ở phường Bến Nghé, quận 1, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một trong những nhà thờ nổi tiếng nhất Việt Nam. Công trình này được xây dựng từ năm 1877 – 1880, mang phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic.
 3. Bưu điện Thành phố. Nằm đối diện với nhà thờ Đức Bà, tòa nhà bưu điện Thành phố được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886–1891. Công trình được thiết kế với phong cách chiết trung theo đồ án của KTS Villedieu, từng lọt vào danh sách 11 bưu điện đẹp nhất thế giới của tạp chí Architectural Digest (Mỹ).
3. Bưu điện Thành phố. Nằm đối diện với nhà thờ Đức Bà, tòa nhà bưu điện Thành phố được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886–1891. Công trình được thiết kế với phong cách chiết trung theo đồ án của KTS Villedieu, từng lọt vào danh sách 11 bưu điện đẹp nhất thế giới của tạp chí Architectural Digest (Mỹ).
 4. Nhà hát Thành phố. Nằm đối diện với Công trường Lam Sơn ở quận 1, nhà hát Thành phố được người Pháp xây dựng từ năm 1898-1900, phỏng theo nguyên mẫu là nhà hát Opéra Garnier tại Paris. Khán phòng của nhà hát có tầng trệt và 2 tầng lầu với tổng cộng 1.800 chỗ ngồi.
4. Nhà hát Thành phố. Nằm đối diện với Công trường Lam Sơn ở quận 1, nhà hát Thành phố được người Pháp xây dựng từ năm 1898-1900, phỏng theo nguyên mẫu là nhà hát Opéra Garnier tại Paris. Khán phòng của nhà hát có tầng trệt và 2 tầng lầu với tổng cộng 1.800 chỗ ngồi.
 5. UBND TP HCM. Tòa nhà UBND TP HCM (phường Bến Nghé, quận 1) có tiền thân là Dinh xã Tây, được xây từ năm 1898-1909 theo thiết kế của KTS Femand Gardè. Công trình được lấy hình mẫu từ tòa thị chính ở Paris, phong cách kiến trúc chủ đạo là phong cách Phục Hưng.
5. UBND TP HCM. Tòa nhà UBND TP HCM (phường Bến Nghé, quận 1) có tiền thân là Dinh xã Tây, được xây từ năm 1898-1909 theo thiết kế của KTS Femand Gardè. Công trình được lấy hình mẫu từ tòa thị chính ở Paris, phong cách kiến trúc chủ đạo là phong cách Phục Hưng.
 6. Nhà Rồng. Khu Nhà Rồng được Công ty vận tải đường biển Pháp xây dựng bên bến Nhà Rồng từ năm 1863, là địa danh gắn với sự kiện người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống con tàu Amiral Latouche Tréville để ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5/6/1911. Ngày nay công trình là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP HCM.
6. Nhà Rồng. Khu Nhà Rồng được Công ty vận tải đường biển Pháp xây dựng bên bến Nhà Rồng từ năm 1863, là địa danh gắn với sự kiện người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống con tàu Amiral Latouche Tréville để ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5/6/1911. Ngày nay công trình là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP HCM.
 7. Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Bảo tàng Lịch sử TP HCM có tiền thân là Bảo tàng Blanchard de la Brosse, khánh thành năm 1929. Đây là một trong những công trình tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam.
7. Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Bảo tàng Lịch sử TP HCM có tiền thân là Bảo tàng Blanchard de la Brosse, khánh thành năm 1929. Đây là một trong những công trình tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam.
 8. Cầu Mống. Bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền quận 1 và quận 4, cầu Mống được công ty Hàng hải Pháp Messageries maritimes bỏ vốn thuê Công ty xây dựng Levallois Perret xây cất vào năm 1893-1894. Cầu dài 128 mét, mang đậm dấu ấn kiến trúc cầu phương Tây cuối thế kỷ 19.
8. Cầu Mống. Bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền quận 1 và quận 4, cầu Mống được công ty Hàng hải Pháp Messageries maritimes bỏ vốn thuê Công ty xây dựng Levallois Perret xây cất vào năm 1893-1894. Cầu dài 128 mét, mang đậm dấu ấn kiến trúc cầu phương Tây cuối thế kỷ 19.
 9. Bảo tàng TP HCM. Tọa lạc tại 65 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, Bảo tàng TP HCM có tiền thân là Bảo tàng Thương mại, được xây năm 1885-1890 theo thiết kế của KTS Alfred Foulhoux. Thường được gọi là Dinh Gia Long, tòa nhà có quy mô rất bề thế, mang phong cách cổ điển – Phục Hưng kết hợp với một số yếu tố Á Đông.
9. Bảo tàng TP HCM. Tọa lạc tại 65 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, Bảo tàng TP HCM có tiền thân là Bảo tàng Thương mại, được xây năm 1885-1890 theo thiết kế của KTS Alfred Foulhoux. Thường được gọi là Dinh Gia Long, tòa nhà có quy mô rất bề thế, mang phong cách cổ điển – Phục Hưng kết hợp với một số yếu tố Á Đông.
 10. Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM. Nằm ở số 97A Phó Đức Chính, gần chợ Bến Thành, Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM thuở xưa là tư dinh của nhà tư sản người Hoa Hứa Bổn Hỏa. Công trình mang phong cách Á - Âu kết hợp, khánh thành năm 1925, được dân Sài Gòn gọi là "căn nhà 99 cửa" do quy mô quá to lớn với rất nhiều phòng ốc.
10. Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM. Nằm ở số 97A Phó Đức Chính, gần chợ Bến Thành, Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM thuở xưa là tư dinh của nhà tư sản người Hoa Hứa Bổn Hỏa. Công trình mang phong cách Á - Âu kết hợp, khánh thành năm 1925, được dân Sài Gòn gọi là "căn nhà 99 cửa" do quy mô quá to lớn với rất nhiều phòng ốc.
Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.