Đi ngủ cũng đeo khẩu trang vì bụi than nhà máy bia Quảng Bình

Hơn 7 năm qua, hàng trăm hộ dân ở phường Bắc Lý (TP Đồng Hới) sống chung với bụi than thải ra từ công ty cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình.

Đi ngủ cũng đeo khẩu trang vì bụi than nhà máy bia Quảng Bình
Gia đình bà Trần Thị Lan (72 tuổi) ở tổ dân phố 13, phường Bắc Lý sống cách công ty một con đường dân sinh rộng chưa đầy 4m.
Chỉ tay xuống nền nhà, bà kể, dù rất hay lau chùi nhưng bụi than từ ống khói của công ty rơi xuống tích tụ từ ngày này sang ngày khác vẫn bám một lớp đen sì.
Di ngu cung deo khau trang vi bui than nha may bia Quang Binh
Nhà máy bia Hà Nội - Quảng Bình nằm sát khu dân cư gây ô nhiễm. 
“Gia đình tôi sống ngay cạnh lò hơi và ống khói của công ty đã gần 40 năm, mỗi khi lò hơi hoạt động, ống khói liên tục xả bụi than trùm lên cả nhà. Trong bụi than có cả dầu mỡ nên rất khó chùi rửa, mặc dù đóng cửa cả ngày nhưng các vật dụng trong nhà vẫn bị bám bụi”, bà Lan cho biết.
Chung cảnh ngộ với gia đình bà là hơn 100 hộ dân sống ngay cạnh công ty này.
Di ngu cung deo khau trang vi bui than nha may bia Quang Binh-Hinh-2
Bà Trần Thị Lan, người chung sống với ống khói nhà máy gần 40 năm. 
“Nếu công ty xả khói vào ban đêm, có khi chúng tôi ngủ cũng phải đeo khẩu trang, trong nhà đầy bụi than, không cách nào lau chùi sạch"- một người dân than.
Ông Hoàng Tấn Ngọc, tổ trưởng tổ dân phố 13 cho biết: “Hàng trăm hộ dân sống chung với ô nhiễm không khí đã hơn 7 năm nay. Mỗi khi dân kiến nghị, chúng tôi đến hỏi công ty thì được trả lời là do sự cố. Cách công ty khoảng 300m có một trường mầm non, chúng tôi đang lo sẽ ảnh hưởng đến các cháu”.
Di ngu cung deo khau trang vi bui than nha may bia Quang Binh-Hinh-3
Người dân đeo khẩu trang đi ngủ. 
Không chỉ khói bụi, nước thải của công ty này cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân.
“Có lần công ty xả nước thải trực tiếp ra kênh dẫn nước vào đồng ruộng của chúng tôi, sự việc bị phát hiện, chúng tôi lại được giải thích do sự cố. Sau đó công ty bị phạt hành chính”, Ông Nguyễn Hoa Bắc, đội trưởng Đội sản xuất nông nghiệp, tổ dân phố 13 thông tin.
Chấp nhận được?
Ông Nguyễn Thanh Lộc, Phó GĐ công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình thừa nhận có khói bụi và tiếng ồn trong quá trình sản xuất, nhưng ở mức độ "chấp nhận được". Chỉ những khi xảy ra sự cố khói bụi mới nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
“Việc người dân mong muốn công ty thay đổi vị trí ống khói là không thể được, còn việc thay đổi nguyên liệu đốt cũng rất khó vì nếu đốt than đá chi phí quá cao, công ty bị lỗ rất nhiều. Chúng tôi cũng đã cố gắng nhiều nhất có thể nhưng trong sản xuất không thể tránh được những việc đó, công ty lại nằm quá gần khu dân cư”, ông Lộc nói.
Theo ông Phan Xuân Hào, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN&MT Quảng Bình, từ năm 2017 đến nay, công ty này đã bị phạt 3 lần về sự cố trong quá trình sản xuất.
Sở TN&MT từng yêu cầu công ty thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm đến mức thấp nhất các tác động của khí thải lò hơi đến khu dân cư lân cận, xem xét thay đổi nguyên liệu đốt nhằm giảm thiểu phát sinh bụi khí thải.
Tuy nhiên, ngày 18/9 vừa qua, ống khói lò hơi bị vỡ nắp chụp làm bụi than bốc ra trùm kín cả khu dân cư.
“Dù đã yêu cầu thay đổi nhiên liệu đốt lò nhưng công ty vẫn dùng trấu ép, sau khi sự việc xảy ra chúng tôi đã lập đoàn kiểm tra. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, chúng tôi sẽ phải xử phạt ở mức độ nặng hơn”, ông Hào khẳng định.

Kinh hoàng con đường xương cốt trâu, bò

Bên cạnh khu vực chợ gần cầu Bắc Thăng Long ô nhiễm do giết mổ gia cầm thì dọc đường trong thôn Cổ Điển (xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội) là những bãi xương trâu, bò, nội tạng đổ tràn lan.

Kinh hoàng con đường xương cốt trâu, bò
Theo Nhiều năm nay người dân thôn Cổ Điển (xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội) đang phải gồng mình sống trong cảnh ô nhiễm nặng nề. Bên cạnh khu vực chợ gần cầu Bắc Thăng Long ô nhiễm do giết mổ gia cầm thì dọc đường trong thôn là những bãi xương trâu, bò, nội tạng đổ tràn lan. Mặc dù người dân đã rất nhiều lần kêu cứu, nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để.

Công ty thép Hòa Phát gây ô nhiễm môi trường: Hứa khắc phục... làm không nổi?

(Kiến Thức) - Công ty Thép Hoà Phát gây ô nhiễm môi trường, bị tuýt còi, yêu cầu khắc phục. Song theo Sở TNMT, hiện công ty vẫn chưa lắp đặt thiết bị quan trắc tự động cho các nguồn thải theo quy định của Nghị định 38/2015/NĐ-CP.

Công ty thép Hòa Phát gây ô nhiễm môi trường: Hứa khắc phục... làm không nổi?

Trước những sai phạm liên tiếp của Công ty thép Hòa Phát trong lĩnh vực môi trường khiến người dân sống xung quanh hết sức bức xúc, các cơ quan chức năng đã sớm vào cuộc thanh tra, xử lý.

Mới đây nhất, theo kết luận thanh tra số 136/KL-TCMT ngày 16/1/2018 của Tổng cục Môi trường về việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường tại Công ty CP Thép Hòa Phát nêu rõ, Công ty chưa có kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt, chưa có hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục theo quy định, nước thải sau hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có thông số Tổng chất rắn hòa tan cao.

Bình Dương: Nhà dân nứt toác vì sống gần mỏ đá

(Kiến Thức) - Nhiều người dân sống bên mỏ đá khổng lồ Tân Đông Hiệp, phường Tân Đông Hiệp, TX Dĩ An, Bình Dương phản ánh việc nhà cửa bị nứt do tình trạng nổ mìn khai thác đá.

Bình Dương: Nhà dân nứt toác vì sống gần mỏ đá
Nhiều hộ dân bị nứt nhà

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.