Dịch COVID-19 phức tạp, các địa phương cảnh giác với Omicron

Bộ Y tế chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin.

Dịch COVID-19 phức tạp, các địa phương cảnh giác với Omicron
Hà Nội thêm quận Thanh Xuân và huyện Gia Lâm nâng cấp độ dịch lên "màu cam"
Ngày 31/12, TP. Hà Nội có thêm 1.914 ca COVID-19, trong đó có 612 ca cộng đồng và 1302 ca trong khu cách ly. Theo CDC Hà Nội, một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Nam Từ Liêm (213); Cầu Giấy (172); Hà Đông (154); Gia Lâm (152); Tây Hồ (136); Bắc Từ Liêm (112); Thanh Xuân (103); Long Biên (103); Hoàng Mai (99).
Hải Phòng thêm 5 quận nâng cấp độ dịch lên "vùng đỏ"
Ngày 31/12, TP. Hải Phòng ghi nhận thêm 520 ca mắc COVID-19. Chiều cùng ngày, Hải Phòng nâng cấp độ dịch với một số địa bàn, trong đó, 5 quận lên "vùng đỏ" khi có số ca mắc COVID-19 gia tăng liên tục.
Dich COVID-19 phuc tap, cac dia phuong canh giac voi Omicron
 
Hà Nam ghi nhận số F0 tăng cao từng ngày
Tối 31/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam cho biết, trong ngày, trên địa bàn ghi nhận thêm 96 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong đó, có 42 F0 được phát hiện qua sàng lọc y tế; 41 trường hợp là F1 trở thành F0 trong thời gian cách ly tại nhà liên quan đến các ổ dịch được phát hiện trước đó… Trước tình hình các F0 có xu hướng tăng cao từng ngày, tỉnh Hà Nam yêu cầu các địa phương xây dựng các kịch bản để ứng phó với biến chủng mới Omicron và lên phương án ứng phó với dịch bệnh ở mức cao nhất.
Bắc Kạn phát hiện nhiều ca lây nhiễm COVID-19 thứ phát trong cộng đồng
Sau khi phát hiện một trường hợp F0 tại xã Xuân Dương, huyện Na Rì có lịch trình di chuyển đến chợ, đám cưới và một số nơi tại huyện Na Rì, ngành y tế tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành truy vết, xét nghiệm trên diện rộng. Sáng 31/12, đã phát hiện thêm gần 30 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 liên quan đến những địa điểm trên, phần lớn là người tại các xã Xuân Dương và thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì. Trong đó, nhiều người đã dự một đám cưới trên địa bàn. Hiện một số công dân tại các huyện Chợ Mới, Pác Nặm cũng đã xác định dương tính với SARS-CoV-2 sau khi trở về từ khu vực có dịch của huyện Na Rì.
Nam Định hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 tuổi trong tháng 1/2022
Ngày 31/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 119 ca mắc COVID-19 tại tỉnh Nam Định. Tỉnh này tập trung đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành tiêm phủ vaccine phòng COVID-19 cho người dân các độ tuổi để kiểm soát tốt dịch COVID-19 trên địa bàn, nhất là phòng ngừa biến chủng mới Omicron, cụ thể: không để sót các trường hợp thuộc diện phải tiêm là người có bệnh nền, người trên 50 tuổi; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 tuổi trong tháng 1/2022, tiêm mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong quý II/2022.
Quảng Nam phát hiện 14 ca mắc biến thể Omicron
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, 14 hành khách trên 4 chuyến bay về từ Hàn Quốc, Mỹ đang cách ly tại tỉnh Quảng Nam được xác định nhiễm biến thể Omicron. Tất cả những trường hợp này đều cách ly an toàn ở các khách sạn tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Liên quan đến 14 trường hợp nhiễm biến thể Omicron trên 4 chuyến bay, Bộ Y tế yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả nhanh các trường hợp nguy cơ, gồm: người cùng trên xe đưa đón; nhân viên phục vụ tại khách sạn, tiếp viên hàng không, nhân viên phục vụ mặt đất...
Nghệ An các trường chuyển học trực tuyến khi có học sinh mắc COVID-19
Ngày 31/12, Trung tâm kiểm soát Bệnh tật Nghệ An cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận thêm 90 ca mắc COVID-19 mới. Trong đó, có 30 ca cộng đồng. Đáng lưu ý, trong các ca cộng đồng có 19 ca chủ yếu là học sinh trên địa bàn xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu.
TP.HCM cho phép một số trung tâm, cơ sở giáo dục dạy trực tiếp từ ngày 4/1
Ngày 31/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 557 ca mắc COVID-19 tại TP.HCM . Cùng ngày, UBND TP.HCM vừa có văn bản cho phép các Trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục, đơn vị hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá được tổ chức dạy trực tiếp từ ngày 4/1, trong điều kiện đảm bảo các quy định về phòng chống dịch.
Tiền Giang và Vĩnh Long chủ động phòng biến chủng Omicron
Đến nay, tỉnh Tiền Giang không còn xã, phường “vùng đỏ” COVID-19, tuy nhiên cũng không lơ là, chủ động phòng biến chủng Omicron.
Về cấp độ dịch, tỉnh Vĩnh Long hiện đang áp dụng cấp độ 3, Thị xã Bình Minh áp dụng cấp độ 4, các huyện còn lại áp dụng cấp độ 3. Đối với cấp xã, toàn tỉnh không có xã cấp độ 1, 14 xã cấp độ 2, các xã, phường và thị trấn còn lại là cấp độ 3 và cấp độ 4. Số liệu thống kê cho thấy tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, phần lớn các trường hợp F0 đang được điều trị tại nhà.
Ngày 31/12, Việt Nam ghi nhận 16.515 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 39 ca nhập cảnh và 16.476 ca ghi nhận trong nước (giảm 504 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 11.337 ca trong cộng đồng). Tại Việt Nam đã phát hiện 15 ca nhiễm biến thể Omicron.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Long (+494), Bình Phước (+244), Bến Tre (+171).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.337 ca/ngày.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (503.244), Bình Dương (290.671), Đồng Nai (97.718), Tây Ninh (75.109), Hà Nội (45.838).
Bộ Y tế có Công điện hỏa tốc số 2308/CĐ-BYT ngày 31/12/2021 gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam và Hãng hàng không Bamboo Airlines về việc điều tra, xử lý ổ dịch COVID-19.
Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

Giải mã phiên bản “tàng hình” siêu tinh vi của biến chủng Omicron

Các nhà khoa học mới xác định được một phiên bản "tàng hình" siêu tinh vi của biến chủng Omicron có thể qua mặt phương pháp xét nghiệm PCR.

Giải mã phiên bản “tàng hình” siêu tinh vi của biến chủng Omicron
Giai ma phien ban “tang hinh” sieu tinh vi cua bien chung Omicron
 Trong buổi họp nội các chính phủ Anh ngày 7/12, các nhà khoa học thông báo đã xác định được một phiên bản "tàng hình" siêu tinh vi của biến chủng Omicron. Phiên bản này có thể qua mặt phương pháp xét nghiệm PCR đang được nhiều nước sử dụng để phát hiện các ca nhiễm COVID-19.

Bác sĩ tiết lộ triệu chứng “bất thường” ở trẻ nhiễm biến chủng Omicron

Theo một bác sĩ đa khoa, các bậc phụ huynh nên chú ý xem con họ có bị “phát ban bất thường” hay không vì đó có thể là dấu hiệu trẻ nhiễm biến chủng Omicron.

Bác sĩ tiết lộ triệu chứng “bất thường” ở trẻ nhiễm biến chủng Omicron
Metro dẫn lời tiến sĩ David Lloyd ở Anh cho biết, trẻ mắc biến chủng Omicron có thể xuất hiện triệu chứng "phát ban bất thường". Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý.
Theo Sky News, khoảng 15% trẻ em mắc chủng Omicron xuất hiện triệu chứng phát ban.

Hàn Quốc phát triển công nghệ giúp phát hiện nhanh biến thể Omicron

Công nghệ mới này của Hàn Quốc giúp phát hiện nhanh biến thể Omicron trong vòng 20-30 phút.

Hàn Quốc phát triển công nghệ giúp phát hiện nhanh biến thể Omicron
Han Quoc phat trien cong nghe giup phat hien nhanh bien the Omicron
Công nghệ mới giúp phát hiện nhanh biến thể Omicron trong vòng 20-30 phút. (Ảnh minh họa: Alamy Live News).
Các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (POSTECH) của Hàn Quốc đã phát triển một công nghệ chẩn đoán phân tử có thể phát hiện biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 trong vòng từ 20-30 phút.
Theo nhóm nghiên cứu do Giáo sư Lee Jung-wook thuộc Khoa Công nghệ hóa chất dẫn đầu, công nghệ chẩn đoán phân tử có thể phân biệt các đột biến tại nucleotide base (đơn vị có chứa nitơ trong nucleotide), do vậy, có thể phát hiện ra biến thể Omicron mà phương pháp xét nghiệm PCR khó phát hiện.
Hiện nay, Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đang sử dụng 3 phương pháp xét nghiệm để phát hiện các biến thể của virus SARS-CoV-2, gồm phân tích bộ gene, phân tích DNA (các đột biến như protein gai) và xét nghiệm PCR.
Phương pháp xét nghiệm PCR hiện nay có thể phát hiện biến thể Delta nhưng không phát hiện được Omicron.
Công nghệ mới phát triển này không phải là phương pháp giải trình tự gene hay DNA, mà là phương pháp chẩn đoán phân tử.
Công nghệ xét nghiệm đang sử dụng hiện nay chỉ "quét" được các vùng cụ thể của virus, trong khi công nghệ chẩn đoán phân tử được phát triển theo cách chỉ tạo ra phản ứng liên quan tới acid nucleic khi có sự tồn tại RNA của virus SARS-CoV-2, nhờ đó phát hiện nhanh biến thể.
Theo Giáo sư Lee Jung-wook, trong xét nghiệm PCR, biến thể Omicron có dấu hiệu rõ ràng về gene N, nhưng dấu hiệu yếu về gene S.
Trong trường hợp nhiễm Omicron, cả gene N và gene S đều xác nhận dương tính, khiến cho khó phân biệt với các biến thể khác.
Công nghệ chẩn đoán phân tử hoạt động theo cơ chế khác với xét nghiệm PCR, theo đó phát hiện biến thể Omicron hiệu quả.
Công nghệ xét nghiệm thông thường nhìn chung có thể xử lý 96 mẫu bệnh phẩm/thiết bị xét nghiệm, trong khi công nghệ mới này có thể xử lý tới hơn 125 mẫu bệnh phẩm trong vòng 30 phút.
Ngoài ra, công nghệ mới không cần thiết bị chuyên dụng, do vậy có thể làm các bộ kit xét nghiệm một cách đơn giản và dễ dàng.
Việc sản xuất các bộ kit chẩn đoán dựa trên công nghệ mới này mất 4 ngày, do vậy, có thể ứng phó nhanh chóng cho dù xuất hiện một biến thể mới hay một virus mới trong tương lai.
Theo Giáo sư Lee Jung-wook, công nghệ mới này có thể được đưa vào ứng dụng trong nửa cuối năm 2022 sau khi trải qua các thử nghiệm lâm sàng./.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.