Đề nghị công an điều tra vụ điều chỉnh quy hoạch tuyến Lê Văn Lương

Biểu hiện của sự đặc quyền, lợi ích nhóm, cá nhân là những điều được kiến nghị cần làm rõ trong vụ điều chỉnh quy hoạch tùy tiện tạo nên rừng cao ốc trên tuyến đường Lê Văn Lương.

De nghi cong an dieu tra vu dieu chinh quy hoach tuyen Le Van Luong

Nhiều lần điều chỉnh quy hoạch tùy tiện dẫn đến hàng loạt tòa chung cư cao tầng “bức tử” con đường Lê Văn Lương - vốn là tuyến giao thông huyết mạch đi qua hai quận Thanh Xuân và Cầu Giấy, là hệ quả “khó có thể khắc phục”. Người dân nơi đây từng ngày ngao ngán khi chứng kiến cảnh tắc đường, ngập úng và thiếu không gian sống trầm trọng.

Sau khi kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng về những sai phạm trong quy hoạch ở đây được ban hành, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn nói với Zing rằng thành phố đang chỉ đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc báo cáo giải trình rõ về vụ việc được nêu trong kết luận thanh tra. “Thời gian giới hạn theo luật là 60 ngày, từ ngày 17/5 đến 17/7”, ông Tuấn nói.

Dù phóng viên rất nhiều lần liên hệ với Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trúc Anh, ông này luôn im lặng và không có bất kỳ phản hồi nào về vụ việc. Trước đó, trả lời bên hành lang Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, ông Trúc Anh chỉ xin rút kinh nghiệm và cho biết đang giao các đơn vị rà soát.

Chiều lòng nhà đầu tư, biến dạng quy hoạch

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Long (tiến sĩ Luật, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp), sau khi xem các bài phản ánh trên Zing, chia sẻ lo lắng quy hoạch toàn thành phố sẽ bị phá vỡ nếu không kịp thời thay đổi, kiểm soát chặt chẽ tình trạng này.

“Quy hoạch xây dựng có tác động rất lớn đến dân sinh nên cơ chế kiểm soát phải thật chặt chẽ”, ông Long nói.

De nghi cong an dieu tra vu dieu chinh quy hoach tuyen Le Van Luong-Hinh-2

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Long, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp. Ảnh: Hồng Phong.

Theo ông, điểm mấu chốt trong vụ việc trên tuyến đường Lê Văn Lương, đó là việc các cơ quan có thẩm quyền tự ý điều chỉnh quy hoạch. “Đây là biểu hiện của sự đặc quyền. Từ đặc quyền dẫn tới phá vỡ mọi nguyên tắc, quy hoạch. Và đằng sau sự đặc quyền, ban phát chính sách thì có lợi ích hay không?”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp đặt vấn đề. Theo ông, đây cũng là bài học kinh nghiệm cho việc quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch ở những tuyến phố khác.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh việc chuyển hồ sơ vụ việc này sang cơ quan điều tra là rất cần thiết, nhằm làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan, kể cả ở giai đoạn những nhiệm kỳ trước. Cùng với đó, cần làm rõ có tiêu cực, lợi ích trong điều chỉnh quy hoạch hay không, để căn cứ vào đó xử lý trách nhiệm những người liên quan.

Nhấn mạnh cần một động thái quyết liệt trong xử lý tình trạng này, vị đại biểu Quốc hội cho rằng có như vậy, căn bệnh “điều chỉnh quy hoạch tùy tiện” mới được trị dứt điểm.

Chia sẻ góc nhìn rộng hơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Trần Văn Lâm cho rằng những sai phạm trong quy hoạch là hệ quả của cả quá trình dài, diễn biến trong nhiều năm, nhiều thập kỷ và có một phần trách nhiệm cá nhân, trước hết là lãnh đạo cơ quan quản lý Nhà nước về quy hoạch.

Nhưng ở góc độ khác, ông Lâm nhận định có nguyên nhân do sự thiếu chặt chẽ của chính sách pháp luật giai đoạn trước. Thời điểm đó, Luật Quy hoạch chưa được sửa đổi nên thường có tình trạng điều chỉnh quy hoạch theo thực tế phát sinh.

“Thực tế phát sinh lại chủ yếu theo nguyện vọng của nhà đầu tư nên điều chỉnh quy hoạch để chiều lòng nhà đầu tư. Vì vậy mới xảy ra việc quy hoạch ban đầu rất tốt, nhưng về sau dần thay đổi và biến dạng”, đại biểu Trần Văn Lâm nói.

De nghi cong an dieu tra vu dieu chinh quy hoach tuyen Le Van Luong-Hinh-3

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Trần Văn Lâm. Ảnh: Quốc hội.

Ông nhìn nhận những quy hoạch méo mó, biến dạng ngày nay là hệ quả của quá trình công tác quy hoạch chưa chặt chẽ, công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này còn yếu kém và không loại trừ việc lồng cả lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân trong xây dựng, điều chỉnh quy hoạch.

Với những sai phạm trong điều chỉnh quy hoạch trên tuyến đường Lê Văn Lương được thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra, đại biểu Lâm nhấn mạnh phải tiếp tục làm rõ sai phạm của từng cá nhân, tổ chức theo hướng “sai đến đâu, xử lý đến đó”, không vì bất cứ lý do gì mà bỏ qua sai phạm.

Mặt khác, ông góp ý chính quyền và cơ quan quản lý Nhà nước cần quan tâm bàn biện pháp khắc phục, không thể để tình trạng này kéo dài khiến người dân khổ sở.

“Thực tế đã như vậy rồi thì phải giao các cơ quan nghiên cứu, xây dựng giải pháp, bàn và lựa chọn phương án tối ưu để khắc phục hệ quả từ việc điều chỉnh quy hoạch tùy tiện”, ông Lâm nói.

Quay lại bối cảnh hiện tại, vị đại biểu khẳng định những vấn đề về quản lý trong quy hoạch nay cơ bản đã đầy đủ, quy định đã chặt chẽ nên điều quan trọng nhất là triển khai thực hiện nghiêm và hiệu quả.

“Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các sai phạm để răn đe” là điểm mấu chốt vị đại biểu lưu ý nhằm hạn chế những sai phạm tương tự có thể xảy ra, khiến quy hoạch bị băm nát.

Cơ quan quản lý về quy hoạch sai gì?

Thanh tra Bộ Xây dựng xác định dọc trục Lê Văn Lương - Tố Hữu - Nguyễn Thanh Bình, UBND Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc đã điều chỉnh quy hoạch sai quy định pháp luật.

Theo đó, quy hoạch chi tiết phê duyệt lần đầu đã nghiên cứu đáp ứng hạ tầng, nhưng khi triển khai quy hoạch, thành phố lại theo đề xuất của chủ đầu tư, nhiều lần điều chỉnh đồ án, điều chỉnh cục bộ hoặc chấp thuận tổng mặt bằng, phương án kỹ thuật rồi lại tiếp tục điều chỉnh cho từng dự án.

De nghi cong an dieu tra vu dieu chinh quy hoach tuyen Le Van Luong-Hinh-4

Rừng cao ốc dọc tuyến đường Lê Văn Lương kết hợp với hàng loạt cao ốc ở khu vực giáp ranh quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy tạo thành nơi có điều kiện sống ngột ngạt bậc nhất Hà Nội. Ảnh: Ngọc Tân.

Việc điều chỉnh được thực hiện theo xu hướng chuyển đổi công năng thành nhà ở, tăng thêm tầng cao và diện tích sàn; có dự án điều chỉnh 5 lần, nhiều dự án chuyển chức năng từ văn phòng, công cộng thành hỗn hợp văn phòng, thương mại dịch vụ và căn hộ chung cư để bán, có dự án điều chỉnh tăng từ 5 đến 30 tầng.

“Điều chỉnh sai quy định dẫn đến tình trạng tăng dân số, chỉ tiêu quy hoạch không đảm bảo quy chuẩn đối với từng dự án, từng ô quy hoạch, từng khu quy hoạch và đô thị”, Thanh tra Bộ Xây dựng kết luận.

Cụ thể, UBND Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sai quy định pháp luật đối với 14 đồ án, dự án, công trình trên tổng số 56 dự án được kiểm tra. Trong đó, thành phố điều chỉnh 4 đồ án quy hoạch chi tiết, 16 lần điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết và 22 lần điều chỉnh bằng các văn bản chấp thuận.

Trong khi đó, Sở Quy hoạch Kiến trúc điều chỉnh sai thẩm quyền, không tính toán sự đáp ứng của hạ tầng kỹ thuật và xã hội với 33 dự án, công trình. Đơn vị này cũng chấp thuận tổng mặt bằng, phương án kỹ thuật sai quy định với 19 dự án, công trình không xác định chỉ giới xây dựng tầng hầm; 10 dự án ghi số tầng không đúng.

Sở này cũng điều chỉnh vượt thẩm quyền khi chấp thuận phương án cho 21 công trình có tầng hầm vượt chỉ giới xây dựng và không được UBND Hà Nội cho phép.

Về sai phạm của các quận, huyện, cơ quan chức năng xác định UBND quận Hà Đông đã cấp 10 giấy phép xây dựng cấp tại điểm tiểu thủ công nghiệp làng nghề dệt Vạn Phúc sai hệ số sử dụng đất, chiều cao tầng so quy hoạch chi tiết được duyệt.

De nghi cong an dieu tra vu dieu chinh quy hoach tuyen Le Van Luong-Hinh-5

Mật độ dân cư tăng cao cộng với việc bố trí nhiều tòa nhà văn phòng là một phần nguyên nhân khiến trục đường Lê Văn Lương - Tố Hữu thường xuyên ùn tắc. Ảnh: Ngọc Tân.

Quận Nam Từ Liêm chấp thuận tổng mặt bằng, phương án kỹ thuật không có chỉ giới xây dựng, không có cốt xây dựng làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng tại một dự án.

Quận Thanh Xuân cấp 10 giấy phép không đúng về diện tích sàn, chiều cao công trình, một giấy phép thiếu nội dung về chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.

Thanh tra cũng xác định chủ đầu tư của 31 công trình, dự án đã thi công sai quy hoạch được duyệt, sai tổng mặt bằng và phương án kỹ thuật được chấp thuận; không có hoặc sai giấy phép, sai thiết kế được duyệt.

Thanh tra Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP Hà Nội giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng tính toán trên cơ sở hợp đồng đã ký, không chi trả cho tư vấn phần kinh phí khắc phục sai sót, tồn tại do lỗi tư vấn lập đồ án.

Ngoài ra, UBND TP cũng cần chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, UBND một số quận trên địa bàn như Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông thực hiện việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân đã để xảy ra vi phạm.

Cộng đồng mạng “xót ruột” vì tiền sửa đường

Việc "sửa chữa" này đã và đang diễn ra cách đây vài tháng nay trên tuyến đường Lê Văn Lương. Hàng ngày, các công nhân vẫn miệt mài bóc dỡ từng mảng đường nhựa vốn trước đó được thi công rất công phu và tốn kém.

Được biết, tuyến đường phục vụ xe buýt nhanh từ bến xe Kim Mã - bến xe Yên Nghĩa dài khoảng 12 km, rộng 2,5m được thi công vào tháng 3/2013. Lộ trình, từ bến xe Kim Mã - Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương kéo dài - Lê Trọng Tấn - Quang Trung - Ba La - bến xe Yên Nghĩa. 
Tuyến buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa dự kiến sẽ được Hà Nội đưa vào để khai thác đầu năm 2015
 Tuyến buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa dự kiến sẽ được Hà Nội đưa vào để khai thác đầu năm 2015

Trị giá của việc xây dựng tuyến buýt này vào khoảng 1.000 tỷ đồng, dự kiến được Hà Nội đưa vào để khai thác đầu năm 2015. Xe chạy chỉ mất 3-5 phút một lượt. Xe buýt nhanh này có thể phục vụ được khoảng gần 100 khách.

Tuy nhiên, không hiểu vì đâu mà gần đây, Ban Quản lý dự án Đầu tư và phát triển giao thông đô thị Hà Nội cho bóc dỡ đi lớp đường nhựa để thay vào đó là mặt đường bê tông trên tuyến buýt này.
Bên ngoài mặt đường được che kín bởi những tấm tôn, bên trong là những đoạn bê tông đổ dày
 Bên ngoài mặt đường được che kín bởi những tấm tôn, bên trong là những đoạn bê tông đổ dày

Xung quanh vấn đề này, trên các diễn đàn lại xôn xao bàn tán và thể hiện nhiều ý kiến trái chiều nhau.

Rất nhiều thành viên trên các diễn đàn sau khi biết được thông tin này đã vô cùng bức xúc bởi cho rằng quá lãng phí.

"Không hiểu UBND Thành phố và Sở GTVT nghĩ thế nào? 12,5 cây số mà hết 1.000 tỷ đồng, trong khi TP.HCM làm dài gấp ba lần mà chỉ hết gần 500 tỷ? Ôi đường thủ đô phải tốt hơn đường thiên hạ là đúng rồi. Nói vậy nhưng nếu các bác làm được thì em thay mặt cử tri cả nước biểu dương các bác. Thế nhưng em thường xuyên đi lại con đường Lê Văn Lương các bác ạ. Sáng nào cũng tắc, vậy mà các bác còn định rào bớt một làn đường lại thì em xin chào thua. Em biết đi đường nào?", bức xúc của nickname Cu tri Ha Noi.

Không dừng lại ở việc phê phán, bức xúc, thành viên Hoang Hai còn đưa ra lí lẽ của riêng mình về việc nên hay không thay đường nhựa bằng bê tông để phục vụ cho xe buýt: 

"Không biết người duyệt dự án này có chuyên môn không nhỉ? Tuyến xe buýt nhanh mà lại làm bằng mặt bê tông? Thứ nhất, độ ma sát sẽ giảm rất nhiều so với mặt nhựa, không hề an toàn. Nếu thoát nước không tốt công với độ ẩm cao thì rêu dễ phát triển trên mặt bê tông và gây trơn trượt. Thứ hai, nếu có đổ bê tông dày 1m thì lún sụt vẫn xảy ra khi nền đường không được thiết kế, thi công đúng kỹ thuật. Thứ ba, độ giãn nở của bê tông không bằng nhựa, kết cấu cứng như vậy sẽ dễ gây nứt, gãy hoặc cong vênh ngay tại khe giãn tại vị trí nền hạ có khả năng chịu lực khác nhau gây lún không đều"

Rất nhiều những ý kiến lên tiếng chỉ trích cách làm này, tất cả đều cho rằng đó là sự lãng phí quá mức, và những thiệt hại về tiền của đó không ai khác chính là người dân.

Đường Lê Văn Lương đang được rào để thi công
 Đường Lê Văn Lương đang được rào để thi công

Tuy nhiên, trái với quan điểm trên thì có nhiều người lên tiếng ủng hộ cách làm này.

Thành viên Tran Thanh Nam lên tiếng ủng hộ cho việc nên bóc mặt đường nhựa và thay bằng mặt đường bê tông để phục vụ xe buýt. "Tôi thấy làm như thế là đúng đấy! Các bạn thử nhìn đường dành cho xe bus ở đoạn Nguyễn Trãi xem - đường lõm hẳn xuống, nhìn như cái rãnh thoát nước. Hoặc nhìn ra xa hơn 1 chút thì có trạm thu phí đoạn quốc lộ 1 chỗ sông Đuống xem, cũng rải nhựa giờ cũng vậy hết! Các bạn không học ngành giao thông thì đừng có phán "vô tư" thế nhé... Phán còn hơn cả chuyên gia, họ phải nghiên cứu kỹ càng rồi mới làm, nếu không họ cũng phải chịu trách nhiệm với nước với dân chứ", anh chia sẻ.

Thiên về những ý kiến hai chiều, đáng chú ý có hai ý kiến nhắn gửi đến những người có trách nhiệm, các cơ quan chức năng:

"Giải thích của các vị là rất đúng về mặt chuyên môn, ví dụ điển hình về việc bánh xe buýt làm mòn và lún đường là trên phần đường dành riêng cho xe buýt trên đường Nguyễn Trãi. Bây giờ đường này bị gồ lên ở đoạn giữa đường (gọi là sống trâu), còn vệt bánh xe thì bị lún để lại vết. Điều đáng nói ở đây là việc, phá bỏ đường nhựa quá lãng phí, khi mà đoạn Lê Văn Lương mới đưa vào sử dụng gần đây. Tại sao các cơ quan quản lý không có phương án làm đồng bộ ngay từ đầu? Phải chăng đây là 1 hình thức "giải ngân". Hãy làm gì tốt nhất, tiết kiệm nhất cho người dân thì làm", Ý kiến của nickname Le Dinh Dong.

Ly Van Trong cho rằng: "Nhất trí là kết cấu đường bê tông bền hơn đường nhựa, nhưng tại sao không theo phương án này từ đầu để bây giờ phải làm lại??? Với số tiền lãng phí này chúng ta sẽ xây được biết bao phòng học, công trình cấp nước sạch cho dân vùng sâu, vùng xa. Theo tôi nên điều tra xem xét lại dự án này".

Xin mời Qúy độc giả cho biết ý kiến, quan điểm cá nhân về vấn đề này?

Dự án Công ty Sao Mai rơi thanh sắt làm chết người

(Kiến Thức) - Một thanh sắt của hệ thống giàn giáo dự án Công ty Sao Mai trên đường Lê Văn Lương, Hà Nội bất ngờ rơi trúng 3 xe máy đang lưu thông trên đường khiến 1 người phụ nữ tử vong, 1 người bị thương.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 18h ngày 27/9, một thanh sắt trong hệ thống giàn giáo tại công trường đang xây dựng của tòa nhà trên đường Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội bất ngờ rơi xuống đường.
Du an Cong ty Sao Mai roi thanh sat lam chet nguoi
Công trường đang xây dựng. 

Khiếp sợ cảnh “Ninja” nối đuôi nhau chạy ngược chiều... né đường tắc ở HN

(Kiến Thức) - Không chỉ có đàn ông mà ngay cả những người phụ nữ đi xe máy cũng nối đuôi nhau phóng vù vù ngược chiều trên đoạn đường gần nút giao Tố Hữu - Lê Văn Lương (Hà Nội) để "né" tắc đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Khiep so canh “Ninja” noi duoi nhau chay nguoc chieu... ne duong tac o HN
 Thời gian qua, nhiều người tham gia giao thông vô cùng bức xúc trước tình trạng hàng trăm người đi ngược chiều tại nút giao Tố Hữu - Lê Văn Lương (Hà Nội) để "né" tắc đường.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.