Di tích cổ được phát hiện ở Pháp làm dấy lên bí ẩn

Khai quật địa điểm này, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy các hiện vật từ thời kỳ Tân Đồ Đá đến thời kỳ Đồ Sắt, bao gồm đầu mũi tên bằng đá lửa, nẹp của cung thủ và một con dao găm hợp kim đồng.

Các nhà khảo cổ học tại Viện Nghiên cứu Khảo cổ Dự phòng Quốc gia (Inrap) đã phát hiện ra thứ mà họ mô tả là một di tích “chưa từng có” ở Marliens, gần Dijon, Pháp.

Khai quật địa điểm này, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy các hiện vật từ thời kỳ Tân Đồ Đá đến thời kỳ Đồ Sắt, bao gồm đầu mũi tên bằng đá lửa, nẹp của cung thủ và một con dao găm hợp kim đồng.

Những đầu mũi tên, nẹp, bật lửa đá lửa và dao găm này tạo thành một "bức tranh đầy đủ" về những công cụ mà một cung thủ thời xa xưa sẽ mang theo.

Khu vực có tuổi thọ lâu đời nhất thuộc di tích này là hấp dẫn nhất. Nó bao gồm phần tượng đài kỳ lạ, được mô tả là một khu vực có hình "móng ngựa" dài 8 mét (26 foot) được gắn vào một khu vực hình tròn có đường kính 11 mét (36 foot). Chưa hết, còn có một khu vực bao quanh khác nhưng có lối mở gắn liền với đó.

Di tich co duoc phat hien o Phap lam day len bi an
Bảy đầu mũi tên bằng đá lửa đặt phía trên hai thanh giằng của cung thủ, một chiếc bật lửa bằng đá lửa và một con dao găm bằng hợp kim đồng trên chiếc bàn màu xám.

Theo nhóm nghiên cứu, các lớp sỏi ở các khu vực bao quanh bên cạnh cho thấy sự hiện diện của các công trình kiến trúc và cả ba khu vực bao quanh đều có vẻ như đã được xây cùng một khoảng thời kỳ.

Trưởng nhóm nghiên cứu Inrap cho biết trong một thông cáo báo chí rằng: “Loại tượng đài này dường như chưa từng có trước kia và hiện tại không có di tích cùng loại nào có thể so sánh với nó”. Việc xác định niên đại vẫn chưa chắc chắn, tuy nhiên những hiện vật được phát hiện trong các con mương có chung thời kỳ với những viên đá lửa đã gợi ý đáng kể cho chúng ta về đặc điểm văn hóa của cư dân trong thời kỳ Tân Đồ Đá”.

Nhóm nghiên cứu đang tiến hành phân tích carbon phóng xạ, đánh giá tuổi của bất kỳ vật thể sống nào trước đây bằng cách đo lượng carbon-14 đã phân hủy trong cơ thể chúng sau khi chết. Điều này giúp chúng ta có được bức tranh rõ hơn về thời điểm tượng đài được xây dựng.

Di tich co duoc phat hien o Phap lam day len bi an-Hinh-2

Toàn bộ khu vực di tích được chụp từ trên cao.

Ở những nơi khác thuộc địa điểm di tích, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một số giếng khô có niên đại từ Thời Đồ Đồng. Đây cũng là bằng chứng cho thấy từng có sự định cư lâu dài của con người trong thời kỳ đó.

Ngoài ra, một nghĩa địa có niên đại từ năm 1500 trước Công nguyên đến năm 1300 trước Công nguyên cũng được phát hiện. Bên trong nghĩa địa, các nhà khảo cổ còn tìm thấy các chốt hợp kim đồng và vòng cổ hổ phách. Do tính tàn phá của môi trường và thời gian nên nhóm nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy một ngôi mộ hoàn chỉnh nào.

Mặc dù hấp dẫn nhưng chúng ta vẫn chưa biết chính xác tượng đài được bắt đầu xây dựng từ khi nào. Việc xác định niên đại bằng carbon và nghiên cứu sâu hơn hy vọng sẽ cung cấp thêm manh mối về di tích kỳ lạ này.

Khả năng dùng miệng làm “súng” săn mồi độc đáo của cá măng rổ

Với khả năng phun ra một tia nước xa đến 2 mét để “bắn” con mồi, cá mang rổ đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy.

Khả năng dùng miệng làm “súng” săn mồi độc đáo của cá măng rổ
Thậm chí, loài cá này còn được gọi là cá cung thủ và được xem là một xạ thủ trong thế giới động vật.
Cá mang rổ hay còn được biết đến với cái tên khác là cá măng rổ có danh pháp khoa học là Toxotidae. Trong tự nhiên, loài cá này có thể sinh sống cả ở môi trường nước mặn lẫn nước ngọt.

Kha nang dung mieng lam “sung” san moi doc dao cua ca mang ro

Cá mang rổ bắn nước khi săn mồi.
Ngoài cái tên thường gọi, chúng còn được biết đến với cái tên khác là cá cung thủ. Bởi vì, mỗi con trong loài này đều có khả năng bắn từ miệng ra một tia nước xa khoảng 2 mét để săn mồi. Thậm chí, chúng chỉ mất khoảng 1/10 giây để tính toán việc bắn rớt con mồi ở điểm nào, trước khi lao tới thưởng thức bữa ăn của mình.
- Video: Tìm hiểu về khả năng săn mồi độc đáo của cá măng rổ.
 

Đào bãi rác, choáng vì “kho báu thần Vệ Nữ” 1.800 tuổi

Một mỏ đá bị biến thành bãi rác trong hàng thế kỷ ở Pháp đã tiết lộ kho báu bất ngờ với nhiều đồ tạo tác cổ đại vô cùng quý giá.

Đào bãi rác, choáng vì “kho báu thần Vệ Nữ” 1.800 tuổi

Theo Live Science, kho báu vừa được khai quật ở thành phố Rennes - Pháp bao gồm các bức tượng nhỏ mô tả thần Vệ Nữ (Venus), lò nung của thợ gốm, tiền xu cổ, kim gài quần áo...

Vị trí khai quật là một mỏ đá phiến sét cổ đại đã bị người La Mã bỏ hoang từ thế kỷ thứ II sau Công Nguyên, sau đó biến thành một bãi rác khổng lồ qua hàng thế kỷ.

Dạo chơi ngoài trường, nữ sinh 8 tuổi tìm được báu vật 3.700 tuổi

Trong lúc chơi ở khu vực ngoài trường học một nữ sinh 8 tuổi ở Na Uy vô tình tìm được báu vật 3.700 tuổi. Đó là một con dao găm có niên đại vào thời Đồ đá.

Dạo chơi ngoài trường, nữ sinh 8 tuổi tìm được báu vật 3.700 tuổi
Dao choi ngoai truong, nu sinh 8 tuoi tim duoc bau vat 3.700 tuoi
Nữ sinh 8 tuổi tên Elise đã bất ngờ tìm thấy báu vật 3.700 tuổi khi chơi ở khu vực gần trường học ở Vestland, Na Uy. Ban đầu, bé gái này cho rằng đó chỉ là một viên đá bình thường. Tuy nhiên, về sau, Elise quyết định mang nó về và đưa cho cô giáo Karen Drange kiểm tra. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới