Đền thờ tráng lệ của những người phụ nữ lưu danh sử Việt

Đền thờ tráng lệ của những người phụ nữ lưu danh sử Việt

(Kiến Thức) - Đền thờ Bà Triệu ở Thanh Hóa, đền thờ Huyền Trân Công chúa ở Huế, đền thờ Tướng Nguyễn Thị Định ở Bến Tre… là những khu đền thờ có kiến trúc hoành tráng được xây dựng để ghi danh những người phụ nữ có đóng góp to lớn trong lịch sử Việt Nam.

1. Nằm trên núi Gai, thuộc địa phần làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa,  đền thờ Bà Triệu là ngôi đền có quy mô lớn và lịch sử lâu đời bậc nhất xứ Thanh. Đền được xây dựng vào thế kỷ 6, đã nhiều lần bị tàn phá trong các biến cố lịch sử của dân tộc. Tới thời vua Minh Mạng thì đền được di chuyển về vị trí hiện tại và có diện mạo như ngày nay.
1. Nằm trên núi Gai, thuộc địa phần làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đền thờ Bà Triệu là ngôi đền có quy mô lớn và lịch sử lâu đời bậc nhất xứ Thanh. Đền được xây dựng vào thế kỷ 6, đã nhiều lần bị tàn phá trong các biến cố lịch sử của dân tộc. Tới thời vua Minh Mạng thì đền được di chuyển về vị trí hiện tại và có diện mạo như ngày nay.
Đền được xây dựng theo kiến trúc truyền thống vùng Đông Bắc Bộ, nằm trên diện tích khoảng 4 ha. Các công trình của đền từ ngoài vào trong là nghi môn ngoại, hồ nước, bình phong, nghi môn trung, nghi môn nội, tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung.
Đền được xây dựng theo kiến trúc truyền thống vùng Đông Bắc Bộ, nằm trên diện tích khoảng 4 ha. Các công trình của đền từ ngoài vào trong là nghi môn ngoại, hồ nước, bình phong, nghi môn trung, nghi môn nội, tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung.
Chính giữa tòa trung đường là nơi thờ Bà Triệu cùng người anh ruột là tướng quân Triệu Quốc Đạt, bên trái là bàn thờ hội đồng quan võ và ba tướng họ Lý, bên phải là bàn thờ hội đồng quan văn. Hậu cung có tượng Vua Bà ngồi trên ngai. Bên phải thờ phụ thân của bà, bên trái thờ phụ mẫu của bà.
Chính giữa tòa trung đường là nơi thờ Bà Triệu cùng người anh ruột là tướng quân Triệu Quốc Đạt, bên trái là bàn thờ hội đồng quan võ và ba tướng họ Lý, bên phải là bàn thờ hội đồng quan văn. Hậu cung có tượng Vua Bà ngồi trên ngai. Bên phải thờ phụ thân của bà, bên trái thờ phụ mẫu của bà.
Theo sử sách, Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh, là người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của người Việt chống quân xâm lược Ngô vào thế kỷ thứ ba. Sau nhiều trận chiến ác liệt, nghĩa quân không thể chống chọi được với cường địch. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng khi mới tròn 23 tuổi.
Theo sử sách, Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh, là người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của người Việt chống quân xâm lược Ngô vào thế kỷ thứ ba. Sau nhiều trận chiến ác liệt, nghĩa quân không thể chống chọi được với cường địch. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng khi mới tròn 23 tuổi.
2. 7 thế kỷ trước, châu Lý (xứ Huế) đã trở thành vùng đất của người Việt sau cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân và vua Chế Mân của nước Chăm Pa. Ngày nay, nơi thờ tự Công chúa Huyền Trân lớn nhất Việt Nam là Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, nằm dưới chân núi Ngũ Phong thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), TP Huế.
2. 7 thế kỷ trước, châu Lý (xứ Huế) đã trở thành vùng đất của người Việt sau cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân và vua Chế Mân của nước Chăm Pa. Ngày nay, nơi thờ tự Công chúa Huyền Trân lớn nhất Việt Nam là Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, nằm dưới chân núi Ngũ Phong thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), TP Huế.
Trung tâm này là một quần thể kiến trúc hoành tráng nằm trên diện tích rộng đến 28 ha, được khánh thành năm 2007. Đền thờ Huyền Trân Công chúa là công trình trung tâm của quần thể kiến trúc nơi đây. Ngôi đền xây ba gian hai chái, mang những đường nét kiến trúc của các ngôi chùa cổ xứ Huế.
Trung tâm này là một quần thể kiến trúc hoành tráng nằm trên diện tích rộng đến 28 ha, được khánh thành năm 2007. Đền thờ Huyền Trân Công chúa là công trình trung tâm của quần thể kiến trúc nơi đây. Ngôi đền xây ba gian hai chái, mang những đường nét kiến trúc của các ngôi chùa cổ xứ Huế.
Bên trong đền thờ có pho tượng Công chúa Huyền Trân ngồi trên ngai được đúc bằng đồng. Tượng cao 2,37m, do các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng của phường Đúc, TP Huế cẩn tác. Sau đền có lầu bát giác, nơi tôn tượng Công chúa Huyền Trân sau khi đã về nước và quy y cửa Phật.
Bên trong đền thờ có pho tượng Công chúa Huyền Trân ngồi trên ngai được đúc bằng đồng. Tượng cao 2,37m, do các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng của phường Đúc, TP Huế cẩn tác. Sau đền có lầu bát giác, nơi tôn tượng Công chúa Huyền Trân sau khi đã về nước và quy y cửa Phật.
Theo sử sách, Huyền Trân Công chúa (1287-1340), là con gái của vua Trần Nhân Tông, em gái của vua Trần Anh Tông. Năm 1306, bà được gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý (Thừa Thiên - Huế và Bắc Quảng Trị ngày nay). Một năm sau, Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được đại thần Trần Khắc Chung đón về.
Theo sử sách, Huyền Trân Công chúa (1287-1340), là con gái của vua Trần Nhân Tông, em gái của vua Trần Anh Tông. Năm 1306, bà được gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý (Thừa Thiên - Huế và Bắc Quảng Trị ngày nay). Một năm sau, Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được đại thần Trần Khắc Chung đón về.
3. Tướng Nguyễn Thị Định (1920 – 1992), còn gọi là Cô Ba Định, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau khi bà mất, đền thờ bà được lập tại mảnh đất quê hương ở ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
3. Tướng Nguyễn Thị Định (1920 – 1992), còn gọi là Cô Ba Định, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau khi bà mất, đền thờ bà được lập tại mảnh đất quê hương ở ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Đây là một quần thể kiến trúc bề thế gồm cổng tam quan, nhà bia, đền thờ, nhà trưng bày, được nối với nhau bằng các trục đường chạy qua thảm cỏ xanh. Khu đền thờ được xây cao ráo, thoáng mát, theo kiểu tứ trụ, cột tròn mái hai tầng chồng diềm uốn cong ở 4 góc, diềm mái đầu cột, đầu hồi có trang trí họa tiết. Đền có 3 cửa ra vào, xung quanh có hành lang rộng.
Đây là một quần thể kiến trúc bề thế gồm cổng tam quan, nhà bia, đền thờ, nhà trưng bày, được nối với nhau bằng các trục đường chạy qua thảm cỏ xanh. Khu đền thờ được xây cao ráo, thoáng mát, theo kiểu tứ trụ, cột tròn mái hai tầng chồng diềm uốn cong ở 4 góc, diềm mái đầu cột, đầu hồi có trang trí họa tiết. Đền có 3 cửa ra vào, xung quanh có hành lang rộng.
Nội thất trong đền thờ giản dị nhưng đầy vẻ trang nghiêm. Trong đền thờ có tượng đồng chân dung nữ tướng Nguyễn Thị Định, với trang phục áo bà ba khăn rằn quấn cổ. Tượng có chiều cao 1,75m, nặng 1.025kg, đặt trên bệ thờ bằng đá hoa cương cao 1,5 mét do Bộ Quốc phòng trao tặng.
Nội thất trong đền thờ giản dị nhưng đầy vẻ trang nghiêm. Trong đền thờ có tượng đồng chân dung nữ tướng Nguyễn Thị Định, với trang phục áo bà ba khăn rằn quấn cổ. Tượng có chiều cao 1,75m, nặng 1.025kg, đặt trên bệ thờ bằng đá hoa cương cao 1,5 mét do Bộ Quốc phòng trao tặng.
Tham gia cách mạng lúc mới 16 tuổi, tên tuổi của Cô Ba Định gắn liền với huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển” và phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre năm 1960. Bà cũng là người lãnh đạo “Đội quân tóc dài” lập nên nhiều chiến công to lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tham gia cách mạng lúc mới 16 tuổi, tên tuổi của Cô Ba Định gắn liền với huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển” và phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre năm 1960. Bà cũng là người lãnh đạo “Đội quân tóc dài” lập nên nhiều chiến công to lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.