ĐBQH: Cán bộ “sáng cắp ô đi tối cắp về” thì làm gì cũng sợ sai
Quan điểm về nhóm cán bộ sợ trách nhiệm, không muốn làm vì không có lợi ích gì và nhóm sợ vi phạm pháp luật nên không dám làm đã gây “nóng” nghị trường.
Mai Loan
Ngày 31/5, thảo luận tại hội trường Quốc hội, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) đặt câu hỏi vì sao đến giờ mới xuất hiện hiện tượng cán bộ có tâm lý sợ trách nhiệm?
Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh).
Theo đại biểu, có hai nhóm cán bộ: Một là cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, cán bộ không muốn làm vì không có lợi ích gì. Hai là những cán bộ sợ vi phạm pháp luật nên không dám làm.
“Xác định được nguyên phát của căn bệnh này thì mới có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả”, đại biểu Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh. Tuy nhiên, phát biểu của đại biểu đã khiến nghị trường “nóng” với nhiều tranh luận "nảy lửa".
Tình trạng xin ý kiến mới dám làm trở thành phổ biến
Giơ biển tranh luận với đại biểu Trần Quốc Tuấn, đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) cho hay, ý kiến của đại biểu Tuấn về nhóm những cán bộ sợ vi phạm pháp luật nên không dám làm là đúng, nhưng không chỉ như vậy.
Đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh). Ảnh: QH.
Nếu trong thực thi công vụ để làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình mà có các quy định, các hành lang pháp lý rõ ràng, phù hợp thì chắc chắn rằng phần đông cán bộ, công chức, viên chức còn nỗ lực để năng động, sáng tạo, tìm đến cách làm hiệu quả hơn, không có gì phải sợ.
“Những người thấy làm sai quy định, sai luật dù vì lợi ích chung mà không biết sợ thì có lẽ là điếc không sợ súng hoặc thiếu ý thức tổ chức kỷ luật”, đại biểu nêu quan điểm.
Thực tế hiện nay, theo đại biểu, trong không ít các việc lớn, việc nhỏ nếu quyết định thực hiện để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn thì phải vi phạm không nhiều thì ít các quy định hiện hành hoặc pháp luật của Nhà nước. Cũng vì vậy mà việc bảo vệ người dám nghĩ, dám làm có vẻ khó thực thi.
“Bởi lẽ, bảo vệ họ trong nhiều trường hợp là bảo vệ việc làm sai quy định, trái pháp luật”, đại biểu lý giải và cho biết, vướng mắc nằm trong sự chưa phù hợp, sự mâu thuẫn của các luật hiện hành. Thực tế, tình trạng cấp dưới hỏi xin ý kiến, chờ chỉ đạo của cấp trên, thậm chí được giao nhiệm vụ rõ ràng khi thực hiện thấy vướng lại chuyển ngược lên cấp trên xin ý kiến, rồi mới làm trở thành phổ biến.
Và theo đại biểu, việc ban hành chính Nghị định về khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm dường như cũng đang vướng mắc gần như vậy.
Bộ Chính trị đã có kết luận, Nghị quyết 28 Hội nghị T.Ư 6 khóa XIII cũng yêu cầu thể chế chủ trương của Đảng về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Sau đó, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ cũng có giao nhiệm vụ cho Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định này, báo cáo Chính phủ trong tháng 6/2023.
Tuy nhiên, sau 3 lần chỉnh sửa dự thảo và lấy ý kiến, Bộ Nội vụ thấy "vướng rất nhiều quy định của pháp luật" nên "đang tham mưu, báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tới đây có nghị quyết thí điểm về khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành nghị định.
Từ những phân tích trên, đại biểu cho rằng, khi phát hiện luật hoặc các quy định chưa phù hợp thì tập trung sửa ngay với quy trình chặt chẽ nhưng đơn giản, ngắn gọn. Làm sao để cán bộ, công chức, viên chức không phải dám nghĩ, dám làm và không cần cấp trên phải khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm.
“Cán bộ, công chức, viên chức các cấp chỉ cần tập trung công sức và trí tuệ để năng động, sáng tạo thực hiện công việc của mình hiệu quả nhất cho dân, cho nước trong khuôn khổ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước”, đại biểu Hậu nêu ý kiến.
Nguồn cảm hứng “vượt rào”, sáng tạo vẫn còn
Phát biểu tranh luận với hai đại biểu Trần Quốc Tuấn và đại biểu Trần Hữu Hậu, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng, hiện tượng né tránh trách nhiệm có từ lâu, không phải bây giờ mới có. Vấn đề ở chỗ dường như gần đây có vẻ phức tạp và nặng hơn.
Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum). Ảnh: QH.
Ông đồng tình với đại biểu Tuấn, nhưng cần bổ sung thêm một ý, đó là có một bộ phận do năng lực, trình độ hạn chế, việc nắm bắt các quy định của pháp luật cũng hạn chế, cho nên làm gì cũng sợ sai, không dám làm. Mà không dám làm như vậy thì né tránh hoặc đùn đẩy.
“Hiện tượng này, người dân vẫn hay nói là đối tượng sáng cắp ô đi, tối cắp ô về. Vấn đề ở chỗ, bây giờ chúng ta làm sao rà soát, nắm chắc được tỷ lệ này là bao nhiêu để xử lý bộ phận này là một vấn đề”, đại biểu nêu ý kiến.
Đại biểu cho hay, theo Báo cáo về kết quả đánh giá cán bộ năm 2021 thì có 1,72% cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói rằng, việc đánh giá cán bộ chưa thật sát với thực tiễn, chưa căn cứ vào sản phẩm, kết quả công việc, đầu ra. Ngoài ra, cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, vấn đề ở chỗ chúng ta phải khảo sát bộ phận này là bao nhiêu để xử lý.
Đại biểu Tô Văn Tám cho rằng, về giải pháp, ngoài việc xử lý gắn trách nhiệm, cá thể hóa trách nhiệm trong việc thực thi công vụ thì cũng cần phải cá thể hóa trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc tham mưu hoặc đề xuất sửa đổi, ban hành hoặc bổ sung, sửa đổi, ban hành những văn bản quy phạm pháp luật hoặc ban hành trong thẩm quyền. Bởi vì, việc chậm ban hành văn bản chi tiết vẫn chưa khắc phục.
Vấn đề nữa, ông hết sức quan tâm là yêu cầu của sự phát triển. Ở mỗi giai đoạn đều có tính kế thừa nhưng vẫn có những tính cá biệt, những tính riêng biệt. Ví dụ, nguồn cảm hứng của sáng tạo phá rào, dám làm từ cởi trói của khoán sản phẩm nông nghiệp cuối những năm 70 hay những vượt rào dám nghĩ, dám làm từ cởi trói của những đêm trước đổi mới, nguồn cảm hứng đó hiện nay vẫn còn.
Phát biểu tranh luận liên quan đến câu chuyện đùn đầy, né tránh, sợ trách nhiệm, đại biểu Tạ Văn Hạ (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục)) nêu rõ, vấn đề đặt ra là làm sao bắt cho đúng bệnh.
Dẫn chứng từ câu chuyện giải ngân vốn đầu tư công, đại biểu Tạ Văn Hạ chỉ rõ Quốc hội đã rất tích cực đồng hành với Chính phủ tháo gỡ khó khăn về thể chế, bảo đảm đồng bộ hệ thống pháp luật, nhiều nghị quyết được ban hành nhằm tháo gỡ vướng mắc. Qua trao đổi với cơ sở cho thấy, nhiều cán bộ trực tiếp làm việc gặp khó trong tham mưu vừa phải đúng quy định của pháp luật vừa đúng chỉ đạo. Điều này cũng gây khó trong xử lý trách nhiệm, cán bộ không chịu tham mưu cũng không xử lý được. Ở đây, có trách nhiệm của người đứng đầu và cần phải quyết tâm, quyết liệt xử lý những người không làm được việc.
Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội về việc dùng điểm Văn xét tuyển ngành Y. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.
Kỳ họp thứ 5: Những dự án Luật nào sẽ được trình Quốc hội thảo luận?
Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, 7 dự án luật sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Theo đó, 7 dự án luật sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này.
Bảy dự án luật được thảo luận tại Kỳ họp thứ 5 gồm: Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự và Luật Đất đai (sửa đổi).
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thông qua 8 dự án Luật, xem xét công tác nhân sự
Sáng 19/5, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.
Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo.
Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: QH.
Dự kiến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 22 ngày tại Nhà Quốc hội; khai mạc vào ngày 22/5 và bế mạc vào ngày 23/6. Quốc hội sẽ họp tập trung và tiến hành họp theo 2 đợt. Đợt 1 kéo dài 17 ngày, từ 22/5 đến 10/6. Đợt 2 diễn ra trong 5 ngày, từ 19/6 đến 23/6.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, việc bố trí Kỳ họp thành 2 đợt để cơ bản thảo luận xong các nội dung và các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo trong khoảng 1 tuần nghỉ giữa 2 đợt; tạo điều kiện để các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm giải quyết các công việc ở bộ, ngành, địa phương.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết, gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.
Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 9 dự án Luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Các phóng viên tham dự buổi Họp báo. Ảnh: Mai Loan.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về công tác nhân sự tại kỳ họp, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh cho biết, Quốc hội xem xét, thảo luận, cho ý kiến, biểu quyết đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với nhân sự do Quốc hội khóa XV bầu. Đồng thời, Quốc hội sẽ xem xét đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiệm kỳ 2021-2026.
Về trường hợp Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường, ông Tuấn Anh cho biết, ngày 15/5 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết cho ông Nguyễn Phú Cường thôi giữ chức ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XV.
Ngày 16/5, ông Nguyễn Phú Cường đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và xin thôi giữ chức vụ do Quốc hội khóa XV bầu. “Như vậy, theo trình tự, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định”, ông Nguyễn Tuấn Anh nói.
Về lý do Trung ương cho thôi và Quốc hội tiến hành các quy trình miễn nhiệm đối với ông Nguyễn Phú Cường, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, lý do chỉ được công bố khi Quốc hội xem xét miễn nhiệm.
Mời quý độc giả xem thêm video: Tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ cảm xúc đầu tiên bên hành lang Quốc hội
Nghe con gái nói có kẻ đang lấy trộm xe máy nhà mình, bác sĩ T. vừa hô hoán vừa chạy đến ngăn cản nên bị tên trộm đâm một nhát thấu ngực dẫn đến tử vong.
Tòa lâu đài cổ tích khiến nhiều người sửng sốt bởi thiết kế vô cùng nguy nga, tráng lệ. Từng chi tiết đều được thiết kế tỉ mỉ, sắc sảo và mang âm hưởng của kiến trúc thần thoại Hy Lạp.
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.
Cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng cao, nhiều siêu thị ở Nghệ An luôn nhộn nhịp, đông khách. Trong khi đó, chợ truyền thống ảm đạm, lác đác người đi mua hàng.
Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất Thương mại Dịch vụ Tuyết Nguyên (Công ty Tuyết Nguyên) vừa được Ban Quản lý dự án và phát triển quỹ đất quận Ninh Kiều công bố trúng 2 gói thầu mua sắm thiết bị.
Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.