Để “hộ tống” S-300, Việt Nam sẽ mua vũ khí gì?

Tổ hợp pháo – tên lửa Pantsir-S1 là vũ khí phù hợp nhất mà Việt Nam nên mua để đối phó mục tiêu tầm thấp, ngắn “hộ tống” S-300 đánh chặn mục tiêu tầm xa, tầm cao. 

Để “hộ tống” S-300, Việt Nam sẽ mua vũ khí gì?
Với sự phát triển không ngừng của lực lượng phòng không và không quân, đặc biệt là nhiệm vụ bảo vệ cho các căn cứ, sân bay quan trọng, cũng như hộ tống cho hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 tác chiến, Việt Nam sẽ trang bị thêm các tổ hợp "áo giáp" Pantsir-S1?
Được đánh giá là một hệ thống phòng không có khả năng đánh chặn hiệu quả đối với các mục tiêu tên lửa hành trình, bom dẫn đường, máy bay không người lái... ở cự li gần. Tổ hợp pháo/tên lửa phòng không kết hợp Pantsir-S1 đang được Quân đội Nga triển khai ở vành đai thành phố Sochi - nơi đang diễn ra thế vận hội Olimpic 2014 để bảo đảm không có một mục tiêu thù địch nào có thể đến gần các địa điểm Olimpic trong bán kính 20km.
Tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1 sẵn sàng "triệt hạ" bất kỳ mục tiêu bay nào trong phạm vi tác chiến.
 Tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1 sẵn sàng "triệt hạ" bất kỳ mục tiêu bay nào trong phạm vi tác chiến.
Năm ngoái, Cục Thiết kế khí cụ KBP Tula đã bàn giao cho các lực lượng vũ trang Nga tổng cộng 18 tổ hợp pháo/tên lửa phòng không kết hợp Pantsir-S1. Đây cũng là hệ thống phòng không mới nhất được Nga đưa vào trang bị trong quân đội, đồng thời tham gia bảo vệ cho Thế vận hội hiện nay ở 2 khu vực Adler và Sochi.
Trong phạm vi bán kính 20km và độ cao 15km, sẽ không có máy bay hay phương tiện khí động học nào có thể đến gần với các địa điểm diễn ra Olympic 2014 nếu không có sự cho phép của kiểm soát không lưu quân sự của Quân đội Nga. Bởi trong phạm vi chiến đấu đó, tổ hợp Pantsir-S1 có khả năng đánh bại tất cả các phương tiện không kích hiện tại và tương lai. Pantsir-S1 được thiết kế sử dụng để bảo vệ cho các cụm khu công nghiệp, trung tâm hành chính, căn cứ quân sự và các cơ sở xã hội, cũng như tạo ra một tấm "khiên chắn" cho các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa như S-300 và S-400.
Pantsir-S1 sở hữu khả năng phòng không cực mạnh nhờ thiết kế độc đáo, kết hợp giữa tên lửa phòng không và pháo tự động 30mm.
 Pantsir-S1 sở hữu khả năng phòng không cực mạnh nhờ thiết kế độc đáo, kết hợp giữa tên lửa phòng không và pháo tự động 30mm.
Hiện nay, Bộ Quốc phòng đang đặc biệt quan tâm đến biến thể đặt trên tàu chiến của tổ hợp Pantsir-S1.Trong đó, một số tàu tuần dương đang được hiện đại hóa cho Hải quân Nga cũng sẽ có được hệ thống phòng không tối tân này. Ngoài ra, vì lợi ích của các lực lượng lục quân và lính dù, Nga cũng đang phát triển thêm một số biến thể khác của Pantsir-S1 đặt trên khung gầm xe bọc thép KAMAZ Typhoon-K. Tuy nhiên, tại thế vận hội Sochi, người ta đã thấy xuất hiện thêm một biến thể tổ hợp Pantsir theo kiểu mô-đun không sử dụng đầu kéo, thay vào đó được bố chí gần như cố định trên thùng xe 4 bánh, khi cần thiết, mô-đun này sẽ được móc vào phía sau các xe vận tải để cơ động tới vị trí triển khai mới.
Một biến thể mô-đun không sử dụng đầu xe của tổ hợp Pantsir-S1 xuất hiện tại thế vận hội Sochi 2014.
 Một biến thể mô-đun không sử dụng đầu xe của tổ hợp Pantsir-S1 xuất hiện tại thế vận hội Sochi 2014.

Theo thiết lộ của phía Nga trong một số hợp đồng được ký kết gần đây, giá xuất khẩu của một tổ hợp Pantsir-S1 vào khoảng 13-15 triệu USD. Với mức giá này, Pantsir-S1 là một hệ thống phòng không đáng được quan tâm xem xét mua và trang bị cho bội đội phòng không - không quân Việt Nam, để bảo vệ cho các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa như S-300 và hệ thống phòng không tầm trung trong tương lai.
Pantsir-S1 sẽ trở thành tấm "áo giáp" vững chắc để bảo vệ cho các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa như S-300, S-400 trước các mối đe dọa tên lửa hành trình, bom dẫn đường, máy bay không người lái của đối phương.
 Pantsir-S1 sẽ trở thành tấm "áo giáp" vững chắc để bảo vệ cho các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa như S-300, S-400 trước các mối đe dọa tên lửa hành trình, bom dẫn đường, máy bay không người lái của đối phương.
Nhờ sự phát triển với nhiều biến thể đa dạng, đáp ứng được nhiều yêu cầu nhiệm vụ khác nhau của khách hàng, Pantsir-S1 đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ các quốc gia nước ngoài như Algeri, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Brazil. Việt Nam và Malaysia cũng được phía Nga tiết lộ là 2 khách hàng đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á quan tâm đến tổ hợp phòng không này. Đặc biệt, Nga cũng đã tham gia cung cấp các tổ hợp Pantsir-S1 cho một quốc nước ngoài, tuy nhiên họ không nêu tên mà chỉ nói rằng, các tổ hợp Pantsir tinh vi sẽ là lá chắn bảo vệ hiệu quả cho hệ thống tên lửa S-300 của quốc gia đó.

Việt Nam quan tâm mua hệ thống phòng không Pantsir-S1?

Việt Nam quan tâm mua hệ thống phòng không Pantsir-S1?
Nhà phân tích quân sự của báo Komsomolskaya Pravda, ông Victor Baranez cho biết rằng, trong tương lai gần, Việt Nam có thể trở thành đối tác số một của Nga trong hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Hệ thống Pantsir-S1 Việt Nam muốn mua mạnh cỡ nào?

Hệ thống Pantsir-S1 Việt Nam muốn mua mạnh cỡ nào?
Nhà phân tích quân sự của báo Komsomolskaya Pravda, ông Victor Baranez cho biết rằng, trong tương lai gần, Việt Nam có thể trở thành đối tác số một của Nga trong hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Nga điều “áo giáp” Pantsir-S1 bảo vệ Thế vận hội

(Kiến Thức) - Nga sẽ triển khai các tổ hợp Pantsir-S1 để bảo vệ chống các nguy cơ tấn công khủng bố từ trên không.

Nga điều “áo giáp” Pantsir-S1 bảo vệ Thế vận hội

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới