Đến làng Đê Bơ Tứk ở Gia Lai quanh năm say xỉn

Nhiều người dân tộc Ja Rai và Ba Na ở làng Đê Bơ Tứk đã bán dần bán mòn nương rẫy, trâu bò, chỉ để lấy tiền mua rượu. 

Đến làng Đê Bơ Tứk ở Gia Lai quanh năm say xỉn
Cho rằng men rượu giúp mình hạnh phúc, lại thể hiện được bản lĩnh, nhiều người dân tộc Ja Rai và Ba Na ở làng Đê Bơ Tứk đã bán dần bán mòn nương rẫy, trâu bò, chỉ để lấy tiền mua rượu. Dù làng đã được xếp vào hàng đầu những thôn nghèo nhất huyện, quá nhiều trẻ con nheo nhóc bỏ học, nhưng những ông bố bà mẹ vẫn cứ mê muội nhậu suốt đêm ngày.
Den lang De Bo Tuk o Gia Lai quanh nam say xin
 Người dân uống rượu lúc 7h sáng.
Cách thành phố Pleiku 50km về hướng bắc, ngôi làng Đê Bơ Tứk (xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang, Gia Lai) lọt thỏm giữa bốn bề đồi núi. Đặt chân đến làng Đê Bơ Tứk, chúng tôi thấy có những vạt rẫy lúa chín vàng ươm đang cần người thu hoạch. Những gian nhà che tạm bợ bằng ván lụp xụp. Mấy thanh niên đã uống rượu mặt đỏ ửng, ngồi ép nhau trên những chiếc xe máy tháo ống bô, phóng vèo vèo trên đường ngay từ đầu buổi sáng.
Bỏ rẫy ngồi nhà uống rượu
Trong căn nhà gỗ xiêu vẹo, tài sản giá trị nhất là chiếc xe đạp cũ han rỉ, 6 người cả đàn ông, đàn bà ngồi túm tụm quanh bát cá khô uống rượu. Thấy khách lạ, một ông chạy ra kéo chúng tôi vào nhà, ngật ngừ tự giới thiệu: “Mình là chủ nhà, mình tên Rượu như tên loại nước này. Cha mình thích rượu nên đặt tên mình như vậy!”. Nói rồi anh Rượu giới thiệu tiếp số “ma men” đang ngồi xung quanh là vợ, hàng xóm, họ hàng với mình.
Dù đã chuẩn bị mọi giải pháp chống say trước khi đến làng Đê Bơ Tứk nhưng sau 3 cốc rượu “làm luật” để cùng nhập hội, chúng tôi không khỏi thất sắc khi thấy cốc rượu kế tiếp. Vừa “khà” sau hớp rượu, anh Rượu kể: Đã cưới vợ nhiều năm nhưng không có con. Ngày xưa nhà mình nhiều đất lắm, thiếu tiền nên vợ chồng bán hết mua rượu về uống, giờ chỉ còn ít đất ruộng, thu hoạch đủ ăn một tháng. Thỉnh thoảng mình đi rừng để kiếm tiền, thời gian còn lại ở nhà uống rượu.
Tiếp lời, Mạo, một thanh niên ngồi cạnh khoe rằng cứ mỗi lần đi rừng là mang theo rượu để uống, khi nghỉ giữa dốc là 5 người uống hết 5 lít, lên tới đỉnh dốc thì uống hết 6 lít. “Có khi uống nhiều ngày liên tục, cứ say ngủ xong dậy lại uống tiếp. Bây giờ tay run luôn rồi!”- anh Mạo nói.
Kiệt quệ vì rượu
Được mệnh danh là “sâu rượu” trong làng, anh Rinh (anh ruột của Rượu) nốc xong một ly cười sảng khoái, để lộ hàm răng đã gãy hết hàng cửa, kể: “Hôm nhậu từ sáng tới chiều, say quá mình ngã từ cầu thang nhà sàn xuống, mặt đập vào cây gỗ, gãy mất 3 cái răng bên trên và 3 cái răng bên dưới!”.
Ngoài gãy mất bộ răng cửa, anh Rinh bị bệnh gan, nằm đau hơn 3 tháng không làm rẫy được. Vậy mà, Rinh nói, hễ ai gọi đi uống rượu là tới ngay với lý do uống cho... đỡ đau. Hỏi: Bệnh tật nặng như vậy sao không đến bác sĩ chữa ? Rinh xua tay bảo không có tiền nên không đi khám, cứ để đó rồi bệnh tự khỏi. Chỉ cần 1 lít rượu, vài con cá khô là không cần bác sĩ làm gì.
Den lang De Bo Tuk o Gia Lai quanh nam say xin-Hinh-2
 Đa số nhà trong làng chỉ được che chắn tạm bợ.
Chủ một tiệm tạp hóa trong làng Đê Bơ Tứk cho biết mỗi ngày quán của ông bán từ 15-20 lít rượu. Ngày cưới xin, lễ hội, số lượng rượu bán ra có thể đến hàng trăm lít. Cứ sáng ra mở cửa là có người đến mua, nhiều người uống say nằm ra ngủ, chiều dậy uống tiếp. Mà trong làng có hơn chục quán tạp hóa bán rượu như thế.
Nói về làng Đê Bơ Tứk, ông Đinh Văn Trứ, Chủ tịch UBND xã Đăk Jơ Ta cho biết làng gồm 139 hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số, thì có tới 129 hộ nghèo, mỗi năm có hàng trăm vụ tai nạn xe máy do say rượu. Xã đã áp dụng nhiều cách nhằm giúp bà con nơi đây thoát nghèo như tổ chức chương trình tập huấn làm nông nghiệp, giải thích tác dụng xấu của rượu, hướng dẫn cách trồng lúa, ngô. Có lần khuyến nông huyện đã xuống tận nơi cầm tay chỉ việc. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức, phong tục tập quán và đất bạc màu khiến người dân vẫn bị cái nghèo đeo bám. “Nhiều khi tổ chức họp thôn, cán bộ xã xuống thông báo nhưng chỉ vài người tới dự. Lát sau quay lại thấy nhiều người đã say, chân đi xiêu vẹo, vậy làm sao tuyên truyền, vận động không uống rượu được nữa”- ông Trứ nói.
Theo các thầy cô giáo trường THCS Đắk Jơ Ta, quanh năm khi nào cũng thấy người dân trong làng Đê Bơ Tứk uống rượu. Con cái muốn học hay bỏ cha mẹ cũng không quan tâm. Trong trường có hai chị em đang học, mỗi ngày giáo viên đều phải vào tận nhà đón đi. “Cả bố và mẹ của hai em học sinh này uống rượu suốt ngày. Mỗi sáng tôi vào đón đi học đều thấy bố các em đã ngồi uống rượu rồi”, một cô giáo than.
Ông Lê Hồng Tá, trưởng trạm y tế xã Đăk Jơ Ta cho biết: Nhiều đợt tuyển thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự các làng khác đều đạt, chỉ thanh niên làng Đê Bơ Tứk không ai được đi do uống nhiều rượu, thể chất suy yếu, còi cọc, không đạt tiêu chuẩn. Số người ốm đau, bệnh tật do rượu gây ra ở làng Đê Bơ Tứk cứ ngày càng tăng.

Nửa tiếng ngồi uống bia bị phạt cả tháng thu nhập

Sau khi uống 2 ca bia cùng bạn, anh Thọ bị CSGT kiểm tra nồng độ cồn. Kết quả vượt mức cho phép, anh bị phạt 3,5 triệu đồng, tước bằng lái 4 tháng.

Nửa tiếng ngồi uống bia bị phạt cả tháng thu nhập
Ngày 8/9, Đội CSGT số 15 (PC67 công an Hà Nội) tung lực lượng tuần tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn trên quốc lộ 3 và tỉnh lộ 131, thuộc huyện Sóc Sơn. Trong hơn 1 giờ, cảnh sát đã phát hiện gần chục người đi xe máy vi phạm.

Yên Bái: Vợ uống rượu say, chồng kéo về nhà đâm chết

(Kiến Thức) - Bực tức vì vợ uống rượu say ngủ ở nhà người thân, người chồng đã kéo vợ về nhà, sau đó dùng dao đâm vợ đến tử vong.

Yên Bái: Vợ uống rượu say, chồng kéo về nhà đâm chết
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra tại xã Phúc Sơn (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) xảy ra vào khoảng 13h hơn trưa ngày 21/9 khiến 1 người tử vong tại chỗ. Nạn nhân của vụ án là bà Đèo Thị M. (SN 1970, trú tại thôn Nong Phai, xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nghi phạm gây án được xác định chính là ông Lò Văn Nối (SN 1971, chồng bà M.).
Thông tin ban đầu về vụ án, trưa ngày 21/9, ông Nối không thấy vợ ở nhà nên đã đi tìm. Sau khi đến nhà người thân, ông Nối phát hiện vợ uống rượu say và đang ngủ nên đã kéo bà M. về nhà rồi hai bên xảy ra mâu thuẫn.

Manh mối mới về vụ bé gái Việt mang thai ở Trung Quốc

Người dân xã Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội cho biết, bé gái Việt 12 tuổi mang thai ở Trung Quốc từng ăn xin trên địa bàn huyện.

Manh mối mới về vụ bé gái Việt mang thai ở Trung Quốc

Những người dân nơi đây cho hay, khoảng năm 2011, có một bé gái khoảng 9 - 10 tuổi, thường cõng theo một em gái đi ăn xin tại khu vực xã.

"Đứa chị đấy nhìn nó đen đen và bé, thường cõng em đi ăn xin ở đây. Thấy chị em nó, dân chợ ở đây cũng thương, có gì cho ăn là chúng nó ngồi túm tụm lại.

Tôi còn nhớ, dịp Tết có người cho tiền, đồ ăn, chúng nó ngồi ăn mà ai cũng thương. Sau đó, cũng không rõ là mấy chị em chuyển đi đâu" - bác Nguyễn Văn Hòa cho hay.

Bé 12 tuổi mang thai ở Trung Quốc.
Bé 12 tuổi mang thai ở Trung Quốc.
Nhiều người dân khác cho hay, gia đình này quê ở Thái Nguyên, thuê trọ của một gia đình tại đây. Bố thường xuyên say rượu, mẹ ở nhà còn mấy chị em bị bắt ra đường ăn xin. Một người dân tên là Tuấn cho biết: "Năm 2011 đến 2012, có gia đình gồm vợ chồng có 5 đứa con đến đây. Mấy chị em nó dắt díu nhau đi ăn xin. Từ hình ảnh của cháu trên trên truyền hình và lời khai từng ở Uy Nỗ có thể là đứa con thứ 2 của gia đình này. Đứa lớn nhà đó, ở ngón tay cái có chồi lên một đoạn, gọi là 6 ngón. Giờ cơ quan chức năng thử hỏi lại bé gái này xem có đúng là chị gái nó có ngón tay bị như thế không. Nếu nó nói được như thế là đúng". Tìm đến khu nhà cháu bé này từng trọ, phóng viên gặp bà Ngô Thị Yên là chủ nhà. Bà Yên cho biết, có thể bé gái 12 tuổi mang thai ở Trung Quốc là con thứ 2 của gia đình từng đến thuê nhà bà vào khoảng 2011 - 2012. "Mẹ nó thì tôi không biết tên vì lúc nói tên này lúc nói tên khác, quê quán cũng vậy, có lúc thì bảo ở Thái Nguyên hay dân tộc gì đó ở Hà Giang.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.