Việc "sửa chữa" này đã và đang diễn ra cách đây vài tháng nay trên tuyến đường Lê Văn Lương. Hàng ngày, các công nhân vẫn miệt mài bóc dỡ từng mảng đường nhựa vốn trước đó được thi công rất công phu và tốn kém.
Được biết, tuyến đường phục vụ xe buýt nhanh từ bến xe Kim Mã - bến xe Yên Nghĩa dài khoảng 12 km, rộng 2,5m được thi công vào tháng 3/2013. Lộ trình, từ bến xe Kim Mã - Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương kéo dài - Lê Trọng Tấn - Quang Trung - Ba La - bến xe Yên Nghĩa.
Trị giá của việc xây dựng tuyến buýt này vào khoảng 1.000 tỷ đồng, dự kiến được Hà Nội đưa vào để khai thác đầu năm 2015. Xe chạy chỉ mất 3-5 phút một lượt. Xe buýt nhanh này có thể phục vụ được khoảng gần 100 khách.
Tuy nhiên, không hiểu vì đâu mà gần đây, Ban Quản lý dự án Đầu tư và phát triển giao thông đô thị Hà Nội cho bóc dỡ đi lớp đường nhựa để thay vào đó là mặt đường bê tông trên tuyến buýt này.
Xung quanh vấn đề này, trên các diễn đàn lại xôn xao bàn tán và thể hiện nhiều ý kiến trái chiều nhau.
Rất nhiều thành viên trên các diễn đàn sau khi biết được thông tin này đã vô cùng bức xúc bởi cho rằng quá lãng phí.
"Không hiểu UBND Thành phố và Sở GTVT nghĩ thế nào? 12,5 cây số mà hết 1.000 tỷ đồng, trong khi TP.HCM làm dài gấp ba lần mà chỉ hết gần 500 tỷ? Ôi đường thủ đô phải tốt hơn đường thiên hạ là đúng rồi. Nói vậy nhưng nếu các bác làm được thì em thay mặt cử tri cả nước biểu dương các bác. Thế nhưng em thường xuyên đi lại con đường Lê Văn Lương các bác ạ. Sáng nào cũng tắc, vậy mà các bác còn định rào bớt một làn đường lại thì em xin chào thua. Em biết đi đường nào?", bức xúc của nickname Cu tri Ha Noi.
Không dừng lại ở việc phê phán, bức xúc, thành viên Hoang Hai còn đưa ra lí lẽ của riêng mình về việc nên hay không thay đường nhựa bằng bê tông để phục vụ cho xe buýt:
"Không biết người duyệt dự án này có chuyên môn không nhỉ? Tuyến xe buýt nhanh mà lại làm bằng mặt bê tông? Thứ nhất, độ ma sát sẽ giảm rất nhiều so với mặt nhựa, không hề an toàn. Nếu thoát nước không tốt công với độ ẩm cao thì rêu dễ phát triển trên mặt bê tông và gây trơn trượt. Thứ hai, nếu có đổ bê tông dày 1m thì lún sụt vẫn xảy ra khi nền đường không được thiết kế, thi công đúng kỹ thuật. Thứ ba, độ giãn nở của bê tông không bằng nhựa, kết cấu cứng như vậy sẽ dễ gây nứt, gãy hoặc cong vênh ngay tại khe giãn tại vị trí nền hạ có khả năng chịu lực khác nhau gây lún không đều"
Rất nhiều những ý kiến lên tiếng chỉ trích cách làm này, tất cả đều cho rằng đó là sự lãng phí quá mức, và những thiệt hại về tiền của đó không ai khác chính là người dân.
Tuy nhiên, trái với quan điểm trên thì có nhiều người lên tiếng ủng hộ cách làm này.
Thành viên Tran Thanh Nam lên tiếng ủng hộ cho việc nên bóc mặt đường nhựa và thay bằng mặt đường bê tông để phục vụ xe buýt. "Tôi thấy làm như thế là đúng đấy! Các bạn thử nhìn đường dành cho xe bus ở đoạn Nguyễn Trãi xem - đường lõm hẳn xuống, nhìn như cái rãnh thoát nước. Hoặc nhìn ra xa hơn 1 chút thì có trạm thu phí đoạn quốc lộ 1 chỗ sông Đuống xem, cũng rải nhựa giờ cũng vậy hết! Các bạn không học ngành giao thông thì đừng có phán "vô tư" thế nhé... Phán còn hơn cả chuyên gia, họ phải nghiên cứu kỹ càng rồi mới làm, nếu không họ cũng phải chịu trách nhiệm với nước với dân chứ", anh chia sẻ.
Thiên về những ý kiến hai chiều, đáng chú ý có hai ý kiến nhắn gửi đến những người có trách nhiệm, các cơ quan chức năng:
"Giải thích của các vị là rất đúng về mặt chuyên môn, ví dụ điển hình về việc bánh xe buýt làm mòn và lún đường là trên phần đường dành riêng cho xe buýt trên đường Nguyễn Trãi. Bây giờ đường này bị gồ lên ở đoạn giữa đường (gọi là sống trâu), còn vệt bánh xe thì bị lún để lại vết. Điều đáng nói ở đây là việc, phá bỏ đường nhựa quá lãng phí, khi mà đoạn Lê Văn Lương mới đưa vào sử dụng gần đây. Tại sao các cơ quan quản lý không có phương án làm đồng bộ ngay từ đầu? Phải chăng đây là 1 hình thức "giải ngân". Hãy làm gì tốt nhất, tiết kiệm nhất cho người dân thì làm", Ý kiến của nickname Le Dinh Dong.
Ly Van Trong cho rằng: "Nhất trí là kết cấu đường bê tông bền hơn đường nhựa, nhưng tại sao không theo phương án này từ đầu để bây giờ phải làm lại??? Với số tiền lãng phí này chúng ta sẽ xây được biết bao phòng học, công trình cấp nước sạch cho dân vùng sâu, vùng xa. Theo tôi nên điều tra xem xét lại dự án này".
Xin mời Qúy độc giả cho biết ý kiến, quan điểm cá nhân về vấn đề này?
Được biết, tuyến đường phục vụ xe buýt nhanh từ bến xe Kim Mã - bến xe Yên Nghĩa dài khoảng 12 km, rộng 2,5m được thi công vào tháng 3/2013. Lộ trình, từ bến xe Kim Mã - Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương kéo dài - Lê Trọng Tấn - Quang Trung - Ba La - bến xe Yên Nghĩa.
Tuyến buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa dự kiến sẽ được Hà Nội đưa vào để khai thác đầu năm 2015 |
Trị giá của việc xây dựng tuyến buýt này vào khoảng 1.000 tỷ đồng, dự kiến được Hà Nội đưa vào để khai thác đầu năm 2015. Xe chạy chỉ mất 3-5 phút một lượt. Xe buýt nhanh này có thể phục vụ được khoảng gần 100 khách.
Tuy nhiên, không hiểu vì đâu mà gần đây, Ban Quản lý dự án Đầu tư và phát triển giao thông đô thị Hà Nội cho bóc dỡ đi lớp đường nhựa để thay vào đó là mặt đường bê tông trên tuyến buýt này.
Bên ngoài mặt đường được che kín bởi những tấm tôn, bên trong là những đoạn bê tông đổ dày |
Xung quanh vấn đề này, trên các diễn đàn lại xôn xao bàn tán và thể hiện nhiều ý kiến trái chiều nhau.
Rất nhiều thành viên trên các diễn đàn sau khi biết được thông tin này đã vô cùng bức xúc bởi cho rằng quá lãng phí.
"Không hiểu UBND Thành phố và Sở GTVT nghĩ thế nào? 12,5 cây số mà hết 1.000 tỷ đồng, trong khi TP.HCM làm dài gấp ba lần mà chỉ hết gần 500 tỷ? Ôi đường thủ đô phải tốt hơn đường thiên hạ là đúng rồi. Nói vậy nhưng nếu các bác làm được thì em thay mặt cử tri cả nước biểu dương các bác. Thế nhưng em thường xuyên đi lại con đường Lê Văn Lương các bác ạ. Sáng nào cũng tắc, vậy mà các bác còn định rào bớt một làn đường lại thì em xin chào thua. Em biết đi đường nào?", bức xúc của nickname Cu tri Ha Noi.
Không dừng lại ở việc phê phán, bức xúc, thành viên Hoang Hai còn đưa ra lí lẽ của riêng mình về việc nên hay không thay đường nhựa bằng bê tông để phục vụ cho xe buýt:
"Không biết người duyệt dự án này có chuyên môn không nhỉ? Tuyến xe buýt nhanh mà lại làm bằng mặt bê tông? Thứ nhất, độ ma sát sẽ giảm rất nhiều so với mặt nhựa, không hề an toàn. Nếu thoát nước không tốt công với độ ẩm cao thì rêu dễ phát triển trên mặt bê tông và gây trơn trượt. Thứ hai, nếu có đổ bê tông dày 1m thì lún sụt vẫn xảy ra khi nền đường không được thiết kế, thi công đúng kỹ thuật. Thứ ba, độ giãn nở của bê tông không bằng nhựa, kết cấu cứng như vậy sẽ dễ gây nứt, gãy hoặc cong vênh ngay tại khe giãn tại vị trí nền hạ có khả năng chịu lực khác nhau gây lún không đều"
Rất nhiều những ý kiến lên tiếng chỉ trích cách làm này, tất cả đều cho rằng đó là sự lãng phí quá mức, và những thiệt hại về tiền của đó không ai khác chính là người dân.
Đường Lê Văn Lương đang được rào để thi công |
Tuy nhiên, trái với quan điểm trên thì có nhiều người lên tiếng ủng hộ cách làm này.
Thành viên Tran Thanh Nam lên tiếng ủng hộ cho việc nên bóc mặt đường nhựa và thay bằng mặt đường bê tông để phục vụ xe buýt. "Tôi thấy làm như thế là đúng đấy! Các bạn thử nhìn đường dành cho xe bus ở đoạn Nguyễn Trãi xem - đường lõm hẳn xuống, nhìn như cái rãnh thoát nước. Hoặc nhìn ra xa hơn 1 chút thì có trạm thu phí đoạn quốc lộ 1 chỗ sông Đuống xem, cũng rải nhựa giờ cũng vậy hết! Các bạn không học ngành giao thông thì đừng có phán "vô tư" thế nhé... Phán còn hơn cả chuyên gia, họ phải nghiên cứu kỹ càng rồi mới làm, nếu không họ cũng phải chịu trách nhiệm với nước với dân chứ", anh chia sẻ.
Thiên về những ý kiến hai chiều, đáng chú ý có hai ý kiến nhắn gửi đến những người có trách nhiệm, các cơ quan chức năng:
"Giải thích của các vị là rất đúng về mặt chuyên môn, ví dụ điển hình về việc bánh xe buýt làm mòn và lún đường là trên phần đường dành riêng cho xe buýt trên đường Nguyễn Trãi. Bây giờ đường này bị gồ lên ở đoạn giữa đường (gọi là sống trâu), còn vệt bánh xe thì bị lún để lại vết. Điều đáng nói ở đây là việc, phá bỏ đường nhựa quá lãng phí, khi mà đoạn Lê Văn Lương mới đưa vào sử dụng gần đây. Tại sao các cơ quan quản lý không có phương án làm đồng bộ ngay từ đầu? Phải chăng đây là 1 hình thức "giải ngân". Hãy làm gì tốt nhất, tiết kiệm nhất cho người dân thì làm", Ý kiến của nickname Le Dinh Dong.
Ly Van Trong cho rằng: "Nhất trí là kết cấu đường bê tông bền hơn đường nhựa, nhưng tại sao không theo phương án này từ đầu để bây giờ phải làm lại??? Với số tiền lãng phí này chúng ta sẽ xây được biết bao phòng học, công trình cấp nước sạch cho dân vùng sâu, vùng xa. Theo tôi nên điều tra xem xét lại dự án này".
Xin mời Qúy độc giả cho biết ý kiến, quan điểm cá nhân về vấn đề này?