Đề xuất tịch thu phương tiện mua dâm: Hiểu sao cho đúng?

"Tịch thu phương tiện có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính như: tiền, điện thoại, xe máy, ô tô chứ không phải là các “bộ phận cơ thể”, bộ phận sinh dục của người vi phạm..." - luật sư Đặng Văn Cường nói.

Đề xuất tịch thu phương tiện mua dâm: Hiểu sao cho đúng?

Bộ Công an đang cho lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị định để thay thế Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình này.

Một trong những nội dung của dự thảo được nhiều người quan tâm là chế tài dành cho các hành vi liên quan đến hoạt động mua bán dâm. Ngoài việc tăng mức phạt lên nhiều lần cho các vi phạm liên quan đến động mại dâm, dự thảo còn quy định thêm nhiều hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

De xuat tich thu phuong tien mua dam: Hieu sao cho dung?
Đề xuất tịch thu tang vật mua, phương tiện mua dâm đối với người vi phạm. Ảnh minh họa. 

Đề xuất này tăng gấp đôi so với quy định hiện hành tại Nghị định 167/2013, khi người mua dâm bị phạt hành chính từ 500.000 đến 1 triệu đồng. Ngoài việc tăng mức phạt vi phạm hành chính, dự thảo còn quy định thêm nhiều hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Trong đó điều 24 quy định xử phạt về mua dâm, trong đó có hình thức xử phạt bổ sung “tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính” đối với hành vi mua dâm.

Về việc "tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính" đối với người mua dâm, nhiều ý kiến cho rằng cần phải làm rõ tang vật, phương tiện mua dâm bị tịch thu là gì.

Bày tỏ về vấn đề này, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp cho rằng: Nghị định 167/2013/NĐ-CP ban hành đã hơn 10 năm nay nên nhiều nội dung không còn phù hợp, mức xử phạt hành chính cũng đã lạc hậu nên việc sửa đổi bổ sung nghị định này, tăng mức xử phạt và bổ sung các biện pháp hành chính, bổ sung các chế tài đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội là cần thiết.
Trong số các nội dung được sửa đổi bổ sung thì có bổ sung tăng mức xử phạt hành chính đối với hành vi mua dâm, bán dâm và thêm các biện pháp hành chính. Điều 24 Dự thảo Nghị định quy định xử phạt về mua dâm, trong đó có hình thức xử phạt bổ sung “tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính” đối với hành vi mua dâm. Quy định này thể hiện tính chất nghiêm minh của pháp luật và gia tăng chế tài đối với người vi phạm.
Trước đây đã có nhiều ý kiến để tăng tính chất răn đe của hành vi mua dâm như công khai danh tính người mua dâm, bảo vệ cơ quan, chính quyền địa phương... Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà các biện pháp công khai thông tin người mua dâm chưa được sự đồng thuận của dư luận bởi liên quan đến quyền nhân thân và có thể ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của những người khác trong gia đình họ...
"Hiện nay cơ quan soạn thảo đưa vào nội dung là tịch thu phương tiện vi phạm của người mua dâm, theo tôi đó là quy định hợp lý và cần thiết, không cần phải có văn bản hướng dẫn. Bởi đây là một biện pháp hành chính theo quy định của luật xử lý vi phạm hành chính và áp dụng trong rất nhiều văn bản pháp luật" - luật sư Cường bày tỏ quan điểm.
De xuat tich thu phuong tien mua dam: Hieu sao cho dung?-Hinh-2
Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp. 
Theo luật sư Cường, có thể có những người hiểu máy móc hoặc bông đùa mới nghĩ xiên sẹo đối với biện pháp này, có người suy diễn cho rằng biện pháp tịch thu phương tiện mua dâm mà không hướng dẫn thì có thể “phương tiện” ở đây sẽ có cách hiểu là dương vật của người mua dâm. Cách hiểu như vậy là suy diễn, máy móc, thiếu căn cứ và thể hiện không hiểu rõ các biện pháp hành chính theo luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành. 
Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì “Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính” là một hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này.

Như vậy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính như: tiền, điện thoại, xe máy, ô tô chứ không phải là các “bộ phận cơ thể”, bộ phận sinh dục của người vi phạm.

"Không ai cho phép xử lý biện pháp hành chính bằng cắt một phần cơ thể của người vi phạm hành chính. Bởi vậy, những quan điểm ý kiến về biện pháp hành chính này chỉ có tính chất bông đùa, khôi hài hoặc đó là một suy nghĩ máy móc, thiếu căn cứ, thiếu lý luận chứ không phải là vấn đề lỗi kỹ thuật hay tư duy pháp lý có vấn đề của ban soạn thảo" - luật sư Cường nói và cho biết, việc quy định hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ khiến người vi phạm ngoài việc bị nộp phạt là phạt tiền với mức phạt theo nghị định, còn có thể bị tịch thu điện thoại, tiền, phương tiện sử dụng vào mục đích mua dâm như ô tô, xe máy. Đây là những biện pháp đánh vào kinh tế của người vi phạm để tăng cường tính chất răn đe đối với hành vi mua dâm.

Vấn đề quan trọng ở đây là việc tổ chức thực hiện đối với các quy định này như thế nào để đảm bảo có hiệu quả, công bằng, minh bạch và giảm bớt những tiêu cực trong xã hội. Có thể đối với những người mua dâm, họ đóng phạt vài triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng vẫn có thể giấu được gia đình, cơ quan, tổ chức.

Nhưng đều bị tịch thu điện thoại, ví tiền hoặc phương tiện giao thông thì sự việc sẽ bại lộ, bởi vậy họ sẵn sàng đưa hối lộ để trốn tránh trách nhiệm và để không bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật phương tiện có giá trị lớn.

Khi tang vật, phương tiện sử dụng vào việc mua dâm là ô tô, tài sản có trị giá rất lớn mà bị tịch thu thì thiệt hại đối với người mua dâm rất lớn và nguy cơ tác động tiêu cực đến lực lượng chức năng sẽ rất cao.

Bởi vậy, trường hợp quy định này được đưa vào nghị định mới thì việc tổ chức thực hiện cần phải có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng. Việc xử lý vi phạm cần phải đảm bảo chặt chẽ về mặt thủ tục, tránh những việc tiêu cực, tham nhũng có thể xảy ra đối với những trường hợp xử lý vi phạm.

>>> Mời qúy độc giả xem video: Sáu nhân viên nhà hàng môi giới mại dâm, phục vụ khách sử dụng ma túy

Nguồn: ANTV


Điểm mặt côn đồ vi phạm phòng dịch COVID-19, hành hung công an

Liên quan vụ vi phạm phòng, chống dịch COVID-19, chém trọng thương công an  huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu, cơ quan chức năng đã bắt giữ đối tượng. Trước đó, tại một số địa phương cũng xảy ra tình trạng tương tự và các đối tượng bị xử lý nghiêm.

Điểm mặt côn đồ vi phạm phòng dịch COVID-19, hành hung công an
Diem mat con do vi pham phong dich COVID-19, hanh hung cong an
Chém trọng thương công an: Ngày 15/7, Nguyễn Quốc Bảo (31 tuổi, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm, không đeo khẩu trang, khi bị nhắc nhở còn chém trọng thương thượng úy công an. Ngày 16/7, Bảo bị công an bắt giữ.
Diem mat con do vi pham phong dich COVID-19, hanh hung cong an-Hinh-2
Gia đình bán hàng rong ở TP HCM lăng mạ, đánh cán bộ: Ngày 6/7, Ông Lê Văn Vũ (SN 1979) và em ruột là Lê Văn Ca (SN 1980, quê Hậu Giang, tạm trú quận Bình Tân) cùng 2 con của ông Vũ đã cố tình bán hàng rong không thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 và có hành vi chống đối, lăng mạ, đánh đập lực lượng chức năng. Hiện vụ việc đang được CA quận Tân Bình (T PHồ Chí Minh) xử lý theo quy định.

Vật nuôi thả rông gây tai nạn, trách nhiệm chủ thế nào?

Đã có không ít các vụ tai nạn giao thông do việc thả rông trâu bò hoặc do người dẫn dắt gia súc không tuân thủ luật giao thông gây ra. Vậy, tai nạn do vật nuôi gây ra, trách nhiệm chủ thế nào?

Vật nuôi thả rông gây tai nạn, trách nhiệm chủ thế nào?
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện video 2 con bò được thả ngoài đường, mặc dù người chủ có buộc dây để dắt nhưng 1 con bò đã quay sang húc người đi xe máy. Hậu quả làm người đi xe máy ngã ra đường.

Video: Bò gây tai nạn trước mặt chủ. Nguồn: 91.com.

Việc thả rông vật nuôi gây tai nạn không phải trường hợp hiếm ở nước ta. Trước đó, vào tháng 8/2020 tại Nghệ An, ô tô 4 chỗ do một người phụ nữ điều khiển khi đến gần trước cổng UBND xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thì xảy ra va chạm với một con trâu đang đi trên đường khiến chiếc xe ô tô 4 chỗ hư hỏng nặng.

Vat nuoi tha rong gay tai nan, trach nhiem chu the nao?
Hiện trường vụ tai nạn. 

Một vụ việc khác xảy ra vào tháng 10/2019, hai vợ chồng đi xe máy đâm vào chó chạy rông tại xã Tô Mậu (Lục Yên, Yên Bái). Vụ tai nạn khiến người chồng tử vong tại chỗ do xe tải đi cùng chiều chèn qua, người vợ nguy kịch.

Cũng liên quan đến vật nuôi thả rông, vào tháng 2/2019, anh Hoàng Văn Thại (SN 1996, Hương Khê, Hà Tĩnh) điều khiển xe máy khi đến địa phận thôn 2, xã Phúc Trạch (Hương Khê) thì đâm vào trâu của gia đình ông Minh ở xã Phúc Trạch đang đi bên đường. Cú đâm mạnh khiến anh Thại tử vong tại chỗ, xe máy bị hư hỏng nặng. Con trâu của gia đình ông Minh bị gãy chân.

Vat nuoi tha rong gay tai nan, trach nhiem chu the nao?-Hinh-2
Nơi xảy ra tai nạn. 

Việc thả rông vật nuôi, gia súc trên đường bộ là hành vi bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên thực tế thì việc thả rông vật nuôi dẫn đến tai nạn lại diễn ra khá phổ biến. Vậy, trường hợp vật nuôi tahả rông gây tai nạn, trách nhiệm chủ thế nào?

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sốngluật sư Nguyễn Ngọc Hùng- Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, hiện nay tình trạng thả rông, dẫn dắt gia súc trên đường là rất phổ biến và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đã có không ít các vụ tai nạn xảy ra do việc thả rông trâu bò hoặc do người dẫn dắt gia súc không tuân thủ luật giao thông.

Vat nuoi tha rong gay tai nan, trach nhiem chu the nao?-Hinh-3
 Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội) 

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định rõ, không được thả rông súc vật trên đường bộ. Với những trường hợp vật nuôi, súc vật thả rông gây tai nạn, pháp luật hiện hành đã có những quy định xử phạt rất rõ ràng. Điều 10 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định phạt tiền từ 60-100 ngàn đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông; để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển. 

Luật sư Hùng cho biết thêm, trường hợp chăn thả súc vật ra đường, khiến xe cộ, người tham gia giao thông hoảng loạn, gây tai nạn chết người, thì có thể áp dụng Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.

Theo đó, người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100 đến dưới 500 triệu đồng.

 Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
quy định:

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.

2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;

4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

>>>>> Xem thêm video: Chăn thả gia súc trên quốc lộ tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông

Theo chân đội xe 0 đồng vào nơi 'ai cũng muốn đi ra'

Khoác lên người bộ đồ bảo hộ ngột ngạt, cabin xe nồng nặc mùi dung dịch sát khuẩn, nhóm tài xế đội xe chở hàng 0 đồng nổ máy, chuyển cơm, rau củ quả vào các khu cách ly, bệnh viện dã chiến...

Theo chân đội xe 0 đồng vào nơi 'ai cũng muốn đi ra'
Theo chan doi xe 0 dong vao noi 'ai cung muon di ra'

Anh Chính trên chuyến xe chở hàng miễn phí 24/24 của mình. 

Tình nguyện vào nơi "ai cũng muốn ra”

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.