Dệt may Thành Công lãi 263 tỷ đồng trong 11 tháng, vượt 63% kế hoạch

(Vietnamdaily) - Dệt may Thành Công mang về doanh thu 3.480,9 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 263,2 tỷ đồng sau 11 tháng của năm 2024. Theo đó thực hiện được 94% mục tiêu doanh thu, vượt 63% chỉ tiêu lợi nhuận.

CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HoSE: TCM) vừa có thông báo về kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2024.

Cụ thể, trong tháng 11/2024, Dệt may Thành Công ghi nhận doanh thu đạt 325 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 20,9 tỷ đồng, lần lượt tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ.

Luỹ kế 11 tháng đầu năm, Dệt may Thành Công đạt gần 3.481 tỷ đồng doanh thu, tăng 10% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế tăng 49% lên hơn 263 tỷ đồng.

So sánh với kế hoạch kinh doanh năm 2024 đặt ra, công ty đã thực hiện được 94% mục tiêu doanh thu, vượt 63% chỉ tiêu lợi nhuận.

Trong đó, đóng góp chính vào cơ cấu doanh thu là sản phẩm may với 76%, tiếp theo là vải 16%, sợi 7%.

Dệt may Thành Công cho biết, đến thời điểm hiện tại, công ty đã và đang tiếp nhận gần lấp đầy đơn hàng cho quý 1/2025 và chuẩn bị tiếp nhận đơn hàng cho quý 2/2025. Năm qua, TCM đẩy mạnh đơn hàng đến Hàn Quốc, đặc biệt đơn hàng từ Tập đoàn E-Land với 10 triệu sản phẩm may, gấp đôi năm 2023.

Det may Thanh Cong lai 263 ty dong trong 11 thang, vuot 63% ke hoach
 Ảnh minh họa

Tháng 11/2024, tiêu thụ sản phẩm của Dệt may Thành Công chủ yếu ở thị trường châu Á chiếm 68,3%, trong đó thị trường Hàn Quốc chiếm 35,91%, Nhật Bản chiếm 12,88%, Việt Nam chiếm 7,96%, Trung Quốc chiếm 6,67%. Tiếp đến là thị trường châu Mỹ chiếm 27,5%, trong đó Mỹ chiếm 18,84%, Canada chiếm 8,48%. Thị trường châu Âu chỉ chiếm 4% tổng doanh thu của công ty.

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, Dệt may Thành Công đang đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm thân thiện với môi trường, tái chế và sản phẩm có giá trị cao. Đồng thời, công ty cũng đầu tư cho thiết kế theo yêu cầu khách hàng để nhắm đến ODM, mở rộng khách hàng tại các thị trường còn nhiều dư địa.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, năm 2024, những tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết và sự chuyển dịch mạnh đơn hàng giúp doanh nghiệp trong nước có đơn hàng dồi dào trong quý 3 và 4 đã giúp ngành dệt may cán đích ngoạn mục với kim ngạch lên tới 44 tỷ USD.

Những thị trường xuất khẩu chủ lực là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng. Thị trường ASEAN, Nga, Canada... đang là điểm sáng tiềm năng để doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam còn cho biết thêm với đà phục hồi mạnh mẽ của các đơn hàng, năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2024, đạt kim ngạch 47 - 48 tỷ USD. Điểm thuận lợi là các doanh nghiệp dệt may hầu hết đã có đơn hàng cho quý 1/2025 và bắt đầu đàm phán các đơn hàng cho quý 2/2025.

Với dự báo này Dệt may Thành Công hy vọng sẽ tác động khả quan đến hoạt động kinh doanh năm tới.

Cổ phiếu KTT và TKG chính thức bị hủy niêm yết

(Vietnamdaily) - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho biết KTT và TKG vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, riêng TKG còn không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với HNX.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT (HNX: KTT) và CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh (HNX: TKG) đã bị hủy niêm yết.

Vi phạm thuế, Mỏ Việt Bắc bị phạt và truy thu 13,8 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Ngày 13/12, Tổng CTCP Công nghiệp Mỏ Việt Bắc TKV (HNX: MVB) thông báo nhận quyết định xử phạt từ Cục Thuế doanh nghiệp lớn.

Theo quyết định xử phạt, Mỏ Việt Bắc TKV đã có hành vi vi phạm hàng loạt về thuế, cụ thể doanh nghiệp đã khai sai căn cứ tính thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, khai sai căn cứ tính thuế nhưng không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, khai sai khai không đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, các phụ lục kèm theo tờ khai thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế, cuối cùng là vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Tin mới