FMC: Dịch bùng phát mạnh khiến lượng tiêu thụ tôm giảm 56%

(Vietnamdaily) - Sao Ta sản xuất được 1.618 tấn tôm trong tháng 8, giảm 32% so với cùng kỳ và tiêu thụ tôm đạt 11,1 triệu USD, giảm 56%.

Theo bản tin IR của CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC), trong tháng 8, Đồng Bằng Sông Cửu Long cùng một số tỉnh Đông Nam Bộ chịu sự tác động khá căng thẳng từ Covid-19. Trong lĩnh vực thủy sản, một số nhà máy chế biến tôm và cá tra phải đóng cửa vì dịch lây lan mạnh trên địa bàn.

Trong tháng 8, FMC có nửa tháng thực thi sản xuất ba tại chỗ và nửa tháng sau có ổn định hơn. Tuy nhiên, cái chung là hoạt động chưa thể trở lại tình trạng bình thường vì Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn rủi ro.

Về kết quả đạt được, Sao Ta sản xuất được 1.618 tấn tôm, giảm 32% so với cùng kỳ và tiêu thụ tôm đạt 11,1 triệu USD, giảm 56%.

FMC: Dich bung phat manh khien luong tieu thu tom giam 56%
 

Lũy kế 8 tháng đầu năm, doanh nghiệp sản xuất được 13.813 tấn tôm, tăng 11% so với cùng kỳ và tiêu thụ tôm đạt gần 132 triệu USD, tăng 10%. Tiêu thụ nông sản có khá hơn, đạt 1.079 tấn, tăng 27% so với cùng kỳ.

Hiện nay tỉnh Sóc Trăng thực thi Chỉ thị 16 linh hoạt, lấy địa bàn phường xã làm phòng tuyến chống dịch (tên là VÙNG). Các vùng còn rủi ro cao vì dịch (đỏ, cam), người lao động không thể đi làm, FMC bị giảm một số lao động. FMC đang nỗ lực thu thêm lao động các vùng an toàn (xanh và vàng).

FMC phấn đấu đến chậm nhất 10/9/2021 sẽ trở lại hoạt động bình thường như trước xảy ra dịch, nhằm tăng tốc hoàn thành các đơn hàng, hoàn thành kế hoạch năm 2021 (200 triệu USD doanh số và 250 tỷ đồng lợi nhuận).

Ở lĩnh vực nuôi tôm, FMC đã thả giống cho 32 ao tôm. Với hoạt động xây dựng nhà máy mới, Công ty cho biết ít nhiều bị giãn tiến độ do dịch không thể tập kết thiết bị theo kế hoạch và công nhân đi làm có bị hạn chế.

Doanh số tiêu thụ tháng 7 của Sao Ta đạt 22 triệu triệu USD

(Vietnamdaily) - CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) vừa công bố báo cáo sơ kết hoạt động trong tháng 7/2021 với nhận định có nhiều biến động tác động không tốt đến hoạt động sản xuất chung.

Sao Ta cho biết việc thực thi Chỉ thị 16 đã tác động lên công ty ở nửa kỳ sau của tháng 7 gồm 12 ngày thực hiện Chỉ thị (từ 19/7 đến 31/7) và gần cả tuần trước đó để chuẩn bị cho mô hình "3 tại chỗ".

Việc tác động này có làm giảm công suất hoạt động. Tuy nhiên, do nền tảng ở nửa tháng đầu, số liệu hoạt động cũng khá khả quan (bao gồm hoạt động của Khang An).

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó đến cuối năm nếu dịch bệnh kéo dài

(Vietnamdaily) - VDSC cho rằng triển vọng xuất khẩu của ngành trong nửa cuối năm 2021 tương đối kém khả quan.

Trong nửa đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam tăng 18% so với cùng kỳ đạt 788 triệu USD. Sản lượng xuất khẩu cá tra trở lại mức trước COVID, tăng 19% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng xuất khẩu sang Mỹ tăng 60%.

Tương tự, kim ngạch xuất khẩu tôm tăng 13% so với cùng kỳ, đạt 1,7 tỷ USD do nhu cầu tăng ở các thị trường chính như Mỹ, EU và Nhật Bản.

Tin mới