Đề xuất DN Trung Quốc xây sân bay Long Thành là quá hồn nhiên!

(Kiến Thức) - Tướng Lương cho rằng, xây dựng sân bay Long Thành, ngoài vấn đề kinh tế, ngoại giao ra thì còn phải quan tâm đến vấn đề quốc phòng an ninh.

Đề xuất DN Trung Quốc xây sân bay Long Thành là quá hồn nhiên!
Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành mới đang ở bước chọn tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chưa quyết định hình thức đầu tư của dự án cũng như cơ chế, nguồn vốn, danh mục kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, mới đây, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco, ông Vũ Văn Tiền vừa cùng Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng mới KAIDI Dương Quang (KAIDI) bất ngờ đề xuất với Thủ tướng xin đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Việc, Geleximco liên kết với các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc như Tập đoàn Năng lượng mới KAIDI Dương Quang xin xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều.
De xuat DN Trung Quoc xay san bay Long Thanh la qua hon nhien!

Tướng Lương cho rằng, xây dựng sân bay Long Thành, ngoài vấn đề kinh tế, ngoại giao ra thì còn phải quan tâm đến vấn đề quốc phòng an ninh, đặc biệt là chiến lược quân sự gắn với phòng thủ đất nước.

PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Mã Lương về vị trí chiến lược quân sự của sân bay Long Thành và những nghi ngại xung quanh việc doanh nghiệp Trung Quốc xin tham gia dự án này!
Thưa thiếu tướng Lê Mã Lương, có nhiều ý kiến cho rằng, sân bay Long Thành nằm tại vị trí chiến lược, không chỉ về lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, mà còn về mặt chiến lược quân sự, có ý nghĩa đặc biệt với an ninh quốc phòng, Thiếu tướng nghĩ sao về ý kiến này?
Đối với Quốc phòng - An ninh, sân bay Long Thành có vị trí và ý nghĩa về mặt chiến lược quân sự. Thứ nhất, vị trí của sân bay Long Thành trong lịch sử, vùng đất này đã là một vùng đất địa linh, nhân kiệt.
Thực tế đã chứng minh, suốt trong cuộc kháng chiến chống Pháp cũng như chống Mỹ, ở ngoài phạm vi Sài Gòn (TP HCM) nếu Chính quyền ngụy quyền Sài Gòn khống chế được, toàn bộ phía đông và phía Nam Sài Gòn như một cái áo giáp, bởi mất điểm nhấn vùng trọng điểm này sẽ đe dọa trực tiếp đến Sài Gòn. Điển hình, trước 30/4/1975, sau khi mất Xuân Lộc, toàn bộ quân lực VNCH dồn hết về khu vực Long Thành (Đồng Nai). Đặc biệt, bảo vệ căn cứ, chốt chặn của VNCH đối với các hướng phía đông, phía nam và phía tây mà quân giải phóng tràn xuống.
Ví dụ như trên để thấy rằng, vị trí và tầm chiến lược quân sự, Long Thành có vị trí, ý nghĩa lớn đến như vậy.
De xuat DN Trung Quoc xay san bay Long Thanh la qua hon nhien!-Hinh-2
 
Chủ trương đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành được cho rằng là chủ trương đúng đắn để phát triển kinh tế, ngoại giao và cả về an ninh quốc phòng, bởi Long Thành có vị trí vô cùng quan trọng như ông phân tích ở trên, thưa Thiếu tướng?
Nhà nước đầu tư, xây dựng một sân bay Long Thành mang tầm quốc tế là chủ trương đúng đắn. Từ sân bay này, các đường bay đi vô cùng thuận lợi, hướng ra biển phía đông và hướng lên phía tây và phía bắc. Một không gian rất rộng, không ảnh hưởng nhiều bởi những điểm núi cao che khuất. Từ chỗ này, nếu đường bộ, đường sông, đường biển, tỏa đi các hướng rất thuận lợi.
Tập đoàn Geleximco vừa cùng Tập đoàn Năng lượng mới KAIDI Dương Quang (KAIDI) bất ngờ đề xuất với Thủ tướng xin đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành? Ông nghĩ sao nếu một doanh nghiệp Trung Quốc cùng tham gia xây dựng sân bay này?
Nếu doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu thì đó là điều khiến nhiều người e ngại. Không phải do doanh nghiệp Trung Quốc không đủ năng lực mà còn nhiều lý do khác. Tôi đánh giá ông Vũ Văn Tiền rất hồn nhiên, đôi khi suy nghĩ đơn thuần về mặt kinh tế không đánh giá chiều sâu của quốc phòng an ninh, có tác động trực tiếp đến vấn đề kinh tế không đơn giản như ai suy nghĩ đâu.
Trả lời trên báo chí, một lãnh đạo Bộ GTVT cho biết: “Dự án sân bay Long Thành, có các hạng mục kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách nhà nước nên bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể đề xuất phương án tham gia”. Trước đó, phát biểu trước Quốc hội về nguồn vốn triển khai dự án, Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận tải - Trương Quang Nghĩa cho biết: “CHK Long Thành sẽ được xem xét đầu tư theo hình thức PPP. Tuy nhiên, với trần nợ công hiện nay, để đầu tư Long Thành bằng vốn Nhà nước là hết sức khó khăn, còn nếu để các nhà đầu tư vào thì phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng”. Như vậy, việc các doanh nghiệp nước ngoài đều có thể tham gia dự án?
Lãnh đạo Bộ GTVT vừa trả lời trên báo chí, nó là tiếng nói theo chiến lược và cũng đúng thôi. Bất kỳ doanh nghiệp nào có đủ năng lực và sức mạnh tài chính thì đều được quyền đề xuất. Chúng ta phải cân nhắc, ngoài vấn đề kinh tế, ngoại giao ra thì còn phải quan tâm đến vấn đề quốc phòng an ninh, đặc biệt là chiến lược quân sự gắn với phòng thủ đất nước. Mục tiêu của chúng ta là phòng thủ đất nước nên làm bất kỳ công trình lớn nào ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội, an ninh đất nước thì vấn đề quốc phòng an ninh là vấn đề đặt trọng tâm để mà soi cho kỹ, không thể chủ quan được đâu.

Chưa xét đề xuất xây Long Thành của nhà đầu tư Trung Quốc:

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư và nguồn vốn cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương hơn 16 tỷ USD). Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, dự án có 2 nội dung trọng tâm cần được tập trung thực hiện là lập báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 và lập phương án, thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV chiều 19/6/2017, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết về việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thành dự án thành phần.

Trước đó, phát biểu trước Quốc hội về nguồn vốn triển khai dự án, Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận tải - Trương Quang Nghĩa cho biết: “Việc tư nhân đầu tư vào sân bay, nhà ga không còn mới và đang được các nhà đầu tư hết sức quan tâm. Chúng ta có nhà ga quốc tế Đà Nẵng phục vụ APEC, CHK Vân Đồn, nhà ga sân bay Nha Trang hoàn toàn do tư nhân đầu tư. Nhà ga T4 của sân bay Tân Sơn Nhất hiện cũng đã có 3-4 nhà đầu tư đề nghị được tham gia. Vì thế, CHK Long Thành sẽ được xem xét đầu tư theo hình thức PPP. Tuy nhiên, với trần nợ công hiện nay, để đầu tư Long Thành bằng vốn Nhà nước là hết sức khó khăn, còn nếu để các nhà đầu tư vào thì phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng”.

Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, hiện dự án mới đang ở bước chọn tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, do đó phải chờ báo cáo nghiên cứu khả thi thông qua mới được xem xét. Tuy nhiên, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco - CTCP vừa cùng Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng mới KAIDI Dương Quang (KAIDI) bất ngờ đề xuất với Thủ tướng xin đầu tư xây dựng Cảng hàng không (CHK) quốc tế Long Thành theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, Bộ đang thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội là lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cảng hàng không Long Thành cho giai đoạn 1 của dự án. Theo đó, Bộ GTVT đã giao cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi để làm cơ sở tuyển chọn nhà đầu tư. Vì vậy những đề xuất cần phải chờ đến khi báo cáo được cơ quan có thẩm quyền thông qua mới tiến hành tuyển chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo các tiêu chí được quy định rõ trong báo cáo. Dự án sân bay Long Thành, có các hạng mục kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách nhà nước nên bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể đề xuất phương án tham gia.

Soi 9 mẫu thiết kế kiến trúc sân bay Long Thành

9 mẫu thiết kế mỗi mẫu mang một ý nghĩa và hình tượng khác nhau về sân bay Long Thành trong tương lai được trưng bày tại Triển lãm Hoa Lư (Hà Nội).

Soi 9 mẫu thiết kế kiến trúc sân bay Long Thành
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh
 Sáng 28/11, 9 phương án kiến trúc nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành được trưng bày bằng mô hình tại Trung tâm triển lãm nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hà Nội để lấy ý kiến người dân. Bản vẽ phối cảnh cùng các thông tin chi tiết được Bộ GTVT, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam thiết kế triển lãm.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-2
 Đây là các phương án kiến trúc được lựa chọn trong tổng số 16 đơn vị tham gia sơ loại thi tuyển quốc tế.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-3
 Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ GTVT, đơn vị ACV tổ chức triển khai kế hoạch lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, các tổ chức, chuyên gia về phương án kiến trúc nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Sau đó đơn vị chức năng sẽ lựa chọn phương án kiến trúc đạt hiệu quả cao nhất, đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi để xây dựng công trình.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-4
 Mỗi khách tham quan triển lãm được phát một phiếu tham khảo ý kiến, trong đó sẽ lựa chọn các phương án kiến trúc tối ưu theo nhận định đánh giá của bản thân. ACV sẽ tổng hợp các ý kiến sau hai tuần triển lãm từ 28/11 đến hết ngày 12/12 để trình Thủ tướng và Bộ GTVT.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-5
 Sau Hà Nội, các thành phố lớn như Đà Nẵng và TP.HCM sẽ tiếp tục triển khai trưng bày lấy ý kiến nhân dân tới hết ngày 23/1/2017.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-6
 Ở phương án dự thi số 1, tác giả lấy hình tượng chim sẻ để đưa vào thiết kế phần mái cho toàn bộ công trình.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-7
 Bên cạnh đó, phương án còn nghiên cứu hình dạng đan kết của nón lá, tre để lấy cảm hứng vào thiết kế phần trang trí hoạ tiết mái và nội thất, hoạ tiết trần của nhà ga.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-8
 Với phương án số 2, tác giả lấy ý tưởng cảnh đẹp thiên nhiên của Việt Nam như ruộng bậc thang với những hình khối nhấp nhô của những núi đá Vịnh Hạ Long để đưa vào thiết kế hình khối công trình.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-9
 Phối cảnh bên ngoài cho thấy mái của sảnh nhà ga uốn lượn như những con sóng, nhấp nhô như ngọn núi đá.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-10
 Hình ảnh bông sen cách điệu được tác giả đưa vào, sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế, mái, phối cảnh mặt chính nhà ga, cảnh quan bên trên mái nhà để xe, nội thất khu vực quầy làm thủ tục.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-11
 Hình khối khu vực nhà ga chính (mái) là những cánh hoa sen lớn, mang lại cho du khách quốc tế một cảm nhận ban đầu, ấn tượng, lưu giữ về hình ảnh của quốc hoa Việt Nam.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-12
 Với phương án số 4, tác giả sử dụng vật liệu từ cây tre (hình ảnh gắn liền với đồng quê Việt Nam) được thiết kế thành hệ kết cấu đan kết để áp dụng cho toàn bộ thiết kế không gian công cộng của nhà ga.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-13
 Từ sảnh nhà ga đi, khu kinh doanh dịch vụ, khu miễn thuế, phòng chờ hành lang ga đến... đều được thiết kế bằng chất liệu tre, vật liệu xanh thân thiện với môi trường.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-14
 Hoa sen tiếp tục được tác giả bản thiết kế số 5 đưa vào mặt đứng công trình để tạo nên hình ảnh nhà ga mang nét thiên nhiên.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-15
 Phương án này còn lấy ý tưởng về vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh quan văn hoá Việt Nam (hòn Trống Mái của Vịnh Hạ Long, không gian cây xanh với những rặng dừa) để đưa vào kiến trúc nội thất nhà ga.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-16
 Phương án thiết kế số 6 sử dụng hình tượng cánh bướm thiết kế hình khối nhà ga trong tổng mặt bằng cảng hàng không. Ngoài ra nón lá Việt Nam cũng được đưa vào cách điệu tại các cột đỉnh công trình.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-17
 Phối cảnh toàn bộ nhà ga nhìn từ trên cao như một cánh bướm.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-18
 Thêm một phương án được sử dụng các hình ảnh thân thuộc với Việt Nam là lá cọ, dừa nước áp dụng vào phần mái công trình. Phương án số 7 mang đến một nhà ga đậm chất văn hoá địa phương.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-19
 Bố cục nhà ga đi được thể hiện ý tưởng như những con thuyền di chuyển trên sông nước đồng quê Việt Nam. Khu vực sảnh ngoài được nhiều khách tham quan đánh giá là có nét tương đồng với nhà ga T2 Nội Bài, Hà Nội.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-20
 Trong phương án số 8, tác giả lấy ý tưởng là đan kết không gian (thể hiện qua các nghiên cứu hình ảnh kết cấu, cây, nón, rổ,...) đưa vào thiết kế phần mái trung tâm nhà ga (hình tròn) và vào thiết kế mặt bằng khu chức năng tại 4 nhóm cột thép tại không gian sảnh chính và sảnh bên ngoài.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-21
 Ý tưởng từ đan kết không gian nón, rổ, cây cối nhưng lại hoàn thiện bằng khung théo bên trong, mái kim loại, vách kính bao che tạo một không gian hiện đại, năng động.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-22
 Ở phương án cuối cùng, giống với thiết kế số 3, tác giả cũng lấy hoa sen để đưa vào các hoạ tiết công trình như phần đỉnh cột nhà ga, mái nhà ga.
Soi 9 mau thiet ke kien truc san bay Long Thanh-Hinh-23
 Phương án kiến trúc thể hiện theo phong cách hiện đại với các mô tuýp trang trí và cách phối màu với gam trầm, hồng nhạt của sen và màu nâu thể hiện ở chi tiết đỉnh cột.

Quốc hội thảo luận về dự án sân bay Long Thành

Quốc hội sẽ nghe báo cáo về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Quốc hội thảo luận về dự án sân bay Long Thành
Nội dung này diễn ra vào chiều 1/6. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa trình bày tờ trình về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình báo cáo thẩm tra trước khi đại biểu Quốc hội thảo luận tổ về nội dung này.

Vào giữa tháng 3, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ GTVT tập hợp chuyên gia giỏi nhất đánh giá phương án thiết kế sân bay Long Thành trước khi trình Thủ tướng. Theo Phó thủ tướng, sân bay Long Thành là công trình quan trọng quốc gia. Dự án đầu tư lớn từ nguồn vốn ngân sách, có ý nghĩa đặc biệt trong việc thể hiện giá trị văn hoá truyền thống, hình ảnh của Việt Nam...

Trong tuần làm việc thứ hai, Quốc hội dự kiến thảo luận 9 dự thảo luật gồm Luật tố cáo, Luật du lịch, Luật quản lý sử dụng vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước...
Quoc hoi thao luan ve du an san bay Long Thanh
Phương án 7 thiết kế sân bay Long Thành hình lá dừa nước được nhiều nhà khoa học đánh giá cao. Ảnh: Tiến Tuấn. 

Quốc hội bàn về dự án Cảng HK quốc tế Long Thành

(Kiến Thức) - Quốc hội sẽ nghe Chính phủ báo cáo trước khi thảo luận việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai dự án Cảng HKQT Long Thành.

Quốc hội bàn về dự án Cảng HK quốc tế Long Thành
Theo chương trình phiên họp ngày 1/6 kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, buổi sáng, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều khiển phiên họp. Quốc hội sẽ nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi). Cuối buổi sáng, cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp báo cáo, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.