Địa cầu có đường lưỡi bò bán online: Xử lý chủ web Lazada, Sendo thế nào?

(VietnamDaily) - Liện quan đến vụ  nhiều website thương mại điện tử bán hàng hóa bị cài cắm đường lưỡi bò gây phẫn nộ dư luận. Vậy, trang web Lazada, Sendo có thể sẽ bị xư lý thế nào?

Cần truy trách nhiệm đơn vị sản xuất, xuất bản
Thời gian gần đây, trên một số trang thương mại điện tử như Sendo, Lazada bán quả địa cầu có in hình "đường lưỡi bò" phi pháp. Sản phẩm này có thể lơ lửng trên giá đỡ nhờ từ trường, được bán với giá 225.000 đồng.
Vậy, đơn vị sở hữu web Lazada, Sendo sẽ bị xử lý thế nào thế nào?
Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường – Văn Phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, sự việc Trung Quốc đơn phương công bố chủ quyền vùng biển bằng đường lưỡi bò 9 đoạn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của đa số các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, việc đơn phương công bố chủ quyền đường chín đoạn này đã xâm phạm chủ quyền của nhiều quốc gia khu vực đông nam châu Á, trong đó có Việt Nam.
Quan điểm nhất quán của Đảng và nhà nước Việt Nam là không thừa nhận việc tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông. Khẳng định chủ quyền vùng biển, hải đảo và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập. Kiên quyết đấu tranh để bảo vệ chủ quyền biển đảo, phản đối các luận điệu xuyên tạc, xâm phạm đến chủ quyền quốc gia.
Dia cau co duong luoi bo ban online: Xu ly chu web Lazada, Sendo the nao?
 Quả địa cầu có cài cắm đường lưỡi bò rao bán trên mạng.

Bởi vậy, mọi hành vi tuyên truyền, phổ biến các ấn phẩm về đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc là vi phạm pháp luật Việt Nam, xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, hành vi này là đáng lên án và có thể áp dụng các chế tài của pháp luật để xử lý, có thể là chế tài hành chính hoặc xử lý hình sự.

Theo quy định tại Luật xuất bản thì xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử. Theo đó, Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Luật sư Cường cho hay, tại Điều 10 của Luật xuất bản cũng quy định nghiêm cấm các hành vi như Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản; Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản; In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm; Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu; Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;

Như vậy, Cơ quan chức năng cần làm rõ bản đồ có hình lưỡi bò này do đơn vị nào sản xuất, xuất bản. Hành vi xuất bản mà không đăng ký, không có giấy phép xuất bản hặc in lậu, in giả trái phép xuất là hành vi nghiêm cấm trong hoạt động xuất bản.

Mức phạt sẽ thế nào?

Về chế tài xử lý hành vi này được quy định tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động báo chi, xuất bản. Theo đó, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như in xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản; In tài liệu không kinh doanh không có giấy phép xuất bản; hoặc In gia công xuất bản phẩm, sản phẩm không phải là xuất bản phẩm cho nước ngoài không có giấy phép in gia công theo quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định 159/2013/NĐ-CP. Ngoài ra còn buộc thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm in vi phạm; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến 03 tháng đối với tổ chức đó.

Dia cau co duong luoi bo ban online: Xu ly chu web Lazada, Sendo the nao?-Hinh-2
 Luật sư Đặng Văn Cường – Văn Phòng Luật sư Chính Pháp – Đoàn Luật sư TP Hà Nội.

Hoặc phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 300 bản trở lên; Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định 159/2013/NĐ-CP.

Ngoài ra, còn bị buộc thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp; bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Đình chỉ hoạt động từ 09 đến 12 tháng đối với hành vi tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản.

Trong trường hợp sản xuất, buôn bán ấn phẩm số lượng lớn không được cấp phép thì đây được coi là hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Theo đó, hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự.

Còn trong trường hợp sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm về tội Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Điều 225 Bộ luật hình sự.

Xem thêm video: Không cấp đăng kiểm cho xe có 'đường lưỡi bò' 

Nguồn VTV.

Shopee đã bán bao nhiêu bản đồ có đường ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc?

Sàn thương mại điện tử Shopee cho biết đã liên hệ với 17 khách hàng để thu hồi và bồi thường sản phẩm đồ chơi có “bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn” phi pháp của Trung Quốc.

Chiều 3/8, Shopee phát đi thông báo về việc xử lý các sản phẩm đồ chơi cắm cờ cho trẻ em, trong đó có phần bản đồ có hình “đường lưỡi bò 9 đoạn” phi pháp.

CGV 2 lần phát hành phim xâm hại chủ quyền Việt Nam

Cách đại diện của CJ CGV chống chế việc hai bộ phim Everest - người tuyết bé nhỏ và Điệp vụ biển Đỏ, đều do đơn vị này phát hành, có nội dung xâm hại chủ quyền Việt Nam là không thể chấp nhận được.

Dư luận đang rất bất bình về việc bộ phim hoạt hình Everest - người tuyết bé nhỏ (tựa tiếng Anh là Abominable) có nội dung lồng ghép bản đồ “đường lưỡi bò” nhưng được CJ CGV phát hành tại Việt Nam. Năm ngoái, dư luận cũng bức xúc mạnh mẽ khi phim Điệp vụ biển Đỏ với nội dung tuyên truyền sai trái chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông vẫn được CJ CGV phát hành tại Việt Nam.

Trong hai vụ việc trên, trách nhiệm trước hết là sự yếu kém của cơ quan duyệt phim và quản lý nhà nước, nhưng đơn vị phát hành cũng không thể vô can. Tuy nhiên, cách phản hồi của CJ CGV mang tính lẩn trốn trách nhiệm, chống chế đến ngây ngô.

Cụ thể, chiều 13.10, sau khi phát hiện phim Abominable (có một trong hai nhà đồng sản xuất là Công ty Pearl của Trung Quốc) lồng ghép bản đồ “đường lưỡi bò” trong nội dung phim, phóng viên Thanh Niên đã đặt vấn đề này với Cục trưởng Cục Điện ảnh Nguyễn Thu Hà và Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Tạ Quang Đông. Khi tiếp nhận vụ việc, bà Hà cho biết đã trao đổi với đơn vị phát hành là CJ CGV dừng chiếu trên toàn bộ hệ thống rạp. Toàn bộ trailer cũng đã tháo gỡ trên hệ thống. Tương tự, ông Đông cũng cho biết tiến hành thu hồi phim.

CGV 2 lan phat hanh phim xam hai chu quyen Viet Nam
Phim hoạt hình có gắn đường lưỡi bò 

Thế nhưng, cũng vào tối 13.10, trả lời báo chí về việc bộ phim trên bị rút khỏi rạp, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc phát hành của CJ CGV Việt Nam, biện minh bằng lý do: “Phim Everest - Người tuyết bé nhỏ đã chiếu gần hai tuần, lại là phim hoạt hình vào ngày trong tuần ít khách nên hôm nay CGV đã quyết định ngừng khai thác”. Đây là một cách phản hồi lấp liếm, chối bỏ trách nhiệm.

Hồi năm 2018, khi Thanh Niên phản ánh phim Điệp vụ biển Đỏ tuyên truyền sai trái về chủ quyền trên Biển Đông và CJ CGV rút phim thì ông Hải cũng trả lời tương tự: “Phim này đã chiếu được 10 ngày nay và cũng không đông khán giả lắm, nên chúng tôi quyết định ngưng chiếu để xếp lịch cho phim khác ra rạp”.

Đặc biệt, nội dung tuyên truyền trong phim Điệp vụ biển Đỏ được Thanh Niên chỉ rõ là sai trái. Cụ thể, cảnh cuối của phim ghi rõ địa điểm là Biển Đông, nhưng tàu chiến Trung Quốc phát loa thông báo cho một tàu chiến khác rằng phải rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc. Phân cảnh rõ ràng như thế, nhưng khi đó, ông Hải đã quy chụp ngược lại rằng: “Tôi nghĩ người xem nhạy cảm quá, nên suy diễn là biển của Việt Nam chứ trong phim không nói gì”.

Những người có kiến thức, là chuyên gia về biển đảo, về hải quân chỉ rõ nhiều chi tiết bất ổn trong phim. Thế nhưng, ông Hải không rõ có hiểu biết gì về nội dung này hay không thì lại vội vàng quy chụp các phân tích chuyên môn là “suy diễn”. Sau đó, báo Thanh Niên đã dẫn trích rõ ràng nội dung trên website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ca ngợi Điệp vụ biển Đỏ tuyên truyền cho chủ quyền sai trái của Trung Quốc. Khi mọi chuyện đã quá rõ ràng, CJ CGV nói chung và người đại diện là ông Nguyễn Hoàng Hải lại im lặng.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, CJ CGV là một doanh nghiệp nước ngoài, nhưng hoạt động và thu lợi tại Việt Nam thì phải có trách nhiệm tôn trọng chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Đơn vị này không ít lần bị các nhà sản xuất Việt Nam tố cáo lợi dụng vị thế lớn trong mảng phân phối phim mà chèn ép phim Việt để ưu tiên phim ngoại. Đến giờ đã thể hiện quá rõ, trong số những bộ phim ngoại mà CJ CGV cho ra rạp, thì thậm chí có cả Everest - người tuyết bé nhỏ”, phim được CJ CGV quảng bá là “phim hay tháng 10”, trở thành công cụ tuyên truyền sai trái, xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với Biển Đông.

Hành xử đó của CJ CGV hay cá nhân ông Hải, cũng là một người Việt Nam, là không thể chấp nhận, nhất là trong bối cảnh cả nước Việt Nam đang bức xúc trước hành vi của Trung Quốc đối với Biển Đông.

Đừng trốn tránh trách nhiệm! Đừng tìm cách biện minh trơ trẽn! Công ty CJ CGV và cá nhân ông Nguyễn Hoàng Hải phải xin lỗi người dân Việt Nam.

Tin mới