ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền: “Sự cố xã hội hóa sách giáo khoa là bài học cay đắng“

Theo đại biểu Phạm Thị Minh Hiền, sự cố xã hội hóa sách giáo khoa thời gian vừa qua “là bài học cay đắng, bài học xương máu cho các nhà quản lý giáo dục”.

ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền: “Sự cố xã hội hóa sách giáo khoa là bài học cay đắng“
Sáng 29/3, phát biểu tại nghị trường Quốc hội khóa XIV, ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) thống nhất và đánh giá cao báo cáo nhiệm kỳ mà Thủ tướng trình bày. Đại biểu Hiền gửi gắm hai vấn đề tới Chính phủ nhiệm kỳ tới.
DBQH Pham Thi Minh Hien: “Su co xa hoi hoa sach giao khoa la bai hoc cay dang“

ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền. 

Thứ nhất là mong Chính phủ nhiệm kỳ tới dành thời gian rà soát chính sách sử dụng nhân tài bởi vấn đề con người có ý nghĩa quyết định đến năng lực của bộ máy.
"Bộ máy của chúng ta có hai nhóm chuyên gia: nhóm chuyên gia thông thái và nhóm chuyên gia thông minh. Trong đó, nhóm chuyên gia thông minh nắm bắt tốt lĩnh vực của mình nhưng khi có trở ngại hoặc vướng mắc, họ chỉ muốn giữ “an toàn” trong lĩnh vực quen thuộc của mình. Do đó, khi tư duy hoạt động bị thu hẹp theo lối mòn thì khả năng sáng tạo sẽ không còn. Vì vậy, mong muốn Chính phủ kiên quyết xóa bỏ lối mòn tư duy, khuyến khích năng lực sáng tạo, đổi mới của từng cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy" - ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền nói.
Vấn đề thứ hai đại biểu Hiền quan tâm là công tác giáo dục. Theo đại biểu Hiền, sự cố xã hội hóa sách giáo khoa thời gian vừa qua “là bài học cay đắng, bài học xương máu cho các nhà quản lý giáo dục”. Điều đáng nói là khi xã hội đã thấy rõ những hậu quả mà nhiều học sinh và gia đình đang phải đối mặt thì vấn đề cá nhân, tổ chức nào phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm này lại chưa rõ ràng. Do đó, đại biểu đề nghị “đừng xem trách nhiệm là trái bóng” và Quốc hội, Chính phủ cần có những cơ chế tăng thêm kỷ cương quốc gia.
DBQH Pham Thi Minh Hien: “Su co xa hoi hoa sach giao khoa la bai hoc cay dang“-Hinh-2

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng. 

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) nhấn mạnh, nhiệm kỳ này, Chủ tịch nước đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đặc biệt, việc Chủ tịch nước kêu gọi cả nước đoàn kết trước đại dịch COVID-19 có ý nghĩa rất cao; đề nghị Chủ tịch nước tiếp tục chỉ đạo công tác cải cách tư pháp.
Trong nhiệm kỳ này, Chính phủ có một số thành công rất quan trọng: Thứ nhất, thực hiện các nhiệm vụ trong nhiệm kỳ; thứ hai, bắt tay khắc phục các khó khăn, tồn tại từ các nhiệm kỳ trước; thứ ba, ứng phó với các tình huống thiên tai, bất lợi; thứ tư, đặt nền móng tiếp theo cho nhiệm kỳ 2021-2026.
Tuy nhiên, tình trạng khiếu nại tố cáo còn nhiều; việc giải quyết kiến nghị của cử tri còn hạn chế…
Về nhiệm kỳ tới, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đề nghị, cần duy trì mạnh mẽ kỷ cương việc xây dựng pháp luật; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm các thủ tục phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; dành sự quan tâm hơn nữa cho công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo; quan tâm xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, khẩn trương triển khai Đề án trồng mới 1 tỷ cây xanh; có cơ chế thu hút, "quần tụ nhân tài"; xây dựng cơ chế ứng phó với các tình huống bất ngờ...
DBQH Pham Thi Minh Hien: “Su co xa hoi hoa sach giao khoa la bai hoc cay dang“-Hinh-3

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai. 

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) chia sẻ bốn vấn đề: Thứ nhất, thực hiện chủ trương huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho phát triển: Quốc hội, Chính phủ đã có ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực, đặc biệt là các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, theo đại biểu, việc huy động vốn thời gian qua chưa thực sự hiệu quả. Đơn cử, nhiều dự án thuộc cao tốc Bắc-Nam, tuyến đường ven biển, một số dự án BOT tại các địa phương… đã phải chuyển từ hình thức đối tác công-tư sang sử dụng 100% vốn Nhà nước.
Theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách là không dễ dàng, nhưng Chính phủ kiến tạo là Chính phủ phải tạo được sức mạnh tổng hợp, huy động được mọi nguồn lực từ người dân cho phát triển.
Thứ hai, thực hiện phân cấp trong đầu tư công. Nhiệm kỳ qua, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định nhằm phát huy tính tự chủ của địa phương. Tuy nhiên, thực tế, không ít địa phương đưa vào danh sách nhiều dự án chưa phù hợp trong khi nguồn lực có hạn, tạo gánh nặng lớn cho ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến những dự án trọng điểm khác.
Do đó, đại biểu đề nghị chấp hành nghiêm Luật Đầu tư công, nếu cần thì Quốc hội nhiệm kỳ mới xem xét sửa đổi. Theo đó, Quốc hội chỉ phê chuẩn danh sách đầu tư công trung hạn và Chính phủ giao Bộ KH&ĐT phân bổ chi tiết, tránh tình trạng giàn trải, manh mún.
Thứ ba là hạch toán ngân sách theo kết quả đầu ra. Theo đó, phải lấy kết quả cụ thể làm thước đo sử dụng ngân sách. Đại biểu đề nghị Quốc hội nhiệm kỳ tới làm rõ chi tiết số lượng dự án, số ngân sách được phân bổ, đã chi bao nhiêu, chi cho những dự án nào…
Thứ tư, về mối quan hệ công tác Quốc hội-Chính phủ, đại biểu bày tỏ đồng ý với nhận định của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân rằng, mối quan hệ công tác này thời gian qua là rất tốt dù có những giai đoạn giữa hai bên có ý kiến, quan điểm khác nhau, thậm chí mâu thuẫn. “Điều đó là bình thường”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh và bày tỏ tin tưởng, một Chính phủ chân chính và một Quốc hội vì dân tất yếu sẽ sẽ gặp nhau vì một ngày mai tươi sáng của quốc gia, dân tộc.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Chủ tịch Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV

Nguồn: VTV

Hàng phong lá đỏ khô héo, xác xơ trên đường Trần Duy Hưng - Hà Nội

Từ khi được trồng cho đến nay, hàng cây phong lá đỏ chưa một lần đổi màu. Thậm chí, hiện giờ, hàng cây có dấu hiệu khô héo, xác xơ, không trổ lá. Hàng phong lá đỏ này được thí điểm trồng dưới thời cựu Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Hàng phong lá đỏ khô héo, xác xơ trên đường Trần Duy Hưng - Hà Nội
Hang phong la do kho heo, xac xo tren duong Tran Duy Hung - Ha Noi

Đầu năm 2018, Chủ tịch TP Hà Nội khi đó là ông Nguyễn Đức Chung cho trồng khoảng 100 cây phong lá đỏ tại phố Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh với hi vọng sẽ mang lại cho thủ đô diện mạo mới. 

Hang phong la do kho heo, xac xo tren duong Tran Duy Hung - Ha Noi-Hinh-2
 Trong hai năm đầu, những cây phong lá đỏ vẫn sinh trưởng bình thường nhưng không đổi màu đỏ khi mùa thu đến. Hiện nay, theo ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, gần như toàn bộ hàng phong lá đỏ mang dấu ấn cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã khô héo, xác xơ, không có biểu hiện của sự sống.

Giờ cô bối rồi, khó xử vì khi xưa đã “nhắm mắt” lấy đại chồng

5 năm hôn nhân, cuộc sống của vợ chồng cô chỉ gói gọn trong hai từ "tẻ nhạt". Do cô đã "tặc lưỡi" lấy chồng chỉ vì mưu cầu một hôn nhân bình dị. Bình dị không thấy, chỉ thấy hôn nhân bên bờ vực thẳm vì cả hai đều không nồng nhiệt, thiết tha.

Giờ cô bối rồi, khó xử vì khi xưa đã “nhắm mắt” lấy đại chồng
Sau những tổn thương về tình cảm, cô không còn niềm tin vào tình yêu, hạnh phúc. Ở thời điểm đang rất chênh vênh, trống trải đó, cô chỉ muốn có một hôn nhân bình dị. Thế nên, khi gặp anh, người đàn ông tử tế, những điều kiện của anh cũng ngang bằng với cô, cô đã đồng ý kết hôn. Cô nghĩ, hôn nhân như thế là đủ.
Gio co boi roi, kho xu vi khi xua da “nham mat” lay dai chong

5 năm hôn nhân, cuộc sống của vợ chồng cô chỉ gói gọn trong hai từ "tẻ nhạt". 

Thế nhưng, khi hai người không dành nồng nhiệt, thiết tha cho nhau thì hôn nhân lúc nào cũng nhàn nhạt. Anh không quan tâm đến cảm xúc của cô. Cô muốn vun vén cho mái ấm của mình, cũng muốn cùng chồng chia sẻ những buồn vui. Vậy mà, mỗi lần cô kể chuyện cho anh nghe, anh đều phê phán cô. Anh còn có "sở thích" chê bai cô. Cô làm việc gì anh cũng không vừa mắt. Nhiều khi, anh còn nói những lời khiến cô bị tổn thương.

Cô không cảm nhận được sự quan tâm của anh dành cho cô. Dù kết hôn không có tình yêu nhưng cô vẫn hy vọng tình cảm hai người sẽ sâu nặng hơn sau đám cưới. Cô luôn cố gắng để chăm lo cho anh, để mối quan hệ hai người ngày càng gắn kết và gần gũi. Thế nhưng, cô chỉ nhận được ở anh sự hời hợt, thậm chí dửng dưng. Khi cô thông báo với anh cô bị bệnh và phải đi bệnh viện, anh chỉ như một người bạn nhận thông tin một cách hững hờ. Anh không sốt sắng, lo lắng hỏi cô đi khám bệnh viện nào, có cần anh đưa đi không, có cần tìm bác sĩ tốt không...

Những ngày cô nằm viện, anh đến thăm cô đúng nghĩa, thăm rồi về mà không có hành động nào chăm sóc vợ. Có chồng mà cô cứ một mình xoay xở mọi việc. Lúc ốm đau là lúc cần người thân bên cạnh nhất, vậy mà cô lủi thủi, cô đơn. Cô tủi thân vô cùng. Cô nghĩ, vợ chồng có thể không nhiều tình yêu nhưng phải có tình thương và trách nhiệm. Vậy mà anh không thể hiện một chút trách nhiệm nào với cô.

Cô không phủ nhận anh có nhiều ưu điểm, đặc biệt anh rất yêu con, chăm sóc con. Con gái cũng rất quấn bố. Thực sự, cô đã nghĩ đến việc ly hôn vì cô không muốn tiếp tục cuộc hôn nhân với người chồng không dành cho cô tình yêu, cũng không có trách nhiệm với cô. Nhưng cô cảm thấy có lỗi khi phá đi gia đình của con. Cô rối bời trong hoàn cảnh khó xử của mình.

Trùm Chín Xuân đốt nhà Đội trưởng CSHS: “Chạy án” bất thành còn đốt nhà… kịch khung?

“Đàn em” đi nhậu, mâu thuẫn, đập ly bia vào một thanh niên gây thương tích 27%, Chín Xuân huy động đàn em xin lỗi, bồi thường, hăm dọa để nạn nhân rút đơn. Sau đó, đàn em này vẫn bị khởi tố nên trùm XHĐ cay cú... đốt nhà cảnh sát.

Trùm Chín Xuân đốt nhà Đội trưởng CSHS: “Chạy án” bất thành còn đốt nhà… kịch khung?
Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã khởi tố bị can, tạm giam đối với Trần Công Xuân (trùm giang hồ Chín Xuân, SN 1969, Thới Thuận, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ).
Trùm giang hồ Chín Xuân bị khởi tố với vai trò chủ mưu vụ đốt nhà thiếu tá Hồ Đình Huyên, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Thốt Nốt ngày 30/9/2020 gây xôn xao dư luận. Nguyên nhân vì sao?

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.