Đề nghị truy tố cựu ĐBQH Châu Thị Thu Nga

Ngày 27/5, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị truy tố bị can Châu Thị Thu Nga (SN 1965), và 6 đồng phạm về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Đề nghị truy tố cựu ĐBQH Châu Thị Thu Nga
Bà Nga từng là đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tháng 1/2015, bà Nga bị cơ quan CSĐT, Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đến tháng 6/2015, Quốc hội đã ra Nghị quyết bãi miễn tư cách đại biểu đối với bà Nga.
De nghi truy to cuu DBQH Chau Thi Thu Nga
Châu Thị Thu Nga. 
Theo kết luận điều tra, mặc dù dự án khu chung cư và biệt thự tại lô đất B5 Cầu Diễn (Hà Nội) chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép đầu tư, song bà Châu Thị Thu Nga đã chỉ đạo nhân viên dưới quyền đăng thông tin về việc Housing Group là chủ đầu tư dự án, tự vẽ thiết kế để mời chào khách hàng, huy động vốn của hơn 600 người với tổng số tiền hơn 377 tỷ đồng.
Trong tổng số tiền huy động được, bà Nga đã sử dụng vào các mục đích như chi hoa hồng môi giới, mua cổ phần của các công ty khác, trả lương thưởng cho nhân viên và chi tiêu cá nhân. Đáng chú ý, quá trình điều tra bà Nga khai đã dùng gần 150 tỷ đồng để “bôi trơn” dự án. Tuy nhiên những cá nhân là bà Nga khai đưa tiền đều khẳng định không nhận bất cứ khoản tiền nào của bà Nga.
Liên quan đến dự án B5 Cầu Diễn, CQĐT xác định có một số cán bộ thuộc các Sở, ngành đã thiếu trách nhiệm khi để Cty Housing Group đóng khoan cọc khi chưa có giấy phép xây dựng, giao cho Liên doanh nghiên cứu xây dựng dự án B5 Cầu Diễn tại ô đất CT5+HH2 nhưng không cho kiểm tra đôn đốc liên doanh triển khai thực hiện dự án và hoàn thiện thủ tục pháp lý. Nhưng do trước khi CQĐT khởi tố vụ án lừa đảo, hành vi của số cán bộ này đã bị cơ quan thanh tra đề nghị xử lý hành chính. Vì vậy, CQĐT không tiếp tục đề nghị xử lý.
Mời quý độc giả xem video Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cán bộ tư pháp xã lãnh 3 năm tù (nguồn Tuổi Trẻ):

Mất trắng tiền tỷ vì đầu tư vào trang mạng "ảo"

Cơ quan CSĐT Công an TP Bắc Kạn cho biết đang tập trung điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo của các đối tượng môi giới người dân đóng tiền.

Mất trắng tiền tỷ vì đầu tư vào trang mạng "ảo"
Cơ quan CSĐT Công an TP Bắc Kạn cho biết đang tập trung điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo của các đối tượng môi giới người dân đóng tiền với hình thức đầu tư tài chính vào trang mạng có địa chỉ payfx.us.

Nghe điện thoại mất... gần 800 triệu

Với thủ đoạn giả danh người của cơ quan pháp luật, các đối tượng lừa đảo gọi vào số điện thoại bàn, vu khống chủ thuê bao.

Nghe điện thoại mất... gần 800 triệu
Nạn nhân gần đây nhất của mánh khóe lừa chuyển tiền qua điện thoại này là bà N.T.N, trú tại phường Văn Miếu, TP Nam Định. Theo trình báo của bà N.T.N, khoảng 8h sáng ngày 4-4-2016, đối tượng lừa đảo xưng là nhân viên bưu điện điện thoại đến số điện thoại bàn nhà bà N thông báo số tiền điện thoại nhà bà là 8,93 triệu đồng và yêu cầu phải thanh toán ngay nếu không sẽ xóa số điện thoại. “Nhân viên bưu điện” này còn cho bà N biết có một người trú tại phường Hải Yên, TP Móng Cái đã lấy được chứng minh thư của bà và sử dụng để mở một tài khoản ngân hàng. Người này vừa bị công an bắt và khai cùng bà N thực hiện hoạt động rửa tiền.
Công an TP Nam Định kiểm tra tang vật thu giữ của các đối tượng lừa chuyển tiền qua điện thoại.
Công an TP Nam Định kiểm tra tang vật thu giữ của các đối tượng lừa chuyển tiền qua điện thoại. 
Sau đó “nhân viên bưu điện” hướng dẫn bà N gọi điện thoại cho một "cán bộ công an", một "cán bộ VKSND" tỉnh Quảng Ninh để được minh oan không liên quan đến hành vi rửa tiền!?. Theo hướng dẫn của những kẻ lừa đảo, bà N liền gọi điện cho vị “cán bộ công an và cán bộ VKSND Quảng Ninh” mà “nhân viên bưu điện” vừa cung cấp thì được bọn chúng yêu cầu gửi 468 triệu đồng tiền tiết kiệm của gia đình vào tài khoản của Lục Hữu Chiến tại ngân hàng Agribank Phục Hòa, Cao Bằng để khẳng định sự vô tội. Bà N. liền khẳng định bản thân không làm gì phạm pháp và kiên quyết không chuyển tiền. Lập tức “vị cán bộ" liền đe dọa sẽ bắt tạm giam bà 2 tháng để điều tra. Nghe đến đây, bà N. hoảng loạn, sau đó ra ngân hàng chuyển 468 triệu đồng tiền tiết kiệm của gia đình vào tài khoản mang tên Lục Hữu Chiến với hứa hẹn của vị “cán bộ viện kiểm sát “nếu bà thực sự vô tội thì sẽ trả lại tiền cho bà trong vòng 24h”. Chuyển tiền xong, bà N. mới bừng tỉnh, kiểm tra tài khoản thì biết toàn bộ số tiền đã bị rút hết. Cũng với thủ đoạn tương tự, tại thành phố Nam Định còn có một nam nạn nhân bị lừa 100 triệu đồng và một nam nạn nhân nữa ở huyện Xuân Trường bị lừa 160 triệu đồng. Ngay khi tiếp nhận thông tin trình báo của bị hại, Ban giám đốc Công an tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Đội Cảnh sát hình sự, Công an TP Nam Định khẩn trương thu thập thông tin, làm rõ chân tướng vụ việc để trấn an dư luận cũng như nâng cao cảnh giác cho người dân.
Một nạn nhân đến Công an tỉnh Nam Định trình báo.
 Một nạn nhân đến Công an tỉnh Nam Định trình báo.
Các đối tượng trong đường dây lừa đảo trú tại huyện Cao Bằng dần lộ dạng. Tuy nhiên, đây chỉ là những người dân bị các đối tượng lừa đảo hỏi mượn tài khoản ngân hàng làm khâu trung gian chuyển tiền. Họ cho biết, được một đối tượng người nước ngoài nhờ số tài khoản để chuyển tiền. Khi có tiền, đối tượng người nước ngoài này sẽ điện thoại nhờ họ rút tiền, sau đó chuyển tiền vào một số tài khoản khác hoặc giao trực tiếp cho đối tượng. Mỗi lần chuyển tiền, họ được đối tượng trả công 1 triệu đồng. Hiện Công an tỉnh Nam Định đang khẩn trương truy tìm cũng như xác định chính xác danh tính của các đối tượng chủ mưu cầm đầu. Cảnh giác để không bị "sập bẫy" đối tượng lừa đảo Để giúp người dân chủ động phòng ngừa, không “mắc bẫy” các đối tượng lừa đảo qua điện thoại, Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần thận trọng khi nhận điện thoại từ người lạ. Trường hợp có người tự xưng là công an thì người dân cần đề nghị trực tiếp liên hệ cùng công an địa phương gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập đến trụ sở làm việc, không làm việc qua điện thoại. Người dân không cung cấp số điện thoại riêng, thông tin cá nhân, số chứng minh thư, thẻ tín dụng, số tài khoản cho bất kỳ ai khi chưa biết rõ họ là ai và sử dụng vào mục đích gì; không mua bán, cho mượn giấy chứng minh nhân dân và không đưa thông tin đời tư lên các trang mạng xã hội. Khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn, người dân hãy thông báo ngay đến cơ quan công an; không nên tự giải quyết vì sẽ sập bẫy hành vi lừa đảo của tội phạm

Đột nhập bảo tàng có một không hai dưới hầm Nhà Quốc hội

Đây chính xác là một bảo tàng hiện đại. Có thể khẳng định bảo tàng hiện đại nhất tại Việt Nam, tính cho tới thời điểm này.

Đột nhập bảo tàng có một không hai dưới hầm Nhà Quốc hội
Một trưng bày với tên gọi “Những phát hiện khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội” vừa hoàn tất khâu cuối cùng trong công tác xây dựng, tổ chức và ra mắt thử nghiệm. Gọi là trưng bày nhưng thực ra đây chính xác là một bảo tàng hiện đại. Có thể khẳng định bảo tàng hiện đại nhất tại Việt Nam, tính cho tới thời điểm này.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.