Đem 3 tỷ đồng đánh cược nghề nuôi lợn

Từ một thợ điện máy lành nghề, không hề có kinh nghiệm chăn nuôi, anh Trần Văn Quang (thôn Bir, xã Chư Păh, thị xã Ayun Pa, Gia Lai ) đã “liều” mình đem 3 tỷ đồng “đánh cược” với nghề nuôi lợn...

“Đánh cược” với nghề mới
Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi bước vào trang trại nuôi lợn quy mô của gia đình anh Trần Văn Quang. Đó là một trang trại có diện tích lên đến 1,5ha với hơn 1.200 con lợn lớn nhỏ giống siêu nạc.
Trước khi đến với nghề nuôi lợn, anh Quang vốn là một thợ sửa chữa điện máy lành nghề. Nhưng ở địa phương càng ngày càng có nhiều người mở tiệm sửa chữa điện máy nên thu nhập của anh dần thấp đi. “Trong đầu tôi lúc nào cũng suy nghĩ phải làm cái nghề gì đó để vợ con bớt túng thiếu, chứ sống kiểu thu nhập không ổn định thế này thì khổ quá” - anh Quang kể…
Để có trang trại hoành tráng, quy mô như hiện nay, anh Quang đã phải bỏ ra hơn 3 tỷ đồng tiền vốn. Nguồn vốn này anh đi vay mượn người thân và thế chấp tài sản vay tín dụng ngân hàng.
Dem 3 ty dong danh cuoc nghe nuoi lon
Anh Trần Văn Quang đang chăm sóc đàn lợn trong trang trại của gia đình. Ảnh: Đăng Nhật 
Nhằm phát triển lâu dài, anh quyết định xây dựng mô hình chuồng trại nuôi lợn hiện đại với hệ thống phòng lạnh khép kín, đảm bảo nhiệt độ trong chuồng luôn dưới 27 độ C. Để không gây ảnh hưởng đến môi trường, anh đầu tư xây dựng hệ thống hầm khí biogas, sử dụng chính khí gas để chạy máy phát điện phục vụ cho quá trình hoạt động của trang trại. Mọi công đoạn chăm sóc lợn trong trang trại đều được anh Quang thiết kế tự động hóa.
Bằng việc áp dụng hệ thống tự động trong chăn nuôi, trang trại của anh không phải tốn nhiều nhân công chăm sóc. Mỗi trại lợn chỉ cần 2 nhân công để theo dõi tình hình phát triển của đàn lợn cũng như làm vệ sinh chuồng trại. Nhờ các quy trình khép kín nên chi phí nuôi lợn giảm đi rất nhiều; tình trạng dịch bệnh trong trại gần như không xảy ra.
Làm ăn lớn phải tính đầu ra
Sau khi xây dựng chuồng trại xong, anh Quang đã ký hợp đồng với Công ty C.P Việt Nam để thả lứa lợn đầu tiên vào đầu tháng 10.2015. Công ty này sẽ đầu tư heo con, thức ăn và toàn bộ vaccine tiêm phòng bệnh. Gia đình anh Quang chỉ gia công chăm sóc, vệ sinh chuồng trại theo quy trình công ty hướng dẫn. Nhờ đó, lợi nhuận từ việc nuôi lợn liên kết với công ty cũng khá. Đến thời điểm xuất chuồng anh Quang được công ty này trả chi phí chăn nuôi là 3.000 đồng/kg lợn hơi…
Mô hình nuôi lợn của anh Trần Văn Quang rất hiện đại và quy củ. Tuy nuôi với số lượng lớn nhưng không gây ô nhiễm môi trường. Chính quyền thị xã rất ủng hộ và khuyến khích các hộ nông dân trên địa bàn áp dụng chăn nuôi theo mô hình này…”.
Ông Lê Minh Trí - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ayun Pa
Anh Quang chia sẻ: “Cái khó của nông dân mình là đầu ra. Bởi vậy muốn làm ăn lớn nhất quyết phải lo được đầu ra cho sản phẩm. Như tôi, khi liên kết với công ty chỉ cần nuôi lợn đủ lớn, đạt đến độ tuổi xuất chuồng là công ty sẽ lo bao tiêu, người chăn nuôi chỉ tốn kém về phần đầu tư vốn ban đầu, xây dựng cơ sở hạ tầng cho đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đã được hướng dẫn là đủ…”.
Anh Quang cho biết, đến nay, trừ chi phí đầu tư, mỗi năm gia đình lãi ròng hơn 600 triệu đồng từ nghề nuôi lợn. Kế hoạch trong tương lai gần của anh Quang là tiếp tục đầu tư thêm 1,4 tỷ đồng để nâng số đầu lợn nuôi thêm 1.000 con.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.