ĐBQH: Du lịch Việt Nam “đi trước về sau” do chính sách visa

Đại biểu Quốc hội đánh giá, việc thay đổi “đột phá” trong việc cấp visa điện tử, nâng thời hạn lên 60 ngày… sẽ giúp Việt Nam thu hút khách du lịch, nhà đầu tư.

Chiều 2/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm cho ý kiến là nâng thời hạn của thị thực điện tử từ 30 ngày lên 3 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần.
DBQH: Du lich Viet Nam “di truoc ve sau” do chinh sach visa
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội). Ảnh: QH. 
Cho ý kiến về dự thảo Luật, đại biểu Vũ Tiến Lộc (TP Hà Nội) cho hay, là người làm việc trong lĩnh vực đối ngoại cũng như xúc tiến thương mại đầu tư, điều day dứt của ông suốt trong thời gian qua là vấn đề thủ tục visa của Việt Nam.
Có thể nói Việt Nam đang là một quốc gia có tiềm năng lớn về du lịch và là một địa điểm hàng đầu trong thu hút đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta lại như một nước "đi trước về sau" trong du lịch. Chúng ta kiềm chế COVID-19 rất tốt, mở cửa về du lịch rất sớm, sớm hơn rất nhiều nước ASEAN.
“Nhưng chúng ta lại không đạt được thành quả như họ là vì chính sách visa của chúng ta chưa đủ cởi mở”, đại biểu Vũ Tiến Lộc nhận định.
Theo đại biểu Lộc, với những thay đổi trong chính sách visa, đây thực sự là một bước đột phá. Đại biểu hoàn toàn hoan nghênh chủ trương về việc cấp visa điện tử và được sử dụng nhiều lần thay cho một lần, nâng thời hạn từ không quá 30 ngày lên không quá 3 tháng, mở rộng diện, điều kiện cấp visa điện tử cho công dân các nước và vùng lãnh thổ.
Về việc khai báo hộ chiếu trên môi trường điện tử, theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, đối với người nước ngoài và đối với cộng đồng quốc tế, đây là một bước tiến rất lớn.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thanh Phương (TP Cần Thơ) thống nhất với việc tăng thời gian thị thực cho người nước ngoài được cấp mã thị thực điện tử từ 30 ngày sang 3 tháng.
Theo ông, việc thay đổi này là thời gian phù hợp cho khách nước ngoài, nhất là khách du lịch có một chuyến đi đủ dài cho nghỉ dưỡng, tham quan, chữa bệnh hoặc công tác, không chỉ phù hợp cho hoạt động của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam mà còn cho các doanh nghiệp quốc tế.
“Vì vậy, tôi đề xuất nên xem xét cho phép thời gian tạm trú lên 60 ngày vì các nước như Thái Lan và Singapore là 45 và 90 ngày, từ đó quy định của Việt Nam từng bước tương đồng với các nước trong khu vực”, đại biểu Phương nói.
Tuy nhiên, đại biểu Phương cho rằng, nên ghi là "90 ngày" thay vì “3 tháng”, vì ông thấy đối với các nước khi cấp thị thực ngắn hạn họ đều ghi ngày chứ không ghi tháng và thị thực này có giá trị một lần trở thành có giá trị một hay nhiều lần.
Ngoài ra, ông kiến nghị nên xem xét cho loại thị thực đối với các chuyên gia không thuộc diện cấp giấy phép lao động như LD1, họ sang làm việc cho các dự án khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, nhất là ở các trường đại học và viện nghiên cứu được tối đa là 5 năm và có giá trị xuất, nhập cảnh một hay nhiều lần. Điều này rất thuận tiện cho họ đến và cũng như chúng ta sẽ thu hút được nhiều chuyên gia đến với Việt Nam.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) còn băn khoăn về thời gian tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam và việc miễn thị thực của Việt Nam trong dự thảo luật.
Theo đại biểu, vấn đề này vẫn chưa nhiều so với các quốc gia trong khu vực, có một số quy định chưa rõ. Hiện nay, trong số 11 quốc gia Đông Nam Á chỉ còn Việt Nam và Myanmar yêu cầu phải xin thị thực trước khi đến đối với đa phần khách du lịch quốc tế nhập cảnh từ 30 ngày trở xuống; Campuchia, Lào và Đông Timor cũng đã ít nhất áp dụng chính sách cấp thị thực khi nhập cảnh cho du khách quốc tế nhập cảnh từ 30 ngày trở xuống.
Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia đã miễn thị thực trong 30 đến 90 ngày với khách du lịch quốc tế từ hầu hết các thị trường chính của những nước này.
Hiện tại, Việt Nam chỉ áp dụng miễn thị thực cho khách du lịch trong thời gian ngắn bằng 15 đến 50% so với Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia. Số lượng quốc gia có khách du lịch Việt Nam được miễn thị thực cũng chỉ bằng 5 đến 15% so với các nước ASEAN.
Từ thực tiễn trên, đối chiếu với các điều khoản sửa đổi về thị thực trong dự thảo luật, tôi nhận thấy việc sửa đổi về thời gian tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam và việc miễn thị thực của Việt Nam cũng chưa tăng nhiều thời gian như các quốc gia trong khu vực.
"Vì vậy, tôi đề nghị Ban Soạn thảo cân nhắc thêm về nội dung này và cần tăng miễn thị thực, gia hạn, tăng cường thêm các mốc thời hạn tạm trú đối với người nước ngoài trong dự thảo luật”, đại biểu Tâm Hùng nêu quan điểm.

Mời quý độc giả xem video: "Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình cuối phiên họp ngày 31/5.". Nguồn: Truyền hình Quốc hội

Kỳ họp thứ 5: Những dự án Luật nào sẽ được trình Quốc hội thảo luận?

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, 7 dự án luật sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Theo đó, 7 dự án luật sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này.
Bảy dự án luật được thảo luận tại Kỳ họp thứ 5 gồm: Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự và Luật Đất đai (sửa đổi).

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thông qua 8 dự án Luật, xem xét công tác nhân sự

Sáng 19/5, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.

Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo.
Ky hop thu 5, Quoc hoi thong qua 8 du an Luat, xem xet cong tac nhan su
 Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: QH.
Dự kiến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 22 ngày tại Nhà Quốc hội; khai mạc vào ngày 22/5 và bế mạc vào ngày 23/6. Quốc hội sẽ họp tập trung và tiến hành họp theo 2 đợt. Đợt 1 kéo dài 17 ngày, từ 22/5 đến 10/6. Đợt 2 diễn ra trong 5 ngày, từ 19/6 đến 23/6.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, việc bố trí Kỳ họp thành 2 đợt để cơ bản thảo luận xong các nội dung và các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo trong khoảng 1 tuần nghỉ giữa 2 đợt; tạo điều kiện để các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm giải quyết các công việc ở bộ, ngành, địa phương.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết, gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.
Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 9 dự án Luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Ky hop thu 5, Quoc hoi thong qua 8 du an Luat, xem xet cong tac nhan su-Hinh-2
Các phóng viên tham dự buổi Họp báo. Ảnh: Mai Loan. 
Trả lời câu hỏi của phóng viên về công tác nhân sự tại kỳ họp, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh cho biết, Quốc hội xem xét, thảo luận, cho ý kiến, biểu quyết đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với nhân sự do Quốc hội khóa XV bầu. Đồng thời, Quốc hội sẽ xem xét đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiệm kỳ 2021-2026.
Về trường hợp Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường, ông Tuấn Anh cho biết, ngày 15/5 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết cho ông Nguyễn Phú Cường thôi giữ chức ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XV.
Ngày 16/5, ông Nguyễn Phú Cường đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và xin thôi giữ chức vụ do Quốc hội khóa XV bầu. “Như vậy, theo trình tự, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định”, ông Nguyễn Tuấn Anh nói.
Về lý do Trung ương cho thôi và Quốc hội tiến hành các quy trình miễn nhiệm đối với ông Nguyễn Phú Cường, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, lý do chỉ được công bố khi Quốc hội xem xét miễn nhiệm. 
Mời quý độc giả xem thêm video: Tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ cảm xúc đầu tiên bên hành lang Quốc hội
 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.