Đẹp nao lòng ngôi chùa cổ Sóc Trăng với vườn thốt nốt trăm năm tuổi

Chùa Vich Chia Ram Tà Kúch Chắs (chùa Trà Quýt cũ) ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, Sóc Trăng đẹp đến nao lòng với vườn cây thốt nốt trăm tuổi.

Đẹp nao lòng ngôi chùa cổ Sóc Trăng với vườn thốt nốt trăm năm tuổi

Sư Ngô Mến, Phó trụ trì chùa Trà Quýt cũ, cho biết chùa được kiến tạo cách đây 141 năm, chánh điện được xây dựng bằng gỗ, lợp lá đơn sơ. Đến nay chùa đã trải qua 7 đời trụ trì.

Đến tháng 11/2020 được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, ban quản trị và phật tử, chùa đã xây dựng mới ngôi chánh điện với kinh phí gần 9 tỷ đồng.

Đẹp nao lòng ngôi chùa cổ Sóc Trăng với vườn thốt nốt trăm năm tuổi   ảnh 1

Hàng trăm cây thốt nốt (có người gọi là thốt lốt - PV) trồng từ mấy chục năm nay trong sân chùa.

Với những kiến trúc, hoa văn chạm trổ độc đáo, những pho tượng, bức phù điêu về lịch sử của Phật Thích Ca và nhiều linh vật, chim thần Keynor, Krud, Naga… chùa mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Khmer Nam bộ.

Sư Ngô Mến cho biết: "Chùa có khuôn viên gần 17.000m2. Trước đây khi chưa xây dựng chánh điện mới, chùa có khoảng 400 cây thốt nốt, được trồng qua nhiều đợt, cây có tuổi thấp nhất cũng trên 35 năm, cây có thâm niên cao nhất cũng gần 90 năm".

Trải qua thời gian, nhất là khi xây dựng chánh điện và một số công trình, có khoảng vài trăm cây thốt nốt phải đốn bỏ. Hiện còn khoảng hơn 200 cây.

Thốt nốt ở chùa mọc tự nhiên, không chăm sóc và phát triển rất tốt, trái sum suê, mỗi cây có tới mấy buồng trái, mỗi buồng có cả trăm trái...

Thân cây rất cứng. Khi chặt, lõi cây đen mun, cứng như sắt khiến nhiều búa, cưa bị mẻ lưỡi.

Nguồn lợi từ cây thốt nốt như lá, trái, nước thốt nốt nhưng chùa chưa khai thác được.

Để tận dụng nguồn lợi tự nhiên quý giá này, nhà chùa cho người dân vào lấy lá, lấy nước, trái thốt nốt để sản xuất đường hay làm nước giải khát nhưng chưa ai đăng ký nên nguồn lợi quý này đang bị lãng phí.

Người dân địa phương cho biết, do bà con ở đây không quen khai thác nguồn lợi từ cây thốt nốt nên không đăng ký dù nhà chùa cho khai thác miễn phí.

Đẹp nao lòng ngôi chùa cổ Sóc Trăng với vườn thốt nốt trăm năm tuổi   ảnh 2

Thốt nốt ở chùa mọc tự nhiên, không chăm sóc và phát triển rất tốt, trái sum suê...

Đẹp nao lòng ngôi chùa cổ Sóc Trăng với vườn thốt nốt trăm năm tuổi   ảnh 3

Theo sư Ngô Mến, nguồn lợi từ cây thốt nốt như lá, trái, nước thốt nốt nhưng chùa chưa khai thác được.

Đẹp nao lòng ngôi chùa cổ Sóc Trăng với vườn thốt nốt trăm năm tuổi   ảnh 4

Nhà chùa cho biết sẽ hỗ trợ phương tiện khai thác cũng như chế biến, sản xuất.

Đẹp nao lòng ngôi chùa cổ Sóc Trăng với vườn thốt nốt trăm năm tuổi   ảnh 5

Kiến trúc chùa Trà Quýt cũ mang dáng dấp đặc trưng của những ngôi chùa Khmer ở Nam bộ. Nhiều du khách đến Sóc Trăng lựa chọn ghé thăm chùa Trà Quýt cũ để được chiêm ngưỡng cảnh sắc và kiến trúc nơi đây.

Thanh Hoá: Chùa cổ linh thiêng Sùng Nghiêm Diên Thánh

Tại làng Duy Tinh xã Văn Lộc huyện Hậu Lộc hiện có ngôi chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh uy nghi, linh thiêng là minh chứng thuyết phục.

Thanh Hoá: Chùa cổ linh thiêng Sùng Nghiêm Diên Thánh
Chùa có từ xa xưa, người già cũng không nhớ nổi, truyền thuyết còn lưu rằng: Quan quân nhà Lý khi đi chinh phạt phương Nam có lập đồn trú bên cạnh chùa. Một lần vua Lý Nhân Tông cùng Thái úy Lý Thường Kiệt đi kinh lý phương Nam vào tháng hai năm Bính Thân (1116) có ghé thăm đồn. Vua đi vãn cảnh chùa lòng cảm khái lâng lâng trước cảnh đẹp chùa thiêng, đất đai rộng rãi tốt tươi, dân cư thuần hậu, đời sống an lạc, đủ đầy đem lòng ưu ái ra ân cho xây lại chùa to lớn bề thế. Thống phán Chu Nguyên Hạo cai quản lộ Thanh Hóa được giao chủ trì xây dựng. Chùa tọa lạc trên đất Duy Tinh, thời lý thuộc quận Cửu Chân trấn Thanh Hoa. Nơi đây là thủ phủ thời bấy giờ. Mãi sau này vẫn là trung tâm chính trị kinh tế của phủ rồi huyện Hậu Lộc. Chùa dựng nơi dân cư đông đúc, giao thương sầm uất, có đường bộ nối liền các nơi, có sông Nhà Lê chảy qua tạo nên sự gần gũi ấm áp, thân thiện ai ai cũng muốn đến chiêm bái.

Đến với chùa Keo Hành Thiện một ngày xuân

Ngày cuối tháng Giêng, tôi theo đoàn du xuân rời Hà Nội đi về phía nam, điểm đến của chúng tôi là một vùng quê yên bình và giầu lòng mến khách. Thẳng cầu Đò Quan thơ mộng 15 km, vượt qua con sông hồng hùng vĩ, chúng tôi đặt chân lên một vùng đất hiếu học, nơi sinh ra cố chủ tịch Trường Chinh, nơi ấy có tên là làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. 

Đến với chùa Keo Hành Thiện một ngày xuân
Ở đó, có một ngôi chùa cổ được mệnh danh là ngôi chùa không sư duy nhất ở Việt Nam, đó là Thần Quang Tự mà dân gian vẫn gọi là chùa Keo Hành Thiện.

Có một chùa… Bái Đính cổ!

Ít ai biết rằng, cũng tại vùng đất này còn có một Bái Đính khác – “Bái Đính cổ tự” với lịch sử trải qua nghìn năm lịch sử nhưng vẫn giữ nguyên được sự tĩnh lặng, linh thiêng của mình.

Có một chùa… Bái Đính cổ!
Với 1.000 năm lịch sử, chùa Bái Đính cổ là một ngôi chùa có tầm quan trọng to lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Vùng núi quanh chùa là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện oai hùng trong lịch sử đất nước. Chùa Bái Đính cổ (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Nin Bình) cách điện Tam Thế chùa Bái Đính mới 800m. Chùa tọa lạc trên ngọn núi cao 187m, nơi đây được Đức Thánh Nguyễn Minh Không phát hiện và sáng lập vào triều Lý, khi ngài về đây tìm thuốc chữa bệnh cho nhà vua.

Đọc nhiều nhất

Tin mới