Dị nhân đâm móc sắt vào mắt để “xách” hai xô nước

(Kiến Thức) - Tiết mục móc sắt vào mí mắt để kéo 2 xô nước của võ sư Lê Anh Tuấn đoạt giải huy chương vàng cuộc thi võ thuật cổ truyền 2008.

“Chích nhãn khêu thủy”
Nhìn Võ sư Lê Anh Tuấn - Chủ nhiệm võ đường Bình Định Gia Phúc Mậu - dùng 2 móc sắt cỡ 5 – 7mm móc đâm sâu vào phần khóe mi mắt dưới hai bên mắt khiến nhiều khán giả rùng mình quay mặt đi. Chưa hết, anh tiếp tục móc tiếp móc xích sắt vào chiếc móc dưới mí mắt để kéo hai xô nước đầy và đứng lên trong nỗi sợ hãi và tiếng reo hò của người xem. Xô nước nặng kéo mí mắt tụt sâu, chiếc móc sắt như muốn xé toác khóe mắt của võ sư...
Sau những giây phút rùng rợn của màn trình diễn mạo hiểm, độc đáo, xô nước và những chiếc móc sắt được gỡ bỏ, cả hai con mắt và phần mí mắt của võ sư vẫn bình thường như không hề có sự cọ xát. 
Đây chỉ là một chiêu trong rất nhiều chiêu chinh phục đỉnh cao kungfu của võ thuật: Nhảy trên mảnh thủy tinh cắm thương yết hầu, úp bát vào bụng kéo xe 2,5 tấn và đâm mác nhọt vào yết hầu đẩy xe ô tô, dùng búa tạ đập gạch trên đầu... của võ sư Tuấn. Các màn trình diễn mạo hiểm, độc đáo thể hiện khả năng bất tận của con người đã đem về cho võ sư Tuấn 9 huy chương cá nhân các loại. 
Theo võ sư Tuấn, anh là người đầu tiên tại Việt Nam dám dùng móc sắt đâm vào mắt để nâng đồ vật. Trước đó, các màn biểu diễn sức mạnh của mắt mọi người thường dùng “nhãn bì khêu thủy” - dùng hai đồng xu dính vào mắt rồi nâng xô nước. Với tiết mục đó, khi nâng xô nước càng nặng thì đồng xu càng được kéo ra nên mức độ nguy hiểm cho mắt sẽ giảm hơn. Ngược lại với trường hợp dùng móc sắt đâm vào mắt của anh - “chích nhãn khêu thủy” thì khi nâng vật càng nặng thì móc sắt càng đâm sâu hơn vào mắt lên mức độ nguy hiểm càng tăng cao, vật càng nặng thì càng phải biết dồn lực nhiều để tránh tổn thương cho mắt. 
Võ sư Tuấn là người đầu tiên tại Việt Nam dám dùng móc sắt đâm vào mắt để nâng đồ vật.
Võ sư Tuấn là người đầu tiên tại Việt Nam dám dùng móc sắt đâm vào mắt để nâng đồ vật. 
Mắt càng ngày càng sáng
Võ sư Tuấn kể, anh là đứa trẻ sinh non nặng 1,6kg nên rất ốm yếu kể cả sau khi đi bộ đội về đi làm ăn mà suốt ngày ốm. Năm 24 tuổi, vì sức khoẻ anh mới bắt đầu tập võ và anh cũng không thể ngờ rằng, với thân hình “mai hạc”, tuổi 17 bẻ gẫy sừng trâu không thể giữ nổi cái cọc thì sau 10 năm khổ luyện anh lại sở hữu một thân hình cứng hơn sắt thép. “Để luyện được các tuyệt chiêu kungfu của võ thuật đi biểu diễn, thi đấu đòi hỏi niềm đam mê, tính kiên trì và sự khổ luyện ngày đêm. Luyện các tuyệt chiêu biểu diễn không thể tính bằng tháng, năm mà phải từ vài năm đến vài chục năm, thậm chí cả cuộc đời mới đạt được”, anh Tuấn tâm sự.
Bước vào học võ khi các gân cốt đã cứng, lại không phải là người có năng khiếu, nên tập võ bình thường đã là khổ luyện thì với anh phải kiên trì khổ luyện gấp 3 lần. Anh tập luyện bất kể thời gian, địa điểm, thậm chí khi đi ngủ cũng phải tự tập trong đầu. Nhiều đêm vợ con đã say giấc nồng thì anh lại dậy để “tu luyện”. Sau khi thuần thục các thế võ, anh bắt đầu bước vào luyện các thế độc đáo thể hiện sức mạnh vô song của con người. 
Luyện “Chích nhãn khêu thủy” – luyện sự chịu đựng phi thường của đôi mắt đòi hỏi sự công phu và kỹ thuật điêu luyện của người tập.
Luyện “Chích nhãn khêu thủy” – luyện sự chịu đựng phi thường của đôi mắt đòi hỏi sự công phu và kỹ thuật điêu luyện của người tập.  
Luyện “Chích nhãn khêu thủy” – luyện sự chịu đựng phi thường của đôi mắt đòi hỏi sự công phu và kỹ thuật điêu luyện của người tập. Bởi cuộc sống của mỗi con người phụ thuộc rất lớn vào đôi mắt: “Giàu 2 con mắt, khó hai bàn tay” nên nếu không cẩn thận sẽ dễ dàng hỏng mắt, thậm chí mù lòa vĩnh viễn. Vì vậy, trước tiên phải luyện sự tinh anh cho mắt, không chỉ mắt sáng mà còn có thể nhìn được trong bóng tối, nhìn mặt trời đang sáng chói mà không lóa... Sau đó bắt đầu luyện cơ mắt. 
Có thể nói, luyện mắt là phần luyện khó nhất trong sự khổ luyện kiên trì từng bộ phận trên cơ thể từ tay, chân, vai, bụng, đầu, yết hầu... Bởi mắt là phần nhạy cảm, chứa rất nhiều dây thần kinh, chỉ cần  chạm nhẹ một chút là đau mắt, nhức đỏ mắt, nước mắt trào ra. Vì vậy, để mắt có sức mạnh chịu được cả móc sắt đâm vào và kéo được cả hai xô nước, anh đã phải kiên trì mất gần 10 năm. Đầu tiên, anh dùng hai ngón tay chọc vào hốc mắt để làm quen, sau đó mới dùng đến những chiếc móc từ bé đến lớn. Khi mắt đã quen với sự đâm của những chiếc móc lớn thì tập tiếp nâng vật từ nhẹ đến nặng.
Võ sư Tuấn cười, nói thì đơn giản nhưng khi tập thì không dễ, lúc mới tập mắt anh đau nhức, khó chịu, bị chấn thương thường xuyên khiến anh phải dừng, tưởng bỏ cuộc bởi nhiều lúc mắt đau đến cả tháng trời. Khi tập, phải kết hợp được giữa nội công và ngoại công. Nội công luyện các bài tập về khí, dồn khí về mắt để mắt có sức mạnh siêu tưởng. Ngoại công thì luyện cho mắt sáng, cơ mắt khoẻ... Khi nội công và ngoại công đều mạnh kết hợp với nhau thì mới có thể nâng được vật nặng. Và điều rất kỳ lạ, dù có đâm móc sắt vào mắt, mắt kéo được cả xô nước 10kg thì không những không bị ảnh hưởng gì mà ngày càng “sáng” hơn. 
Có thể nói, luyện mắt là phần luyện khó nhất trong sự khổ luyện kiên trì từng bộ phận trên cơ thể từ tay, chân, vai, bụng, đầu, yết hầu...
Có thể nói, luyện mắt là phần luyện khó nhất trong sự khổ luyện kiên trì từng bộ phận trên cơ thể từ tay, chân, vai, bụng, đầu, yết hầu... 
Học võ là để tu dưỡng nhân cách
Võ sư Tuấn cho biết, sức mạnh của con người có thể làm được tất cả, miễn là người  luyện phải thâm hậu toàn bộ phương pháp về vận công, đề khí, nội lực... Bởi khi con người luyện đến mức độ thượng thừa thì có thể điều khiển được luồng khí trong cơ thể. Khi họ tụ khí ở một điểm nào đó thì da thịt của họ sẽ biến thành sắt, thành đồng, có thể chống chịu được những va chạm, những vật nhọn đâm vào người... 
Tuy nhiên, theo anh Tuấn, học võ thuật là để con người “tu luyện” chứ không phải để thể hiện. Võ thuật là dựa trên tính chất lý học điểm mạnh, điểm yếu của cơ thể để tự điều chỉnh. Học võ là để nâng cao sức khoẻ, tu dưỡng nhân cách chứ không phải để thể hiện, đánh nhau... Bởi vậy, không chỉ riêng anh mà các thế hệ học trò của anh khi học võ ngoài tập luyện võ thuật, giúp cơ thể khoẻ mạnh, cường tráng thì bắt buộc phải tu luyện nhân đức. 
“Chích nhãn khêu thủy” là một kungfu luyện tập đỉnh cao dễ gây chấn thương và hỏng mắt nên tuyệt đối mọi người, kể cả những người học võ không nên thử tập luyện hoặc chọc bất cứ thứ gì vào mắt. Khi học võ đã đạt ở trình độ “mình đồng da sắt” nếu muốn tập luyện cũng cần sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của những người có kinh nghiệm. Tự ý luyện tập có thể cả đời không đạt được, mắt hỏng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho cuộc sống”.
VS Lê Anh Tuấn

Đời cô đơn, khốn khó của võ sư lừng danh thiên hạ

Thân hình vạm vỡ, nước da màu đồng với những cơ bắp rắn như lim, nhưng dáng vẻ dữ dằn ấy biến mất khi anh nở nụ cười hiền khô trên môi. Anh là võ sư Nguyễn Kim Tuấn, người có những màn biểu diễn võ thuật, đặc biệt là “tuyệt chiêu” lột dừa bằng răng.

Nhưng, cái danh nổi như cồn ấy lại song hành cùng cái nghèo và sự cô đơn.

Tuyệt chiêu… lột vỏ dừa

Hỏi thăm mãi tôi mới tìm được đến căn phòng trọ nhỏ của anh nằm sâu trong một con hẻm trên đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TP.HCM. Dù là lần đầu gặp mặt, và chưa kịp hỏi tôi tên gì, từ đâu đến, Kim Tuấn đã vui vẻ: “Vào nhà đi, để tớ kêu cà phê uống, hay mình ra ngoài đầu hẻm ngồi luôn?”.

Thái độ thân mật, vồn vã của Kim Tuấn khiến tôi thấy gần gũi như đã thân từ lâu lắm.Nguyễn Kim Tuấn sinh năm 1963, trong một gia đình có đến 10 anh chị em ở vùng quê Hòa Long, Lai Vung, Đồng Tháp.
Võ sư Kim Tuấn chuẩn bị màn trình diễn bổ cau bằng 2 ngón tay
Võ sư Kim Tuấn chuẩn bị màn trình diễn bổ cau bằng 2 ngón tay

Tuổi thơ của cậu bé Kim Tuấn gắn liền với những bóng dừa nghiêng mình soi bóng dưới mặt nước. Anh kể: “Hồi nhỏ, tôi nghịch ngợm, phá phách dữ lắm. Suốt ngày bị người ta đến nhà mắng vốn cha mẹ.

Một trong những trò tôi và đám bạn thích làm nhất là đến vườn nhà người ta hái trộm dừa. Rất nhiều lần bị người ta phát hiện, họ đứng dưới gốc đợi tôi xuống để xách tai về giao cho cha đánh đòn.

Tôi ở trên ngọn cây nhìn xuống thấy họ, sợ quá nhảy ùm xuống sông, nhưng trước khi nhảy, tôi không quên ôm theo một trái. Năm 6 tuổi, tôi được cha đưa đến vùng Thất Sơn, An Giang gửi cho thầy Ba Lưới học võ. Suốt 10 năm sau đó, tôi đã được thọ giáo các môn phái Thất Sơn võ đạo, Thần quyền, Thần võ đạo…

Trong những năm học võ, các sư phụ đều nói tôi rất có “căn” về nội công nên hướng cho tôi tập mạnh môn này”.

Năm 17 tuổi, chàng trai trẻ Nguyễn Kim Tuấn hạ sơn. Thời đó, võ đài phát triển rất mạnh ở vùng sông nước. Hằng đêm, võ đài được dựng ở những bãi đất trống cho môn sinh của các lò võ thượng đài. Tuấn lân la đến các võ đài xin thi đấu. Nhưng, lúc đó anh chỉ là kẻ vô danh, không có lò võ nào bảo trợ nên anh không thể thi đấu.

Sau nhiều lần kiên nhẫn chứng minh khả năng, cuối cùng Tuấn cũng được một võ sư rất nổi tiếng thời ấy là Mười Huỳnh nhận làm môn sinh và bảo chứng cho anh thượng đài. Nhiều năm sau đó, trên võ đài, chàng võ sĩ trẻ gần như không có đối thủ. Không chỉ thế, anh còn sang thi đấu và thắng cả những võ sĩ người Thái, Campuchia…
Biểu diễn lột dừa ngay tại phòng trọ
Biểu diễn lột dừa ngay tại phòng trọ

Không chỉ thi đấu thắng thua bằng tay chân với các võ sĩ khác, mỗi lần thượng đài, Tuấn còn biểu diễn nội công, khí công và "tuyệt chiêu" lột dừa bằng răng, bằng hai ngón chân cái. Anh có thể cầm trái dừa, từ trên cầu nhảy xuống sông, sau một hơi lặn ngoi lên, trái dừa trong tay anh đã lột xong vỏ...

Tiếng tăm của Tuấn nổi đến mức hồi ấy, những đoàn Sơn Đông mãi võ mỗi khi về Đồng Tháp biểu diễn, đều tìm gặp để thông báo cho anh biết và tỏ lòng tôn trọng bậc anh tài. Năm 1999, khi những võ đài không được phép mở tự do nữa, Kim Tuấn giải nghệ và lưu lạc lên Sài Gòn. Ở đây, võ công của anh lại có dịp phát huy và tên tuổi anh tiếp tục tỏa sáng.

Tỏa sáng trong cô đơn

Nói về “tuyệt chiêu” lột dừa bằng răng, Kim Tuấn bảo: “Tính tôi khi đã quyết làm gì rồi thì phải làm cho bằng được. Chính vì thế mà những ngày tập “gặm” vỏ dừa khô, hai hàm răng ê ẩm đến mức chỉ nghĩ đến chuyện nhai… cơm thôi đã thấy sợ. Nhưng tôi vẫn không nản.

Đến năm 1990, tôi thành công với màn lột dừa bằng răng”. Anh cười phô hàm răng trắng đều tăm tắp nhưng lại thiếu mất 1 cái, bảo: Năm 1997, tôi làm trọng tài đá banh ở quê, lúc sơ ý bị ngay một trái vào mặt và tiêu mất 1 cái.
Kim Tuấn đang biểu diễn lột dừa bằng chân trong lễ hội Xuân 2011 tại TP.HCM
Kim Tuấn đang biểu diễn lột dừa bằng chân trong lễ hội Xuân 2011 tại TP.HCM

Mà lạ thật, răng mình cắn vỏ dừa khô không sao, vậy mà trái banh cao su lại “ăn” nó dễ dàng. “Mất răng vậy anh lột dừa có khó hơn không?” - tôi hỏi. “Trái lại, phần thiếu ấy lại khiến chiếc răng bên cạnh dễ dàng “móc” vỏ dừa hơn” - anh cười đáp.

Thành tích lột dừa hiện nay của Kim Tuấn là: Nếu chỉ dùng răng để lột (không dùng tay) anh hoàn thành một trái trong vòng 2 phút. Còn nếu có tay giữ anh lột xong 3 trái trong 58 giây. Dùng 2 ngón chân cái để lột một trái dừa mất hơn 4 phút. Nếu lột bằng tay không dùng răng khoảng 58 giây/2 trái.

Trong căn phòng nhỏ, Kim Tuấn lần lượt biểu diễn cho một khán giả duy nhất là tôi những màn kungfu tuyệt đỉnh: Đóng đinh xuống mặt bàn gỗ cứng bằng tay, đầu. Bàn tay cứng như thép của Kim Tuấn khiến những cây đinh cứ “ngoan ngoãn” lún dần xuống mặt bàn. Mặc dù biết chắc anh sẽ làm được mà sao tôi vẫn hồi hộp, nín thở dõi theo từng cử chỉ, biến động trên gương mặt anh.

“Muốn làm được như vậy, mình phải vận nội công để dồn khí, lực của toàn thân vào một điểm duy nhất trên bàn tay. Lúc đó, bàn tay cũng cứng y như cây búa.

Vậy mới đóng được cây đinh xuống và tay không bị đau” - anh nói. Sau màn đóng đinh là chiêu bổ cau bằng tay. Trái cau được Tuấn kẹp chặt giữa 2 ngón tay, đặt trái dừa dưới đất làm nền, anh lại tập trung dồn lực, vài giây sau 2 ngón tay kẹp trái cau chặt xuống. Trong tích tắc, trái cau được bổ làm đôi gọn gàng.
Đóng đinh bằng đầu, bàn tay trên bàn gỗ
Đóng đinh bằng đầu, bàn tay trên bàn gỗ

Điều đáng nể ở Kim Tuấn là những màn như: nằm bàn chông đặt gạch trên ngực, lấy búa đập vỡ chồng gạch, cho xe tải cán qua người, công phá trái dừa bằng đầu…anh đều biểu diễn “sống”, nghĩa là không cần sự trợ giúp của âm thanh, ánh sáng và không cần bảo hiểm.

Nhưng, một trong những tuyệt kỹ của Kim Tuấn mà rất ít người trong giới võ thuật làm được, đó là chiêu dùng cây giáo sắt nhọn đâm vào cổ trong khi anh đang nói chuyện. “Thường thì người biểu diễn dùng cây giáo chỉ có phần mũi làm bằng thép thật, còn phần thân được làm bằng cây mây sơn giống cây sắt. Khi tỳ mũi giáo vào cổ, đè xuống, do cán làm bằng cây mây, rất dẻo nên uốn cong lại.

Nhìn cảnh này, người xem sẽ rất ấn tượng, còn người biểu diễn cũng làm dễ dàng hơn. Còn tôi thì không sử dụng cây mây mà từ đầu nhọn đến cuối cán đều bằng thép. Cứng hơn cây mây rất nhiều nên muốn cho nó cong lại như cây mây khó hơn, yêu cầu nội lực cao hơn”.

"Năm 2004, mình đã được Guiness Việt Nam công nhận là người lột dừa bằng răng nhanh nhất. Nhưng ước mơ lớn của mình là được ra nước ngoài, so tài với võ sư của Trung Quốc, nơi nổi tiếng với môn nội công của phái Thiếu Lâm.

Tôi cũng muốn thi tài lột dừa bằng răng với hai kỷ lục gia người Thái Lan và Ấn Độ, và tôi tin mình sẽ thắng. Nhưng có lẽ, đó chỉ là ước mơ” - Kim Tuấn nói.

Nếu không có “phép màu” thì đó sẽ mãi chỉ là ước mơ thật. Bởi, dù đã nổi danh, nhưng đến giờ Kim Tuấn vẫn chỉ có 2 bàn tay trắng trong căn phòng trọ nhỏ. Đoạn cuối trong câu chuyện của võ sư Kim Tuấn mà tôi được nghe là những mảnh vỡ của 2 cuộc hôn nhân anh từng trải qua. Có lẽ, những mảnh vỡ này đã từng và vẫn đang khiến trái tim anh rỉ máu.

(Theo Nông nghiệp Việt Nam)
[links()]

Đạo – Đời, hai ngả đam mê

(Kiến Thức) - Với võ sư, họa sĩ Hắc Long, Chưởng môn phái Kungfu Thiếu Lâm Việt Nam, Đạo – Đời không chỉ là căn duyên, mà còn là niềm đam mê bất tận.

Nhắc tới kungfu Thiếu Lâm Việt Nam, giới võ thuật không chỉ nhắc tới võ sư Hắc Long như là người đặt nền móng cho kungfu tại Việt Nam. Ngoài chức phận chưởng môn, anh còn là một họa sĩ tài danh theo trường phái thể hiện. Thế nhưng, ít ai biết anh còn là một nhà tu hành với pháp danh Tự Phúc Thăng. Với anh, Đạo – Đời không chỉ là căn duyên, mà còn là niềm đam mê bất tận.

Từ cậu bé “cò hương”

Vẫn chưa thấy vật lạ nghi của máy bay Malaysia ở Thổ Chu

(Kiến Thức) - Tới 5h sáng 10/3, hai tàu của Việt nam tiếp cận vật lạ tại tọa độ mà thủy phi cơ xác định nhưng vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ manh mối nào.

Đại tá Doãn Bảo Quyết, Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết: 22h30 tối qua, tàu CSB 2003 và tàu kiểm ngư KN 774 đã tiếp cận tọa độ có vị trí 8 độ 47 phút 32 giây vĩ bắc, 103 độ 22 phút 26 giây độ kinh đông, cách đảo Thổ Chu 80 km và triển khai tìm kiếm mảnh vỡ tới 5h sáng nay (10/3), nhưng vẫn chưa thu được kết quả gì.

Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Malaysia Datuk Azharuddin Abdul Rahman.
Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Malaysia Datuk Azharuddin Abdul Rahman.

Ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman, Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Malaysia (DCA) cũng cho biết: Đội tìm kiếm của Singapore đã phát hiện được mảnh vỡ ở địa điểm cách đảo Thổ Chu của Việt Nam khoảng 100 km về phía tây nam. Tuy nhiên, mảnh vỡ này không phải là của chiếc Boeing 777 chở theo 239 hành khách đang mất tích. 

Ngoài ra, ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman cũng cho biết, dù vết dầu loang đã được tìm thấy nhưng hiện vẫn chưa được xác nhận liệu có phải của chiếc máy bay mất tích hay không.

“Vết dầu loang đã được tìm thấy nhưng chúng tôi vẫn đang trong quá trình xác minh xem liệu vết dầu này có phải của chiếc máy bay mất tích hay không. Đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được báo cáo xác nhận”, ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman tuyên bố.

Vết dầu loang lớn được Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) phát hiện sáng nay cách Tok Bali, Kelantan khoảng 100 hải lý.

Theo ông Azharuddin, tại thời điểm này, 9 quốc gia đang tham gia tìm kiếm cứu nạn với 40 tàu và 34 máy bay. Tuy nhiên, đang tiếc các đội tìm kiếm không tìm thấy bất cứ dấu hiệu cụ thể nào liên quan đến chiếc máy bay mất tích.

Mảnh vỡ nghi cửa sổ máy bay Malaysia được thủy phi cơ DHC6 phát hiện.
Mảnh vỡ nghi cửa sổ máy bay Malaysia được thủy phi cơ DHC6 phát hiện.

Sau khi không tìm thấy vật thể lạ theo thông tin từ phía Singapore, vào 18h50, thủy phi cơ DHC6 mang số hiệu VNT – 777 của cảnh sát biển Việt Nam bay ở tầm thấp, đã phát hiện được vật thể nghi là mảnh vỡ cửa sổ chiếc máy bay bị mất tích, ở tọa độ có vị trí 8 độ 47 phút 32 giây vĩ bắc, 103 độ 22 phút 26 giây độ kinh đông, cách đảo Thổ Chu 80 km.

Thủy phi cơ DHC6 xuất kích... tìm được luôn vật lạ

Cũng tại tọa độ này, chiều nay, lực lượng cứu hộ cứu nạn phát hiện vật lạ màu vàng. Ngoài ra, Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn cho biết, còn có một thanh ngang giống với thanh thăng bằng của đuôi máy bay. Dự kiến, tối nay, tàu cứu hộ sẽ được điều ra trục vớt hiện vật khả nghi.

Vị trí thủy phi cơ Việt Nam phát hiện vật thể nghi bộ phận máy bay (vòng tròn đỏ), và vị trí vật thể lạ do máy bay Singapore phát hiện (vòng tròn xanh). Ảnh: Tiền Phong
 Vị trí thủy phi cơ Việt Nam phát hiện vật thể nghi bộ phận máy bay (vòng tròn đỏ), và vị trí vật thể lạ do máy bay Singapore phát hiện (vòng tròn xanh). Ảnh: Tiền Phong

Trong một diễn biến mới, Cơ quan hàng không Malaysia vừa cho biết, máy bay Boeing B777-200 bị rơi trên hải phận nước này, cách ranh giới biển giữa Việt Nam - Malaysia 25 hải lý. Thiếu tướng Phạm Hoài Giang, Cục trưởng cục Cứu hộ, Cứu nạn (Bộ Quốc phòng), Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cũng khẳng định thông tin này.

Vào 18h30, máy bay An26 đã đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất kết thúc ngày thứ 2 tìm kiếm cùng nhiều phương tiện máy bay, tàu chiến trong nước và các quốc gia khác.

Trong suốt thời gian bay cùng tổ tìm kiếm trên máy bay An26 thuộc Lữ đoàn 918 Quân chủng Phòng không Không quân, Đại tá Nguyễn Đình Tuyến, trưởng phòng cứu hộ cứu nạn yêu cầu: "Máy bay đang ở độ cao 1200m và yêu cầu tất cả mọi người trên máy bay tập trung quan sát dưới biển. Nếu phát hiện bất cứ vật gì đều báo cáo ngay cho tổ cứu hộ cứu nạn".

PV Kiến Thức có mặt trên chuyến bay An26 ra hiện trường tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
 PV Kiến Thức có mặt trên chuyến bay An26 ra hiện trường tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.

Theo quan sát của PV Kiến Thức, có rất nhiều tàu của các nước tham gia tìm kiếm tại vùng biển này. Tuy nhiên, sau hơn 1 giờ tìm kiếm, bằng mắt thường, tất cả cũng chỉ ghi nhận được có nhiều vết loang (chưa xác định có phải dầu hay không) kéo dài cả một vùng rộng lớn trên biển.

Khoảng 18h, các máy bay tìm kiếm gần như đã trở về đất liền. Việt Nam còn 01 An26, Mỹ - 01 máy bay và Malaysia là 2 chiếc.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp với các bên về việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
 Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp với các bên về việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
17h chiều nay, tại văn phòng Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải bắt đầu chủ trì cuộc họp với các bên về việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Cùng thời điểm này, lực lượng tìm kiếm của Mỹ thông tin rằng, sau khi nhận được thông tin về vật lạ từ phía Singapore, máy bay Mỹ đã hạ thấp độ cao, tiếp cận hiện trường và xác minh vật thể khả nghi không liên quan đến máy bay Malaysia mất tích.
Vào khoảng 16h, báo New Straits Times của Malaysia đưa tin, trong chiến dịch tìm kiếm ở ngoài khơi Kelantan, nơi máy bay Malaysia xuất hiện lần cuối, lực lượng cứu hộ hàng hải nước này đã tìm thấy mẩu vải bạt - được cho là áo phao. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định vật thể này có liên quan tới Boeing B777-200 chở 239 hành khách bặt tin từ rạng sáng qua.

Đọc nhiều nhất

Tin mới